Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số: Doanh nghiệp thực sự cần gì? Tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến 2023 từ ngày 27/11 |
Theo Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 của Chính phủ, đối với phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, nhiệm vụ được đề ra là “Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình đào tạo thương mại điện tử cho sinh viên gắn với chuyên ngành cụ thể, có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
Kết nối nhu cầu tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử giữa nhà trường và doanh nghiệp, cộng đồng”, phấn đấu đến năm 2025 có “50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về thương mại điện tử; 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử”.
Thực hiện kế hoạch này, Diễn đàn đã được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận kiến thức về ngành nghề, yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, cũng như tư vấn về lộ trình học tập và phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số. Diễn đàn cũng cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm cho sinh viên sau khi ra trường thông qua các quầy thông tin của doanh nghiệp, khuyến khích sinh viên nghiên cứu, tham gia các cuộc thi và triển khai các ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số.
Các diễn giả chia sẻ tại diễn đàn |
Tại Diễn đàn, các chuyên gia chuyển đổi số, thương mại điện tử chia sẻ về các xu hướng mới của kinh doanh số với nhiều nội dung quan trọng, tổng quan về thương mại điện tử và những xu hướng kinh doanh mới trong lĩnh vực; vai trò quan trọng của định danh thương hiệu số trên môi trường trực tuyến.
Các diễn giả cũng chỉ ra các phương pháp, giải pháp nổi bật mà doanh nghiệp ưu tiên ứng dụng trong kinh doanh số, bao gồm kinh doanh đa kênh và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như SAPO, Haravan và Shopee; các xu hướng ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo vào thương mại điện tử, nhu cầu nguồn nhân lực và hiện trạng đào tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số.
Chuyên gia đào tạo SAPO Trần Mạnh Cường cho biết, người mua hàng ngày nay xuất hiện ở khắp mọi nơi. Do đó, doanh nghiệp, người kinh doanh cũng cần xuất hiện ở nhiều nơi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để làm được điều này, kinh tế số, thương mại điện tử là phương thức vô cùng hữu hiệu dành cho doanh nghiệp và người bán hàng.
“Lợi ích của bán hàng đa kênh giúp tăng gấp 3 lần tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu nhờ vào việc thu hút thêm nhiều khách hàng mới từ nhiều kênh khác nhau và mở rộng quy mô nhận diện thương hiệu” – ông Cường khẳng định.
Ông Cường đồng thời cho biết, thương mại điện tử cũng giúp gia tăng điểm tiếp xúc, điểm chạm với khách hàng, có nhiều cơ hội tác động mạnh đến tâm lý và cảm xúc mua sắm từ phía khách hàng; tăng sức cạnh tranh với đối thủ; tối ưu ngân sách đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh mà không nhất thiết phải mở thêm chi nhánh. Xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh trong năm 2022 được thể hiện rất rõ rệt với 57,65% bán đa kênh tại cửa hàng và bán online; chỉ có 17,35% bán online, hầu hết sẽ bán ít nhất trên 2 nền tảng online.
Chia sẻ về kinh doanh qua sàn thương mại điện tử, chuyên viên đào tạo nhà bán hàng Shopee Vũ Phương Anh khẳng định đây là xu hướng tất yếu. Hiện nay, các sàn thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội cho người bán hàng tiếp cận với người tiêu dùng. Ngược lại, người tiêu dùng được lựa chọn hàng hóa đa dạng, phong phú, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh.
Do đó, để tận dụng được xu hướng này, người bán hàng cần học hỏi, tận dụng tối đa các tính năng trong các sàn thương mại điện tử để tiếp cận, thu hút khách hàng.