Kỳ Kỳ (1997) xuất thân trong gia đình trí thức, mẹ có bằng thạc sĩ là dịch giả, bố là tiến sĩ Vật lý làm việc tại Microsoft. Bố mẹ có trình độ học vấn cao nên Kỳ Kỳ được thừa hưởng nền giáo dục tốt từ gia đình. Lớn lên trong môi trường này, Kỳ Kỳ hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ. 

Ở tuổi lên 3, Kỳ Kỳ bộc lộ khả năng phi thường, mỗi ngày đọc từ 2-3 quyển sách dày. Sách Kỳ Kỳ đọc chủ yếu là nội dung chiến tranh, vũ khí, quân sự và lịch sử. Sau quá trình tích lũy kiến thức, 4 tuổi Kỳ Kỳ bắt đầu thử viết sách. 5 tuổi, Kỳ Kỳ chuyển sang đọc tác phẩm của triết gia người Pháp Voltaire. 7 tuổi, Kỳ Kỳ đọc được 1.600 cuốn sách từ thiên văn học, địa lý, lịch sử đến sử ký. 

img 3048.jpg
Trâu Kỳ Kỳ 4 tuổi biết viết, 8 tuổi xuất bản sách.

Giáo viên của Kỳ Kỳ cho biết, tốc độ đọc của em tương đương với người trưởng thành, khoảng 900-1.000 từ/phút. Với những kiến ​​thức tích lũy phong phú, nữ sinh xuất bản thành công hơn 400 bài báo ở tuổi lên 7. Ngoài ra, Kỳ Kỳ cũng sử dụng thành thạo máy tính xách tay với tốc độ đánh máy lên đến 80-112 từ/phút.

Nhờ sự trợ giúp của bố mẹ, 8 tuổi, thần đồng Văn học xuất bản tập truyện Những ngón tay bay (Flying fingers) được lấy bối cảnh thời Trung cổ. Nội dung cuốn sách trải dài từ thời kỳ Ai Cập cổ đại đến thời Phục hưng. Đồng thời, thể hiện được quan điểm của tác giả về chính trị, tôn giáo và giáo dục. 

Sau khi xuất bản Những ngón tay bay, Kỳ Kỳ nhận được sự quan tâm của nhiều người. Các bài viết của nữ sinh được đánh giá trưởng thành, thậm chí họ không tin tác giả là đứa trẻ 8 tuổi. Do đó, Kỳ Kỳ được mệnh danh là đứa trẻ thông minh nhất thế giới, thần đồng Văn học.

Chia sẻ thành công của bản thân, trong chương trình Good Morning America, Kỳ Kỳ tiết lộ, điều viết ra được lấy cảm hứng từ những cuốn sách đã đọc. Hơn nữa, việc yêu thích tìm hiểu kiến ​​thức mới đã giúp Kỳ Kỳ có nhiều trải nghiệm đặc biệt trong quá trình viết sách. 

12 tuổi, thần đồng Văn học tham gia cuộc diễn thuyết trên diễn đàn TED về chủ đề ‘Điều người lớn có thể học từ trẻ’. Bài diễn thuyết của Kỳ Kỳ gây được ấn tượng với nhiều người. Kỳ Kỳ cho rằng, muốn con giỏi bố mẹ hãy cùng con học. 

“Thế giới cần những suy nghĩ ‘trẻ con’ như ý tưởng táo bạo, óc sáng tạo phong phú và đặc biệt là sự lạc quan. Những mơ ước của trẻ xứng đáng được bố mẹ công nhận và trân trọng. Bố mẹ nên lắng nghe con nhiều hơn và học từ trẻ những điều thú vị”, điều Kỳ Kỳ gửi đến phụ huynh trên thế giới.

Trâu Kỳ Kỳ diễn thuyết chủ đề ‘Điều người lớn có thể học từ trẻ’:

video-embed-169">

3 năm sau, Kỳ Kỳ được mời đến Đại học Harvard chia sẻ quan điểm bản thân về việc giáo dục trẻ em. Bằng chính thế giới quan và những trải nghiệm của mình, Kỳ Kỳ khiến người lớn phải suy ngẫm về vấn đề này. Là người truyền cảm hứng, Kỳ Kỳ còn trở thành Đại sứ giáo dục và hòa bình. Vai trò này giúp nhà văn trẻ đến nhiều nơi trên thế giới để diễn thuyết. 

img 3050.jpg
Trâu Kỳ Kỳ có cuộc sống kín tiếng ở tuổi 27.

Năm 2015, ở tuổi 18, Kỳ Kỳ đỗ vào Đại học California (Berkeley, Mỹ) và tốt nghiệp năm 2019. Từ đó đến nay, Kỳ Kỳ vẫn theo đuổi con đường viết lách và làm diễn giả. Tuy nhiên, hiện tại nhà văn trẻ có cuộc sống kín tiếng, không xuất hiện trước truyền thông để trả lời phỏng vấn như trước. 

Kỳ Kỳ cho biết, không thích nhiều người chú ý, bởi điều này làm mất tập trung. “Tôi chỉ muốn cống hiến hết mình để tạo ra các tác phẩm dành cho những độc giả yêu thích. Tôi sẽ tận hưởng khoảng thời gian này”, Kỳ Kỳ chia sẻ. 

Thần đồng 13 tuổi đỗ trường Y, 21 tuổi nhận bằng bác sĩ giờ ra sao?Mỹ – Sho Yano là thần đồng có chỉ số IQ 200 đỗ trường Y ở tuổi 13 và 8 năm sau nhận được bằng bác sĩ đa khoa (Medical doctor). Hiện, anh là bác sĩ nổi tiếng tại Mỹ.