Trang chủNewsThế giớiTên lửa ATACMS tấn công Crimea, Nga quy trách nhiệm cho Mỹ

Tên lửa ATACMS tấn công Crimea, Nga quy trách nhiệm cho Mỹ


Các quan chức Nga thông báo Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS chứa đầu đạn chùm nhằm vào thành phố Sevastopol ở bán đảo Crimea trong ngày 23.6.

Tổng cộng 5 quả tên lửa được phóng đến, trong đó 4 quả bị hệ thống phòng không ngăn chặn trong khi quả còn lại phát nổ trên không, làm rơi mảnh vỡ xuống gây thương vong cho dân thường, theo hãng tin Sputnik.

Mỹ đã mở rộng chính sách cho phép Ukraine phản công vào Nga?

Trợ lý Bộ Y tế Nga Alexei Kuznetsov cho hay có 124 người, gồm 27 trẻ em, bị thương ở nhiều mức độ trong vụ tấn công. Có 5 trẻ em đang trong tình trạng nguy kịch.

Lãnh đạo thành phố Mikhail Razvozhayev cho biết 5 người thiệt mạng, gồm 3 trẻ em, trong vụ tấn công.

Thị trưởng Yury Grishan của thành phố Magadan (miền Viễn Đông của Nga) cho biết một nạn nhân là con gái 9 tuổi của cấp phó của ông. Cô bé khi đó đang tắm biển cùng gia đình.

Chiến sự Ukraine ngày 851: Tên lửa ATACMS tấn công Crimea, Nga quy trách nhiệm cho Mỹ- Ảnh 1.

Tên lửa ATACMS được phóng thử

Ủy ban Điều tra Nga đã mở vụ án hình sự với cáo buộc khủng bố sau vụ việc. Tổng thống Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn đến người dân Sevastopol. Thành phố và bán đảo Crimea sẽ để tang các nạn nhân trong ngày 24.6.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng mọi nhiệm vụ chuyến bay trong tên lửa ATACMS được các chuyên gia Mỹ nhập vào, dựa trên dữ liệu trinh sát từ vệ tinh. “Do đó, trách nhiệm chính cho cuộc tấn công cố ý nhằm vào dân thường của Sevastopol lần này nằm ở Washington”, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.

Bà Maria Zakharova, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, cáo buộc Ukraine đã lên kế hoạch kỹ lưỡng về việc sử dụng vũ khí nhằm vào địa điểm tập trung đông người để tối đa hóa sức hủy diệt.

“Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo cộng đồng quốc tế được thông báo về tội ác mới nhất của Kyiv”, bà Zakharova nói.

Mỹ xác nhận Ukraine dùng tên lửa Patriot bắn rơi máy bay cảnh báo từ xa A-50 của Nga

Tên lửa ATACMS có tầm bắn đến 300 km được Mỹ cung cấp cho Ukraine sau thời gian dài cân nhắc. Washington gần đây cho phép Kyiv sử dụng vũ khí do họ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga, nhằm vào những mục tiêu đang tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ được cho là vẫn chưa cho phép Ukraine sử dụng ATACMS để tấn công lãnh thổ Nga.

Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014 nhưng không được Ukraine công nhận. Năm 2022, Nga sáp nhập tiếp 4 vùng khác tại Ukraine dù không hoàn toàn kiểm soát hết 4 vùng này.

Cũng trong ngày 23.6, tỉnh trưởng Vyacheslav Gladkov tại vùng Belgorod (Nga) cho biết một vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) đã xảy ra tại làng Graivoron của tỉnh và tại trung tâm thành phố thủ phủ Belgorod khiến một người thiệt mạng và 3 người bị thương.

Các quan chức Nga cũng cho hay Ukraine đã phóng hàng chục UAV nhằm vào vùng Bryansk và các vùng khác trong ngày. Ít nhất 30 UAV bị phá hủy tại Bryansk, vùng giáp với Ukraine. Không có thông báo về thiệt hại sau các cuộc tấn công này.

Chiến sự Ukraine ngày 851: Tên lửa ATACMS tấn công Crimea, Nga quy trách nhiệm cho Mỹ- Ảnh 2.

Một tàu chiến Nga phóng tên lửa về phía Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt

Nga tấn công cơ sở huấn luyện Ukraine

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội đã tấn công một địa điểm huấn luyện phi công và quân nhân kỹ thuật của không quân Ukraine bằng vũ khí chính xác tầm xa phóng từ trên biển. Nga không nói rõ địa điểm của vụ tấn công.

Tại thành phố miền đông Kharkiv (Ukraine), một người thiệt mạng và 10 người bị thương sau cuộc tấn công của Nga, theo Reuters.

Mỹ ưu tiên tên lửa Patriot cho Ukraine, ngừng giao hàng các nơi khác

Còi báo động không kích được cho là đã vang lên tại 15 vùng tại Ukraine, gồm thủ đô Kyiv. Tư lệnh không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cho hay lực lượng phòng không đã ngăn chặn 2/3 tên lửa do Nga phóng đến Kyiv. Mảnh vỡ rơi xuống khiến 2 người bị thương. Hàng loạt nhà cửa và cơ sở khác bị hư hại.

Nga thường tấn công các địa điểm quân sự, cơ sở năng lượng, quốc phòng, hệ thống liên lạc của Ukraine nhưng nhấn mạnh không nhắm vào nhà dân hay các cơ sở xã hội.

Chiến sự Ukraine ngày 851: Tên lửa ATACMS tấn công Crimea, Nga quy trách nhiệm cho Mỹ- Ảnh 3.

Sau vụ tấn công tại Kharkiv ngày 23.6

Nga gợi ý sửa học thuyết hạt nhân

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc hội Nga Andrey Kartapolov ngày 23.6 cho biết Nga có thể sửa đổi học thuyết hạt nhân nếu các mối đe dọa đối với quốc gia tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, bất kỳ thay đổi nào liên quan việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng phụ thuộc vào tình hình chính trị và quân sự quốc tế, đài RT dẫn lời ông Katapolov nói trên truyền thông Nga.

“Học thuyết phản ánh phản ứng của chúng tôi đối với điều đang diễn ra quanh đất nước. Nếu chúng tôi thấy những thách thức và mối đe dọa đang tăng lên, chúng tôi có thể điều chỉnh một số thứ trong đó liên quan thời gian sử dụng vũ khí hạt nhân, liên quan việc ra quyết định sử dụng”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc hội Nga nói, lưu ý rằng còn quá sớm để nói về những thay đổi cụ thể tiềm năng.

Theo học thuyết hiện tại của Nga, vũ khí hạt nhân chỉ có thể được sử dụng nếu Nga bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc nếu sự tồn vong của đất nước bị đe dọa bằng vũ khí quy ước.

Đa số nước tham dự đồng ý tuyên bố chung của hội nghị hòa bình Ukraine

Phương Tây chuyển vũ khí Serbia cho Ukraine

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times cho biết Belgrade đã bán số đạn trị giá hàng trăm triệu USD cho các nước phương Tây, và số đạn này có thể đã giúp Ukraine.

Theo Financial Times, số đạn do Serbia xuất khẩu đã được chuyển đến Ukraine qua các nước thứ ba, ước tính trị giá 800 triệu euro. Tổng thống Vucic thừa nhận con số này gần chính xác. “Đây là một phần của sự phục hồi kinh tế và là điều quan trọng cho chúng tôi. Đúng là chúng tôi đã xuất khẩu đạn. Chúng tôi không thể xuất khẩu sang Ukraine hay Nga nhưng chúng tôi có nhiều hợp đồng với người Mỹ, Tây Ban Nha, Czech và các nước khác. Việc họ làm gì với số đạn đó là chuyện của họ”, ông Vucic nói.

Serbia có mối quan hệ gần gũi với Nga và cố gắng duy trì quan điểm trung lập từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào năm 2022. Tuy nhiên, Serbia là nước duy nhất tại Đông Âu, trừ Belarus, chưa áp đặt lệnh cấm vận lên Nga vì cuộc xung đột, theo đài RT. Song, tại Liên Hiệp Quốc, Serbia cũng đã lên án chiến dịch quân sự của Moscow.




Nguồn: https://thanhnien.vn/chien-su-ukraine-ngay-851-ten-lua-atacms-tan-cong-crimea-nga-quy-trach-nhiem-cho-my-185240623214749755.htm

Cùng chủ đề

Nghị sĩ Nga cảnh báo về khả năng thay đổi học thuyết hạt nhân

"Nếu chúng tôi thấy những thách thức và mối đe dọa gia tăng, chúng tôi có thể sửa đổi điều gì đó liên quan đến thời điểm sử dụng vũ khí hạt nhân và quyết định sử dụng nó. Nhưng tất nhiên, bây giờ còn quá sớm để nói về...

Nga tuyên bố tước khỏi tay Ukraine cơ hội; Hàn Quốc cảnh báo Moscow liên quan đến Triều Tiên, Tổng thống Putin đáp trả

Ngày 22/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, nước này sẽ triển khai mọi biện pháp để tước khỏi tay Ukraine cơ hội tấn công các cơ sở năng lượng của xứ bạch dương.

Nguy cơ chiến tranh thế giới do quyết định của Mỹ; ông Trump nêu nguyên nhân xung đột

Một số diễn biến liên quan Nguy cơ chiến tranh thế giới do quyết định của Mỹ ở Ukraine. Ông Florian Philippot, lãnh đạo đảng Yêu nước của Pháp cho rằng, việc Mỹ cho phép Ukraine tấn công trên lãnh thổ Nga có thể dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới. “Hoàn toàn khủng khiếp! Ukraine sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 trước khi cựu Tổng...

Mỹ đưa tàu sân bay đến Hàn Quốc

Một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã đến Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận 3 bên Mỹ- Nhật Bản - Hàn Quốc.  Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng nhóm tàu tấn công tới Busan hôm 22-6, sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Triều Tiên và ký thỏa thuận hỗ trợ phòng thủ lẫn nhau trong trường hợp chiến...

Nga ‘bẻ lái’, lần đầu tiên làm điều này, Ukraine khẳng định bước ngoặt; Kiev muốn tổ chức hội nghị hòa bình lần thứ...

Ngày 22/6, lần đầu tiên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Moscow đã phóng tên lửa hành trình Kalibr từ Biển Azov, sau khi rút loại vũ khí này khỏi Biển Đen.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Campuchia, Nga ký biên bản ghi nhớ về hợp tác lục quân

Ngày 22/6, trang tin SBM News cho biết Campuchia và Nga đã tiến hành ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Lục quân hai nước vào ngày 20/6 dưới sự chủ trì của Đại tướng Mao Sophan - Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia kiêm Tư lệnh Lục quân Campuchia và Đại tướng Oleg Salyukov - Tổng Tư lệnh Lục quân Liên bang Nga.

Lệnh trừng phạt Nga “không có tác động tiêu cực như EU mong đợi”

Các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga không có tác động tiêu cực như mong đợi, và các nước EU tiếp tục giao thương với Nga trong nhiều lĩnh vực, hãng thông tấn nhà nước TASS dẫn nguồn cổng thông tin EUobserver cho biết. Theo ước tính của Phần Lan được cổng thông tin điện tử trích dẫn, 13 gói trừng phạt chỉ giới hạn 49% hàng xuất khẩu của châu Âu...

Cáo buộc Mỹ dùng AI thao túng các quốc gia, Moscow so sánh hoạt động của Cơ quan tình báo đối ngoại Nga và...

Trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Rossiya-24, Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin cho rằng các cơ quan tình báo Mỹ sắp sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) làm công cụ chống lại các quốc gia không ưa thích.

Tổng thống Zelensky “chốt” thành phần đoàn đàm phán, hiện thực hóa giấc mơ châu Âu

Ngày 22/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phê chuẩn thành phần phái đoàn đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của nước này.

Làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Ấn Độ-UAE

Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar sẽ hội đàm với người đồng cấp UAE Abdullah bin Zayed Al Nahyan về một loạt vấn đề trong quan hệ đối tác song phương.

Cùng chuyên mục

Làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Ấn Độ-UAE

Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar sẽ hội đàm với người đồng cấp UAE Abdullah bin Zayed Al Nahyan về một loạt vấn đề trong quan hệ đối tác song phương.

Tranh cãi liên quan đến việc cung cấp vũ khí sắp hạ nhiệt?

Những tranh cãi giữa Israel và Mỹ về sự chậm trễ trong việc cung cấp vũ khí liên quan đến cuộc chiến ở Gaza được cho là sẽ sớm giải quyết ổn thỏa.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu.

Hành động giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hạt nhân

“Chúng ta phải hành động để giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân” là tiêu đề bài viết của cựu quan chức cấp cao của chính phủ Australia John Carlson AM đăng trên tờ The Korea Times ra ngày 19/6.

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 26/6-30/6

Hội nghị WEF Đại Liên, các nhà lãnh đạo EU họp tại Bỉ, bầu cử Tổng thống Iran... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.

Mới nhất

Công tác phát triển đảng viên người DTTS ở Quảng Ninh: Nhận diện khó khăn (Bài 1)

Thiếu nguồn do thanh niên "ly hương" tìm việcMặc dù, nhiều năm nay, công tác phát triển đảng viên người DTTS tỉnh Quảng Ninh đã và đang được cấp ủy đảng các cấp đặc biệt quan tâm, và cũng đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác phát triển đảng...

Cháy chùa Thuyền Lâm trong đêm ở Huế

Theo các nhân chứng tại hiện trường, vụ cháy xảy ra vào khoảng 21h ngày 23/6, tại chùa Thuyền Lâm (số 150 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).Một người dân ở gần chùa Thuyền Lâm, cho biết ban đầu nhìn thấy khói từ chùa bốc lên ngùn ngụt, rồi có...

Kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tích cực

Kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận các tín hiệu tích cực sau 6 tháng đầu năm. Nền kinh tế dù còn nhiều thách thức song vẫn là điểm sáng tăng trưởng trong...

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên

Tại hội nghị, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông trình bày báo cáo tình hình triển khai các hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên. Trong đó có nội dung quan trọng là rà soát và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của vùng Tây Nguyên. Đề xuất...

Mới nhất