Trang chủNewsThế giớiThảm kịch từ đường ray

Thảm kịch từ đường ray



Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ hồi đầu tháng Sáu khiến hàng trăm người thiệt mạng và đây không phải là vụ việc thương tâm đầu tiên trong lịch sử ngành đường sắt.

Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ ngày 2/6 khiến ít nhất 288 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương. (Nguồn: Al Jazeera)
Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ ngày 2/6 khiến ít nhất 288 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương. (Nguồn: Al Jazeera)

Lịch sử phát triển lâu đời

Trên thế giới, lịch sử phát triển đường sắt khởi đầu với tuyến đường ray Diolkos hai rãnh rộng 1,5m, dài 6,4km do người Hy Lạp xây dựng vào thế kỷ thứ VI TCN. Những xe goòng kéo bằng ngựa trên các lằn đá đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp, Malta và các vùng thuộc Đế quốc La Mã ít nhất là 2.000 năm trước.

Vào khoảng năm 1550, đường sắt xuất hiện trở lại ở châu Âu với các ray làm bằng gỗ. Năm 1768, đường ray bắt đầu được phủ lớp sắt lên trên để tăng độ bền. Đến cuối thế kỷ XVIII, đường ray sắt xuất hiện và năm 1802, William Jessop – kỹ sư xây dựng người Anh khai trương tuyến vận chuyển đường sắt công cộng Surrey ở Nam London. Mặc dù vẫn sử dụng ngựa kéo, nhưng đây được coi là tuyến đường sắt công cộng đầu tiên trên thế giới.

Đến năm 1804, Richard Trevithick chế tạo và chạy thử đầu tàu hỏa đầu tiên ở Merthyr Tydfil, xứ Wales. Năm 1811, nhà sáng chế người Anh John Blenkinsop thiết kế thành công đầu tàu hơi nước đầu tiên. Từ năm 1830, đường sắt nhanh chóng được xây dựng khắp nước Anh và toàn thế giới, trở thành phương tiện vận chuyển trên bộ thống trị gần một thế kỷ cho đến khi máy bay và ô tô ra đời.

Những thập niên sau Thế chiến II, đầu máy dùng động cơ diesel và động cơ điện dần thay thế đầu máy hơi nước. Từ thập kỷ 1960, đường sắt cao tốc bắt đầu xuất hiện ở nhiều nước mà tiên phong là Nhật Bản và Pháp, với vận tốc rất cao và an toàn hơn nhiều so với các loại tàu hỏa truyền thống.

Phương tiện phổ biến kèm theo… rủi ro

Đường sắt hiện vẫn là phương tiện vận chuyển hàng hóa, đi lại phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Pakistan, các nước châu Phi hoặc các nước có diện tích rộng lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada…

Đi lại bằng tàu hoả vẫn là phương tiện được hành khách lựa chọn bởi nhiều lý do, từ giá vé, tính linh hoạt đến sự thoải mái, thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, do là phương tiện giao thông chủ lực, được sử dụng với tần suất cao khi cơ sở hạ tầng chưa theo kịp, các vụ tai nạn vẫn xảy ra, bất chấp nỗ lực bảo đảm an toàn đường sắt của chính phủ nhiều nước.

Với 13 triệu người di chuyển bằng tàu hỏa mỗi ngày, Ấn Độ có mạng lưới đường sắt dài thứ tư trên thế giới, hơn 68,000 km. Mỗi năm, đường sắt ở quốc gia đông dân nhất thế giới phục vụ khoảng 8 tỷ lượt hành khách và vận chuyển 1,5 – 2 tỷ tấn hàng hóa.

Thế nhưng, mặc dù chính phủ dành các khoản đầu tư lớn nhằm cải thiện an toàn đường sắt, hàng năm vẫn có hàng trăm vụ tai nạn xảy ra với nhiều nguyên nhân như cháy nổ, mất phanh, điều kiện tự nhiên…

Mới nhất là vụ tàu chở khách đâm vào tàu chở hàng đang đỗ tại ga và một tàu chở khách khác vào hôm 2/6 ở quận Balasore thuộc bang Odisha ở miền Đông. Vụ tai nạn đã làm nhiều toa tàu bị lật, va chạm mạnh khiến ít nhất 288 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương, trong đó rất nhiều người trong tình trạng nguy kịch.

Theo Cơ quan quản lý đường sắt Ấn Độ, các vụ tai nạn đường sắt trong 10 năm qua ở nước này khiến ít nhất 260.000 người thiệt mạng.

Những chuyến tàu đẫm máu

Không chỉ ở Ấn Độ, các vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng nhất trong lịch sử xảy ra ở nhiều nước trên thế giới.

“Queen of the sea” ở Sri Lanka là thảm kịch chết chóc nhất trong lịch sử đường sắt thế giới cho đến nay. Đoàn tàu “Nữ hoàng biển cả” của Sri Lanka bị trận sóng thần ở Ấn Độ Dương nhấn chìm vào ngày 26/12/2004. Vào thời điểm xảy ra thảm họa, đoàn tàu đang trên đường từ Colombo đến thành phố Galle ở miền Nam Sri Lanka. Theo hồ sơ nhà ga, chuyến tàu có 1.500 vé đã được bán cho chuyến đi Galle, nhưng ước tính có thêm khoảng 200 người lên tàu ở nhiều điểm dừng khác nhau mà không có vé. Do đó, số người thiệt mạng trong thảm kịch này được ước tính ít nhất là khoảng 1.700 người.

Tàu trật đường ray ở bang Bihar, Ấn Độ là vụ đoàn tàu của Ấn Độ bị một trận lốc xoáy làm trật đường ray rồi lao xuống sông Bagmati ở bang Bihar khi đang đi từ Mansi đến Saharsa ngày 6/6/1981 khiến trên 800 người thiệt mạng. Khi đoàn tàu lao xuống sông, nó đang chở khoảng 1.000 hành khách chật cứng trên chín toa tàu. Nhà chức trách Ấn Độ sau đó cho biết, con tàu dường như đã bị hỏng phanh trước khi trật khỏi đường ray và lao xuống sông. Cho đến nay, đây vẫn được coi là vụ tai nạn chết người lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ.

Vụ cháy ở ga Saint-Michel-de-Maurienne, Pháp là khi đoàn tàu chở khoảng 1.000 quân Pháp từ mặt trận Italy trở về trên hai chuyến tàu đang trong quá trình ghép vào nhau thành một. Do thiếu đầu máy, tàu bị trật đường ray, va vào nhau và bốc cháy khi gần đến ga Saint-Michel-de-Maurienne. Vụ tai nạn thảm khốc khiến hơn 700 người thiệt mạng vào ngày 12/12/1917 cho đến nay vẫn là thảm họa đường sắt lớn nhất trong lịch sử nước Pháp.

Thảm kịch tàu hỏa ở nhà ga Ciurea, Romania vào ngày 13/1/1917 khiến 600 người thiệt mạng. Vụ việc xảy ra khi một đoàn tàu có 26 toa chở khoảng 1.000 binh lính và thường dân Romania cố gắng chạy trốn khỏi cuộc tấn công của quân phát xít Đức. Đoàn tàu chạy quá tốc độ, bị trật bánh và bốc cháy sau khi được chuyển sang đường bên phải để tránh va chạm với một đoàn tàu khác đang sử dụng đường ray thẳng.

Vụ tai nạn tàu hỏa Guadalajara ở Mexico khiến hơn 600 người thiệt mạng xảy ra vào ngày 22/1/1915 do tàu hỏng phanh khi đang chạy trên dốc với tốc độ cao. Sau đó, đoàn tàu đã trật bánh, lao ra khỏi đường ray rồi rơi xuống một hẻm núi gần Guadalajara. Nhiều nạn nhân thiệt mạng do văng khỏi đoàn tàu khi nghiêng với tốc độ cao.

Vào thời điểm xảy ra tai nạn, đoàn tàu quá tải di chuyển từ Colima đến Guadalajara trên bờ biển Thái Bình Dương. Chuyến tàu với 20 toa được phân bổ đặc biệt cho các gia đình của quân đội Venustiano Carranza giữa cách mạng Mexico. Chỉ có 300 trong số 900 hành khách trên tàu sống sót sau vụ tai nạn lớn nhất tại Mexico cho đến nay.

Thảm họa tàu hỏa Ufa xảy ra vào ngày 4/6/1989 gần thành phố Ufa của Liên Xô, khiến 575 người thiệt mạng và 800 người bị thương. Đây được coi là thảm họa đẫm máu nhất trong lịch sử đường sắt nước này.

Thảm họa liên quan đến vụ tràn khí hóa lỏng từ một đường ống bị vỡ gần tuyến đường sắt, nơi hai đoàn tàu chở khách đang chạy qua nhau giữa Ufa và Asha. Khí hóa lỏng tràn ra từ đường ống bị vỡ đã tạo ra một vụ nổ cực lớn, tương đương 10 kiloton thuốc nổ TNT, thiêu rụi hoàn toàn bảy toa tàu, làm hỏng 37 toa tàu và hai đầu máy.

Thảm họa tàu hỏa Balvano là vụ tai nạn đường sắt tồi tệ nhất ở Italy cho đến nay, được coi là một trong những tai nạn đường sắt bất thường nhất của thế kỷ. Vụ việc xảy ra gần Balvano ở miền Nam nước Italy vào rạng sáng ngày 3/3/1944 khiến 520 người thiệt mạng. Nguyên nhân thảm kịch được cho là khí carbon monoxide từ động cơ hơi nước của đầu máy khi chết máy tỏa ra lúc đoàn tàu dừng bên trong đường hầm Armi.

Than chất lượng thấp đã tạo ra khí carbon monoxide độc hại gây tử vong. Các hành khách và những người làm việc trên tàu không nhận ra sự nguy hiểm khi khói có chứa khí carbon monoxide độc hại lan ra từ từ. Một số hành khách ngồi ở những toa cuối sống sót là do thoát được ra ngoài trước khi khí độc lan đến.

Tai nạn ở Torre del Bierzo, Tây Ban Nha xảy ra vào ngày 3/1/1944. Thảm họa diễn ra trong đường hầm Torro gần Torre del Bierzo, tỉnh León. Nguyên nhân vụ tai nạn là sự va chạm của ba đoàn tàu, một tàu chở thư, một tàu máy và một tàu khách bên trong đường hầm khiến một số toa bốc cháy. Thảm kịch khiến gần 500 người thiệt mạng.

Tàu trật đường ray ở Awash, Ethiopia khiến khoảng 400 người thiệt mạng và 500 người bị thương. Cho đến nay, đây vẫn là thảm họa đường sắt tồi tệ nhất trong lịch sử đường sắt châu Phi. Vụ việc xảy ra vào ngày 14/1/1985 gần thị trấn Awash ở Ethiopia do một đoàn tàu tốc hành trật bánh, đâm vào khúc cua khi băng qua cây cầu giữa ga xe lửa Arba và Awash trên tuyến đường sắt Addis Ababa-Djibouti. Bảy toa tàu lao xuống một khe núi trên sông Awash. Khi tai nạn xảy ra, đoàn tàu chở khoảng 1.000 người và được cho là chạy với tốc độ cao hơn quy định.

Thảm họa tàu hỏa Al Ayyat, Ai Cập khiến gần 400 người thiệt mạng. Ngày 20/2/2002, một đoàn tàu 11 toa chở đầy hành khách, chủ yếu là người Ai Cập trở về nhà để dự lễ Eid al-Adha, lễ hội lớn nhất trong năm của người Hồi giáo ở nước này. Khi đang trên đường từ Cairo đến Luxor, đoàn tàu đã bốc cháy. Nguyên nhân là lửa phát ra từ một toa có hành khách đốt bếp ga. Ngọn lửa lan nhanh sang các toa khác nhưng người lái tàu vẫn tiếp tục chạy mà không hề hay biết về đám cháy ở các toa tàu phía sau.

Chuyến tàu rực lửa cuối cùng cũng dừng lại ở ga Al-Ayyat, cách thủ đô Cairo khoảng 75 km nhưng bảy toa phía sau của đoàn tàu cháy rụi cùng 383 người thiệt mạng do chết cháy và hoảng loạn nên nhảy ra khỏi tàu và nhiều người khác bị thương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên cả nước. Trong đó, nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc đang thu mua ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.

USD có tiềm năng “phi” tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11 duy trì ở mức cao khi kết quả của cuộc bầu cử bắt đầu được công bố cùng với chiến thắng của ông Donald Trump.

Giá cà phê trong nước tăng cao ở đầu vụ, “đối mặt” xuất khẩu toàn cầu tăng mạnh, xu hướng giá sẽ thế nào?

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10,76 triệu bao, lượng xuất khẩu tính theo vụ cũng tăng khoảng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 137,27 triệu bao, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Thị trường đi lên, nông dân tham gia sâu hơn vào công đoạn quyết định giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay 11/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Cùng chuyên mục

Tàu quét mìn Nhật Bản cháy và lật, một thủy thủ mất tích

Một thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mất tích và một người khác bị thương trong vụ cháy tàu quét mìn ở vùng biển tây nam nước này. ...

ông Trump đã gọi cho ông Putin, đề nghị không leo thang xung đột Ukraine

Báo Mỹ đưa tin Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và kêu gọi Moscow không leo thang chiến sự tại Ukraine. ...

Rộ tin bà Harris gánh nợ 20 triệu USD, ông Trump ‘kêu gọi trả tiền giúp’

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có bài viết châm biếm, kêu gọi người ủng hộ tìm cách hỗ trợ tiền cho chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris. ...

Mới nhất

Tuần lễ số quốc tế Việt Nam sẽ diễn ra tại Quảng Ninh

UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 từ ngày 19 - 22/11 tại thành phố Hạ...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ...

Nữ sinh Củ Chi vừa học bài vừa dỗ mẹ bệnh tâm thần đã đậu Đại học Bách khoa TP.HCM

Nhiều năm tháng thời gian học bài luôn phải ngắt quãng vì tiếng la của mẹ, phải bỏ dở bài vở để chạy vào “dỗ” người mẹ mắc bệnh tâm thần, Hồng Nhung không nguôi khát khao được vào đại học, năm 2024 cô thành tân sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Gia đình chính là động lực để...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Chile

Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác với các chính đảng cầm quyền, tham chính và chính đảng có quan hệ truyền thống, trong đó có Đảng Cộng sản Chile. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, chiều 10/11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago...

Quang Linh trổ tài rap và vũ đạo do “nổi máu đố kỵ” với Thanh Lam, Thu Minh

Trong Our song Vietnam tập 11, Thanh Lam, Thu Minh gây xúc động trong tiết mục song ca, Quang Linh trổ tài rap melodic và vũ đạo trẻ trung. Tập này, Mai Tiến Dũng, Lâm Bảo Ngọc phải nói lời chia tay chương trình. ...

Mới nhất