Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPTạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ.
Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ.

Theo Cục Kinh tế hợp tác, đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP tạo việc làm ổn định, giúp bà con nâng cao thu nhập.

Phát triển những sản phẩm nông nghiệp có giá trị

Việc áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất cùng với định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm từ chứng nhận đạt chuẩn OCOP là một trong những yếu tố quan trọng để nhiều mặt hàng nông sản địa phương khẳng định thương hiệu và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Với nhiều địa phương, hiện nay, việc phát triển sản phẩm OCOP được coi là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, từng bước chuyển dịch mô hình sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nhu cầu của thị trường.

Ghi nhận tại xã Đoan Hạ (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), phần lớn diện tích đất nông nghiệp được bà con nông dân sản xuất lúa 2 vụ, hiệu quả kinh tế không cao. Được ngành nông nghiệp địa phương tư vấn điều kiện thổ nhưỡng ở Đoan Hạ phù hợp với giống lúa đặc sản ST25, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ đã triển khai trồng thử nghiệm loại lúa này.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, mô hình sản xuất lúa đặc sản ST25 của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích môi trường qua từng vụ sản xuất. Việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc cây lúa do HTX đưa ra giúp bà con giảm được chi phí sản xuất. Sau 3 vụ, năng suất lúa trung bình đạt từ 60-65 tạ/ha, giá trị dinh dưỡng và thu nhập của giống lúa ST25 cũng cao hơn so với lúa thông thường.

Không chỉ có người dân xã Đoan Hạ thành công với giống lúa ST25, tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng hồng lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng với khoảng 300 ha, năng suất trung bình đạt khoảng 4 tấn/ha. 6-7 năm về trước, người nông dân từng phải loay hoay tìm đầu ra mỗi khi hồng chín thì nay, công nghệ sấy gió đã giúp giá trị trái hồng tươi tăng gần 10 lần.

Nhờ công nghệ sấy gió mà trái hồng dần tìm lại được vị thế trong “bản đồ nông sản” phố núi, góp phần làm cho kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Lang Biang trở nên khấm khá.

Với chứng nhận 4 sao OCOP, thương hiệu hồng sấy gió vùng cao nguyên Lâm Viên được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và ưa dùng bởi chất lượng thơm ngon, sạch tự nhiên.

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP ảnh 1
Mô hình sản xuất hồng sấy gió của Lâm Đồng.

Để đa dạng sản phẩm chế biến, người dân nơi đây đã trồng thêm một số giống mới như hồng trứng lốc, tám hải, vuông đồng… Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường Nguyễn Trọng Bình cho biết, mục tiêu hướng đến của xã là xuất khẩu hồng sấy gió.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 

Cây hồng đã đem lại nhiều giá trị thiết thực cho bà con phố núi. Từ chỗ được trồng xen canh trên những đồi chè, vườn cà-phê để ăn trái, theo thời gian, hồng trở thành đặc sản của vùng đất này.

Được sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ tổ chức JICA Nhật Bản, hiện nay hồng sấy gió đã trở thành mặt hàng nông sản nổi tiếng của phố núi Đà Lạt. Việc sấy hồng không khó, không cần các chất phụ gia, chất bảo quản nên người dân có thể dễ dàng áp dụng công nghệ này tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình. Sau khi được hái từ trên cây, gọt sạch vỏ, ngâm qua nước nóng hoặc rượu sake, những trái hồng sẽ được người nông dân treo bằng dây hoặc móc thành hàng dài trước cửa nhà hoặc trong nhà màng để sấy gió, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa núi rừng. Áp dụng “công nghệ hoshigaki” (công nghệ hồng treo gió) đã giúp trái hồng gia tăng giá trị và lợi nhuận kinh tế cho người nông dân.

Theo tính toán của người dân, trung bình 6 kg trái hồng tươi sau khi sấy gió sẽ được 1 kg thành phẩm. Mỗi ki-lô-gam hồng sấy gió giúp người sản xuất có lãi từ 150.000-200.000 đồng sau khi trừ chi phí.

Trở lại với xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giống lúa đặc sản ST25 được xem là mũi đột phá trong thay đổi giống cây trồng, nâng cao giá trị hạt gạo cũng như hướng tới phát triển mô hình lúa hàng hóa chất lượng cao tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND xã Đoan Hạ Nguyễn Mạnh Hà cho biết, sau 4 vụ sản xuất, giống lúa ST25 đã chứng minh hiệu quả cao. Địa phương đã có kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất lúa đặc sản ST25. Để thực hiện kế hoạch, chính quyền địa phương đã vận động người dân dồn điền đổi thửa, đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ tổ chức HTX tích ruộng đất, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất. Đối với giống lúa này, xã đang xây dựng tiêu chuẩn VietGAP và hướng đến là sản phẩm OCOP 4 sao từng bước trở thành giống lúa hàng hóa…

Còn theo Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ Nguyễn Tiến Công, để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị thương hiệu nông sản, HTX dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ đã hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng nhận OCOP 3 sao cho sản phẩm lúa ST25. “Để bà con sản xuất theo một tiêu chuẩn bảo đảm thì HTX đã phối hợp với ban chỉ đạo sản xuất xã làm công tác tuyên truyền cho bà con hiểu rõ quy trình của một sản phẩm tiêu chuẩn VietGAP và OCOP như thế nào”, anh Công cho biết.

Ngoài sự nỗ lực và vận dụng cơ chế, chính sách trong khuyến khích tính tự chủ của địa phương, Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh Phú Thọ được ban hành năm 2021 cũng được xem là kim chỉ nam cho việc áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, thúc đẩy lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại địa phương.

Cùng với Nghị quyết số 22, ngành nông nghiệp cũng đã và đang tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế tập thể, HTX tiếp cận với những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản bền vững.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy Nguyễn Trọng Luyện nhấn mạnh: “Những năm tới, quan điểm của huyện là sẽ dành nguồn lực nhất định để hỗ trợ xúc tiến thương mại… nhất là những mô hình mang tính chất trọng điểm…”.

Từ thực tế sản xuất tại các địa phương việc phát triển sản phẩm OCOP, ngoài nâng cao giá trị nông sản, còn là một nhân tố quan trọng – một mặt hàng đặc biệt trong phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ hữu cơ. Sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.

Theo các nhà kinh tế, ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP. Và để hai mặt hàng này có thể gắn kết với nhau, tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có lẽ cần nhiều hơn nữa những chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương 

Cùng chủ đề

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Những con đèo tới phố núi ngàn hoa

Có một câu ngạn ngữ rất hay về Đà Lạt: Dat Aliis Laetitian Aliis Temperriem, nghĩa là: Mang tới người này niềm vui và mang cho người kia sự dịu mát. Và có chăng là sự tình cờ, các chữ cái đầu tiên của câu nói ấy đã ghép nên cái tên D.A.L.A.T. Thành phố của ngàn hoa rực rỡ, của thông reo, của những người con thuần phác hiền hậu cùng những giá trị văn hóa sâu dày này...

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù

Nhiều năm qua, những nghệ nhân tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với nghiệp giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá Ca trù dẫu "cơm áo không đùa với khách thơ". Giữ gìn di sản Như thường lệ, vào mỗi chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ (CLB) lại tổ chức sinh hoạt. Những làn điệu ca trù được các thành viên CLB cất vang trong không gian...

Giữ hơi ấm cho Hội An để ‘phố là của tất cả mọi người’

Được kế thừa quần thể di sản vật thể và phi vật thể vô giá, cộng đồng người dân Hội An và các cơ quan quản lý nhà nước đang ngày càng làm tròn trách nhiệm giữ gìn hơi ấm không gian di sản. Sản phẩm nghệ thuật từ củi lũ của nghệ nhân Lê Ngọc Thuận - chủ Làng củi lũ Hội An - Ảnh: NGỌC THUẬN Những ngày cuối năm, khách du lịch đổ về TP Hội An đón...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết vừa được Quốc hội thông...

NDO - Chiều 25/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị do Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan tổ chức, được kết nối trực tuyến toàn quốc tới trụ sở...

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được biết đến không chỉ là một đại danh y nổi tiếng trong lịch sử y học Việt Nam mà còn là một nhà tư tưởng lớn và một danh nhân văn hóa thế giới. Những di sản mà ông để lại là nền tảng quan trọng để phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, mở ra những cơ hội mới có hiệu quả trong...

VSDC thông báo lịch nghỉ làm việc và thanh toán dịp Tết Dương lịch

NDO - Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) vừa có thông báo tới các nhà đầu tư lịch nghỉ làm việc và thanh toán giao dịch chứng khoán dịp Tết Dương lịch và các ngày lễ trong năm 2025. Cụ thể: Căn cứ Công văn số 3193/UBCK-PTTT ngày 31/5/2023 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc Công bố lịch nghỉ giao dịch năm 2025, Tổng công ty...

HNX đưa 35,4 triệu cổ phiếu UXC giao dịch trên sàn UPCoM ngày 31/12

NDO - Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo, ngày 31/12 tới, sẽ chính thức đưa 35,4 triệu cổ phiếu UXC của CTCP Chế biến Thủy sản Út Xi vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 4.700 đồng/cổ phiếu. CTCP Chế biến Thủy sản Út Xi, mã chứng khoán: UXC (địa chỉ tại số 24 đường tỉnh lộ 934, ấp Hà...

Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập

NDO - Ngày 25/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) thông qua 07 nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật vào điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, có Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa...

Bài đọc nhiều

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm OCOP Các sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng gồm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Khi...

200 gian hàng sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt

Tối 24/12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt năm 2024 tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt. Đây là 1 trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024. Chương trình có quy mô trên 200 gian hàng của 120 đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP

Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm...

Cùng chuyên mục

Trưng bày và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP các vùng miền tại Lâm Đồng

NDO - Chương trình trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP các vùng miền trong nước, tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là một trong 10 chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024. Không gian trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP các vùng miền trong nước tại thành phố Đà Lạt. Sáng 25/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông tin,...

Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tiềm năng 4, 5 sao

(Baoquangngai.vn)- UBND tỉnh tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao. Cuộc họp diễn ra vào sáng 25/12, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh (Hội đồng) chủ trì.  Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã tiến hành đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm...

Đức Trọng: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP đạt sao đợt I năm 2024

(LĐ online) - Chiều 2/12, UBND huyện Đức Trọng tổ chức trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện đạt sao đợt 1 năm 2024. Ông Nguyễn Mậu Thế - Phó Chủ tịch UBND huyện và ông Hồ Hữu Hiếu - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn trao chứng nhận cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận  Cụ thể, có 2 sản phẩm: Rau, củ, quả sấy giòn và cà chua Cherry sấy của...

Hỗ trợ thưởng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên ước trên 6,1 tỷ đồng

baophutho.vn Trong giai đoạn 2022 - 2024, toàn tỉnh hỗ trợ thưởng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP ước đạt trên 6,1 tỷ đồng để hỗ trợ cho 281 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (gồm: 281 sản phẩm công nhận lần đầu, 7 sản phẩm nâng hạng). Để đạt kết quả trên là nhờ thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích các sản phẩm phát triển đặc trưng, có lợi thế của địa phương....

Khai mạc Trưng bày, triển lãm và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

(LĐ online) - Là một trong 10 chương trình chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, tối 24/12 tại Công viên Trần Quốc Toản, chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đã long trọng khai mạc.Cắt băng khai mạc trưng bàyTham dự có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Trung Kiên – Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và...

Mới nhất

Đề thi sẽ phân hóa rõ rệt hơn

Đề thi phân hóa rõ hơn, chỉ đăng ký dự thi những môn tự chọn đã đăng ký học ở lớp 12, quy...

Mozambique bạo loạn phá nhà tù khiến hơn 40 người thương vong

Tư lệnh cảnh sát Mozambique Bernardino Rafael ngày 25/12 thông báo một vụ bạo loạn trong nhà tù ở thủ đô Maputo đã khiến 33 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương.

Đấu tranh để đại bàng đầu trắng chính thức thành loài chim quốc gia của Mỹ sau 248 năm

Phải mất tới 248 năm, đại bàng đầu trắng mới trở thành loài chim quốc gia của Mỹ sau khi dự luật liên quan đã được Tổng thống Joe Biden ký ban hành trong ngày 24-12. ...

Áp thuế chống bán phá giá 97% với một số sản phẩm tháp điện gió của Trung Quốc

ANTD.VN -  Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 3453/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức trong vòng 5 năm đối với một số sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). ...

Người Chứt ở Hà Tĩnh lần đầu tiên trồng hành tăm, loại cây ra củ bé tin hin, đập dập thơm khắp bếp

Tại bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), lần đầu tiên đồng bào dân tộc Chứt bắt tay thực hiện mô hình trồng cây vụ đông (cụ...

Mới nhất