Trang chủChính trịChủ quyềnCần giải pháp tổng thể để đảm bảo an ninh nguồn nước...

Cần giải pháp tổng thể để đảm bảo an ninh nguồn nước cho Đồng bằng sông Cửu Long


Khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công tiếp tục diễn biến phức tạp

Phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của 4 đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước, bà Nguyễn Hồng Phượng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết, với gần 95% dòng chảy sông Mê Công đến từ nước ngoài, nguồn tài nguyên nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực được xem là vựa lúa số 1 Việt Nam) dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm trước biến động gây ra từ các hoạt động phát triển, đặc biệt là phát triển thủy điện ở khu vực thượng lưu sông Mê Công.

ubsmk_mrs.jpg
Bà Nguyễn Hồng Phượng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam phát biểu tham luận tại Hội nghị

Hiện nay, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khi các quốc gia thượng nguồn đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thủy điện, dự án thủy lợi để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Các hoạt động đó khiến Việt Nam phải chứng kiến sự biến động bất thường của chế độ dòng chảy, suy giảm nhanh chóng lượng phù sa, cát, nguồn dinh dưỡng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thực tế những năm gần đây, các biến động trên ngày càng khó lường với tần suất lớn đã gây ra nhiều tác động bất lợi đối với Đồng bằng sông Cửu Long như: Các diễn biến cực đoan của lũ và hạn; gia tăng xâm nhập mặn, suy giảm môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sinh, thủy sản; gia tăng hiện tượng sạt lở lòng bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế liên quan đến tài nguyên nước và đe dọa đời sống của hàng triệu người dân (đa số là người dân nghèo, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nước và các loại tài nguyên có liên quan của sông Mê Công).

Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Hồng Phượng, dữ liệu thống kê từ năm 2010 đến nay cũng cho thấy lượng mưa trung bình trong mùa khô đã suy giảm trung bình từ 10-30%, từ đó làm suy giảm dòng chảy mùa khô từ 5-10%. Cá biệt có những năm ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng như năm 2016, 2020; kết hợp với sự gia tăng mực nước biển đã khiến mức độ xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, mặn xâm nhập vào sâu trong sông 20-25km so với trung bình nhiều năm.

anh-kem-bai-dbscl.jpg
An ninh nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nhiều thách thức

Đặc biệt, chỉ tính riêng đợt hạn mặn năm 2015-2016, ước tính thiệt hại cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long lên đến khoảng 5.500 tỷ đồng.

Nhận định thêm về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cũng đưa ra cảnh báo từ tháng 1-2/2024, hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục duy trì với xác suất trên 95%. Sau đó, xác suất của hiện tượng El Nino giảm xuống mức 60-85% vào thời kỳ tháng 3-5/2024.

Do vậy, theo ông Mai Văn Khiêm, trong các tháng mùa khô năm 2024, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

“Nếu xâm nhập mặn kéo dài với độ mặn cao, một số vùng dọc theo sông Tiền, sông Hậu thuộc Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến TreTiền Giang có thể bị hạn mặn cục bộ cho các trà lúa và vườn cây ăn trái,” ông Mai Văn Khiêm lưu ý và khuyến cáo người dân cần có kế hoạch ứng phó, chủ động trước xâm nhập mặn.

Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

Trước những dự báo trên, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho rằng các địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần phải xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sớm và sâu hơn, nhằm đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ cũng đã yêu cầu cơ quan khí tượng thủy văn và các đơn vị liên quan tăng cường tần suất bản tin chuyên đề về hiện tượng El Nino, dự báo lượng mưa và nguồn nước trên các lưu vực sông; cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo nguồn nước phục các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp.

Trong khi đó, bà Nguyễn Hồng Phượng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho rằng, cần phải có giải pháp tổng thể để đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng vựa lúa số 1 của cả nước.

Theo đó, để góp phần giải quyết các thách thức về an ninh nguồn nước trong lưu vực sông Mê Công nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, bà Phượng cho rằng, Việt Nam cần xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; cùng với các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phát triển nguồn nước; xây dựng và ban hành quy trình vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ đa mục tiêu.

cho-noi-cai-rang.jpg
Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm quản lý, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước sông Mê Công một cách bền vững, công bằng, hợp lý

Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông, giải quyết hiệu quả các vấn đề liên tỉnh, liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

Riêng với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương cần chủ động về kế hoạch ứng phó khi có dự báo, cảnh báo biến đổi nguồn nước từ thượng nguồn về tới đồng bằng; cũng như kế hoạch về mùa vụ, cơ cấu cây trồng; kế hoạch trữ nước, duy tu bảo dưỡng và nâng cấp công trình cấp nước, điều tiết nước; chủ động trong phối hợp, điều phối, đảm bảo hài hòa lợi ích; tăng cường nâng cao nhận thức về sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm cho người dân.

“Việt Nam cũng cần nâng cao năng lực cảnh báo sớm về tình hình nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long và công tác tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng, người dân. Việc này cần làm một cách hiệu quả và kịp thời.” -bà Phượng khuyến nghị.

Trong hợp tác quốc tế, bà Nguyễn Hồng Phượng đề xuất, Việt Nam cần tiếp tục phối hợp với các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Công quốc tế thúc đẩy thực hiện hiệu quả Hiệp định Mê Công nhằm quản lý, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước sông Mê Công một cách bền vững, công bằng, hợp lý; tăng cường hợp tác với các quốc gia trên lưu vực thông qua các kênh hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là cơ chế hợp tác Ủy hội sông Mê Công quốc tế và Hợp tác Mê Công – Lan Thương.

Đặc biệt, thông qua các cơ chế hợp tác đó, Việt Nam cũng cần tiếp tục thúc đẩy công tác chia sẻ thông tin, số liệu, nâng cấp công cụ phân tích đánh giá, công cụ dự báo, tăng cường năng lực phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, giám sát; thực hiện hiệu quả các quy chế, thủ tục sử dụng nước và chiến lược phát triển lưu vực, quy hoạch vận hành chung giữa các quốc gia ven sông.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nước Mỹ lo ngại về tình hình bất ổn bầu cử, siết chặt an ninh

(CLO) Những lo ngại về nguy cơ bạo lực chính trị trong và sau Ngày bầu cử 5/11 đã thúc đẩy các quan chức thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tăng cường an ninh. ...

An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập tại Washington và các đội vũ khí đặc biệt được triển khai trên các mái nhà khi Hoa Kỳ tiến tới các cuộc bỏ phiếu

Đường tuần tra biên giới Tây Ninh góp phần giữ vững an ninh, phát triển kinh tế

Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài hơn 240km tiếp giáp với Campuchia. Trên tuyến biên giới, tỉnh có 15 đồn biên phòng, 16 cửa khẩu: trong đó 3 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam); 3 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân) và 10 cửa khẩu phụ; ngoài ra còn có nhiều đường ngang, lối mở.Với vị trí địa lý đặc biệt, Tây Ninh không chỉ là cửa ngõ...

Ukraine tổ chức hội nghị trực tuyến mới về hòa bình

Tiếp nối kế hoạch hòa bình vào cuối năm 2022, ông Zelenskyy tuần này có kế hoạch trình lên Quốc hội Ukraine "kế hoạch chiến thắng", kêu gọi quân đội Nga rút quân và khôi phục biên giới năm 1991 của Ukraine. Các cuộc thảo luận cũng tập trung vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12/11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực

Sáng ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 với chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực” do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân tuyên truyền biển, đảo tại Sóc Trăng

Ngày 30/10, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và tặng quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. ...

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Bão số 7 duy trì cấp 14 trên Biển Đông, hướng về vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi

Video: Dự báo thời tiết ngày 9/11.Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, lúc 4h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) nằm trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc.Sức gió mạnh nhất vùng...

Mới nhất