ดัชนี CPI เดือนมกราคม “เต้นระบำ” ท่ามกลางแรงกดดันจากบริการด้านสุขภาพและเทศกาลตรุษจีน

Việt NamViệt Nam06/02/2025

Sự điều chỉnh giá theo Thông tư 21/2024/TT-BYT kết hợp với nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao do thời tiết chuyển mùa đã đẩy chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế lên tới 9,47% so với tháng trước đó.

Trong tháng Một, nhóm thuốc và dịch vụ y tế nổi lên với mức tăng tới 9,47% so với tháng trước và kéo CPI chung tăng tới 0,51 điểm phần trăm.. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Ngày 6/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Một vừa được Tổng cục Thống kê công bố đã cho thấy những biến động đáng chú ý với mức tăng 0,98% so với tháng trước.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, chỉ ra sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 21/2024/TT-BYT, cùng với đà tăng của giá dịch vụ giao thông và thực phẩm do nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, 2025 là những yếu tố then chốt đẩy CPI tháng Một tăng cao.

Y tế và giao thông “rủ nhau” tăng giá

So với cùng kỳ năm 2024, CPI tháng Một tăng 3,63%, trong khi lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng 3,07%. Những con số này phản ánh bức tranh kinh tế đầu năm đồng thời đặt ra những vấn đề cần quan tâm trong việc điều hành chính sách giá cả, ổn định đời sống người dân.

Trong tháng Một, nhóm thuốc và dịch vụ y tế nổi lên với mức tăng tới 9,47% so với tháng trước và kéo CPI chung tăng tới 0,51 điểm phần trăm. Nguyên nhân chính là do một số địa phương bắt đầu triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư 21/2024/TT-BYT. Bên cạnh đó, thời tiết chuyển sang mùa Đông, nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa ban ngày và ban đêm nên bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng. Cụ thể, giá nhóm thuốc vitamin và khoáng chất tăng 0,34%; thuốc đường tiêu hóa tăng 0,16%; thuốc tác dụng trên đường hô hấp tăng 0,12%.

Bà Oanh phân tích: "Việc áp dụng giá dịch vụ y tế mới, kết hợp với thời tiết chuyển mùa khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng đã đẩy nhu cầu tiêu dùng thuốc tăng cao. Điều này lý giải vì sao riêng nhóm dịch vụ y tế-chỉ số giá đã tăng tới 12,57%."

Nhóm giao thông cũng góp phần vào đà tăng của CPI với mức tăng 0,95%, tác động 0,09 điểm phần trăm vào CPI chung. (Ảnh: Hùng Đỗ/Vietnam+)

Không chỉ y tế, nhóm giao thông cũng góp phần vào đà tăng của CPI với mức tăng 0,95%, tác động 0,09 điểm phần trăm vào CPI chung. Cụ thể, nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp cuối năm đã đẩy giá vé máy bay tăng vọt (11,08%) đồng thời kéo theo sự tăng giá của các loại hình vận tải hành khách khác như đường bộ, đường thủy và đường sắt. Thêm vào đó, các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước cũng khiến chỉ số giá xăng tăng 2,02% và dầu diesel tăng 4,99%.

"Cơn lốc' mua sắm Tết đẩy giá cả leo thang

Tết Nguyên đán với những phong tục truyền thống và nhu cầu mua sắm tăng cao, luôn là thời điểm thị trường trở nên sôi động. Điều này thể hiện rõ nét trong sự tăng giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 0,74%, tác động 0,25 điểm phần trăm vào CPI chung.

Trên thị trường, giá lương thực tăng 0,3%, trong đó giá gạo nếp tăng mạnh nhất (1,79%). Thực phẩm tăng 0,97% với giá thịt lợn tăng 2,45% và quả tươi-chế biến cũng tăng 1,53%. Thêm vào đó, giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 0,33% bởi giá nguyên liệu chế biến và chi phí nhân công đều lên cao.

Nhóm đồ uống và thuốc lá cũng không nằm ngoài xu hướng leo thang, với mức tăng 0,69% do nhu cầu tiêu dùng và biếu tặng tăng cao trong dịp Tết.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết không phải tất cả các nhóm hàng đều tăng giá. Nhóm giáo dục giảm nhẹ 0,04% nhờ chính sách hỗ trợ học phí của Thành phố Hồ Chí Minh và nhóm bưu chính, viễn thông điều chỉnh xuống 0,12% do giá các thiết bị di động giảm.

Thực phẩm tăng 0,97% với giá thịt lợn tăng 2,45% và quả tươi-chế biến cũng tăng 1,53%. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)

Theo đó, bà Oanh cho biết lạm phát cơ bản tháng Một đã tăng 3,07% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,63%). Điều này là do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt và dịch vụ y tế, những yếu tố tác động làm tăng CPI lại thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Thị trường vàng và ngoại tệ cũng ghi nhận những biến động đáng chú ý trong tháng Một. Cụ thể, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, tăng 1,03% so với tháng trước và 29,13% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Oanh giải thích giá vàng thế giới tăng do các nhà đầu tư lo ngại lạm phát toàn cầu gia tăng, trong khi nhu cầu mua sắm vàng trước Tết Nguyên đán của người dân cũng góp phần đẩy giá vàng trong nước lên cao.

Bên cạnh đó, chỉ số giá VND/USD cũng tăng 0,21% so với tháng trước và 3,98% so với cùng kỳ năm trước, do lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng./.


Nguồn

การแสดงความคิดเห็น (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

รูป

เวียดนามที่มีเสน่ห์
เทศกาลตรุษจีนในฝัน : รอยยิ้มใน ‘หมู่บ้านเศษขยะ’
นครโฮจิมินห์จากมุมสูง
ภาพสวยๆ ของทุ่งดอกเบญจมาศในช่วงฤดูเก็บเกี่ยว

No videos available