Trang chủNewsChính trịTập trung đầu tư để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển...

Tập trung đầu tư để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh, thành là cực tăng trưởng của khu vực phía Nam, là trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên nơi đây đang được xem là “vùng trũng” về nhiều mặt, như: tăng trưởng kinh tế, đời sống sinh kế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, hiện trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Vì thế nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị, đã đến lúc cần “bơm máu” để cực tăng trưởng phía Nam tăng tốc phát triển.

ĐBQH Trình Lam Sinh (Đoàn An Giang) cho rằng, hiện nay ĐBSCL còn nhiều hạn chế như: thiếu công nghệ, thiếu nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, nhưng quan trọng hơn là chính sách phát triển và sự liên kết để phát triển của các địa phương. Một vấn đề khác của ĐBSCL là chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, có thể trong tương lai gần thì nơi đây vẫn là nơi được thiên nhiên ưu đãi nhưng xa hơn thì khó nói, bởi quy luật 2 mùa mưa nắng ít nhiều cũng đã thay đổi.

Vì thế, theo ông Sinh, Chính phủ cần có những chính sách mạnh mẽ hơn để phát triển ĐBSCL.

Cũng bày tỏ tâm tư, ĐBQH Nguyễn Duy Thanh (Đoàn Cà Mau) phản ánh, trong thời gian qua Chính phủ rất quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bố trí vốn theo yêu cầu của nhiều tỉnh đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên hầu như chỉ tập trung các công trình lớn từ các tỉnh tuyến trên, còn hệ thống giao thông thủy lợi ở Cà Mau hầu như không được đầu tư công trình lớn nào nên hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất của tỉnh không đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong điều kiện tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay.

Do đó, ông Thanh kiến nghị Trung ương, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sớm đầu tư giai đoạn 2 của hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé. Nếu hệ thống này sớm được thi công, đưa vào sử dụng sẽ làm chậm xâm nhập mặn của khu vực ĐBSCL để phục vụ sản xuất, đủ điều kiện bơm nước vào hệ thống kênh trong mùa khô để phục vụ tình trạng bị thiếu nước cuối mùa vụ và giảm nguy cơ sụt lún, sạt lở, phát huy tối đa khu vực này.

ĐBQH Nguyễn Thị Quyên Thanh (Đoàn Vĩnh Long) phân tích: Chưa bao giờ hạ tầng ĐBSCL được dồn lực đầu tư mạnh mẽ như hiện nay. Từng là vùng trũng cao tốc, đến nay đã có 120km cao tốc TPHCM – Cần Thơ được đưa vào khai thác, mục tiêu đến năm 2025 toàn vùng sẽ có khoảng 548km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác và đến năm 2030 là 763km. Đây là những quyết sách quan trọng của Quốc hội, sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, mở ra cơ hội đầu tư, tạo đột phá về hạ tầng giao thông, thúc đẩy ĐBSCL phát triển, vươn lên cùng cả nước.

Tuy nhiên, bà Thanh cho rằng, hiện biến đổi khí hậu đang là thách thức không nhỏ đối với hoạt động đầu tư hạ tầng giao thông, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở ĐBSCL. Những năm gần đây biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây tình trạng ngập nặng trên một số tuyến đường trong khu vực, như các tuyến Quốc lộ 63, 54, 57, đặc biệt là quốc lộ 1 qua các tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau. Nguyên nhân chính của việc ngập nước trên các tuyến quốc lộ là do sụt lún nền đường.

“Phát triển bền vững được xem là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành Nghị quyết đặc thù về phát triển ĐBSCL thay cho Nghị quyết 120 ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là một chủ trương có tính đột phá về phát triển để kiến tạo vùng ĐBSCL phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, an toàn và thịnh vượng” – bà Thanh nói.

ĐBQH Tô Ái Vang (Đoàn Sóc Trăng) cho rằng, thời gian qua, thu hút FDI của vùng đã có những khởi sắc đáng kể, tuy nhiên ĐBSCL rất cần Chính phủ, Quốc hội tạo cơ chế, chính sách, tiếp sức mạnh mẽ hơn nữa, giúp cho vùng khơi thông dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo ra bước đột phá trong đầu tư và phát triển trong thời gian tới.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tap-trung-dau-tu-de-dong-bang-song-cuu-long-phat-trien-ben-vung-10294213.html

Cùng chủ đề

Các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xin giới thiệu các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024 với chủ đề “Đất nước, con người ĐBSCL trên đường đổi mới”. Với chủ đề...

Trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024

(NADS) - Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long tổ chức Khai mạc và trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ nhiếp ảnh và người dân các địa phương trong khu vực. ...

Hút du khách đến Đồng bằng sông Cửu Long

Sản phẩm trùng lặp, thiếu hấp dẫn Du lịch được xác định là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, sở hữu kho tàng văn hóa giàu bản sắc, từ đó phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch xanh, du lịch nông nghiệp, biển đảo chất lượng cao. Thế nhưng lượng du khách chọn nơi này làm điểm đến không như mong đợi. Số liệu từ Cục Du lịch...

Thêm lựa chọn tour Hà Nội- đồng bằng sông Cửu Long cho du khách

Trong chương trình làm việc, doanh nghiệp du lịch TP Hà Nội khảo sát, trải nghiệm các điểm đến nổi tiếng của một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như  Cồn Sơn, Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ), khu du lịch cộng đồng Cồn Chim (Trà Vinh), khám phá sông Hàm Luông, khảo sát trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang)… Đây đều là những điểm đến đang thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Đồng...

Rà soát tiến độ triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Cùng dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) Lê Minh Hoan, đại diện lãnh đạo các Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tài chính, Công Thương và VPCP. Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết: Để triển khai Đề án, Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, với sự tham gia của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ

Trong ngày 17/12, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng tổng cộng 120 căn nhà Đại đoàn kết từ nguồn tài trợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sáng 17/12, Ban Thường...

Họp mặt Linh mục, Mục sư nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024

Chiều ngày 17/12, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp mặt đại diện Linh mục, Mục sư, uỷ viên Uỷ ban Đoàn kết công giáo Việt Nam tỉnh nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024. ...

Huy động trên 100 tỷ đồng chăm lo người nghèo và an sinh xã hội

Ngày 17/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại Hội nghị, Ủy ban MTTQ tỉnh hiệp thương kiện toàn bổ...

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Sắp xếp tổ chức bộ máy, không để ai bị bỏ lại phía sau

Yêu cầu việc sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với tinh giản biên chế, Thủ tướng yêu cầu xây dựng chế độ, chính sách đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. ...

Bài đọc nhiều

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

ĐBQH tin tưởng Hải Phòng có thể trở thành “Singapore thứ hai” của vùng Đông Nam Á

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, trong thời gian tới, thành phố Thủy Nguyên trong sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng. Chiều 21/11, Quốc hội thảo luận ở...

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã ban hành Kế hoạch số 141/KH-BCĐTKNQ18 định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 140/KH-BCĐTKNQ18 ngày 05/12/2024. Theo đó số nhiệm vụ chung cần triển khai như các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ...

Cùng chuyên mục

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Sắp xếp tổ chức bộ máy, không để ai bị bỏ lại phía sau

Yêu cầu việc sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với tinh giản biên chế, Thủ tướng yêu cầu xây dựng chế độ, chính sách đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. ...

Theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên và xây dựng ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. ...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Quốc hội họp bất thường trong tháng 2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quán triệt rõ đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. ...

Mới nhất

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Mới nhất