Trang chủNewsThời sựTăng tính trách nhiệm của địa phương, chủ động hơn trong giải...

Tăng tính trách nhiệm của địa phương, chủ động hơn trong giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia


+ Thưa đại biểu Quốc hội, xin ông cho biết quan điểm của mình về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia?

ĐBQH Sùng A Lềnh: Trên cơ sở nghiên cứu về dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này, tôi cho rằng, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là rất cần thiết.

Bởi vì, xuất phát từ thực tiễn triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập; một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần triển khai còn rất chậm như: Hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, sắp xếp dân cư; hỗ trợ phát triển sản xuất; khởi nghiệp kinh doanh, hỗ trợ khoán và bảo vệ rừng, đào tạo, tập huấn…

Do vậy, để tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiên, giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới thì việc xây dựng và triển khai Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là hết sức cần thiết.

tang tinh trach nhiem cua dia phuong chu dong hon trong giai ngan nguon von cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 1

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh.

+ Trong dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 8 giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới. Ông nghĩ sao về các chính sách này?

ĐBQH Sùng A Lềnh: Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn hằng năm của chương trình mục tiêu quốc gia, tôi đề nghị cần bổ sung thêm một nội dung như sau: “Thời hạn điều chỉnh dự toán thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 31 tháng 12 hàng năm”. Bởi tại Khoản 3 điều 53 Luật ngân sách nhà nước về thời hạn điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách có quy định: Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế phải đến thời điểm tháng 12 mới xác định được cụ thể khối lượng chính thức hoàn thành trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn, dự toán kinh phí giữa các dự án, các hoạt động cho phù hợp.

Về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (tại Khoản 5 Điều 4), tôi ủng phương án 1: “a) Thực hiện chính sách hỗ trợ theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, không áp dụng quy định quản lý tài sản công đối với tài sản có vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dưới 500 triệu đồng, hoặc tài sản hỗ trợ cho cộng đồng người dân tham gia thực hiện dự án phát triển sản xuất. Việc xác định từng loại tài sản cụ thể cho từng đối tượng cụ thể do cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định khi phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

tang tinh trach nhiem cua dia phuong chu dong hon trong giai ngan nguon von cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 2

Phiên họp Quốc hội chiều ngày 16/1/2024.

Tôi cho rằng, phương án này kế thừa được kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án cộng đồng của các chương trình trước đây, đặc biệt là Chương trình 135. Tuy nhiên, cần phải có nghiệm thu và có quy chế quản lý cụ thể trước khi giao cho cộng đồng, chủ trì liên kết quản lý.    

Theo tôi, tại điểm b, Chính phủ cần nghiên cứu ở những vùng đặc biệt khó khăn thì những tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải có chính sách hỗ trợ hỗ trợ cho không từ ngân sách nhà nước là 20% giá trị tài sản, giá trị tài sản còn lại là vốn của chủ trì liên kết hoặc được hưởng vay tín dụng ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội. Để phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương thì chính sách này có thể giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định cho từng trường hợp cụ thể.

Liên quan đến cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (tại Khoản 7 Điều 4), tôi ủng hộ phương án 2: “Hội đồng nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025”.

tang tinh trach nhiem cua dia phuong chu dong hon trong giai ngan nguon von cac chuong trinh muc tieu quoc gia hinh 3

Cần có cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh minh họa.

Tôi cho rằng, nội dung này giao cho cấp huyện là hợp lý, đảm bảo phân cấp, phân quyền triệt để cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng tính trách nhiệm của địa phương, chủ động hơn trong giải ngân nguồn vốn vì địa phương sát với thực tế, nắm vững khó khăn, vướng mắc và chủ động đưa ra các giải pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả.

+ Theo đại biểu, trong dự thảo Nghị quyết cần lưu ý thêm vấn đề gì?

ĐBQH Sùng A Lềnh: Ngoài các vấn đề trên, tôi đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung cho phép địa phương được điều chỉnh nguồn vốn sự nghiệp không sử dụng hết (do không còn nội dung chi) để thực hiện các nội dung khác mang tính chất đầu tư như: đầu tư đường giao thông, trường lớp học, tôn tạo hoặc xây dựng công trình bảo tồn kiến trúc của các dân tộc thiểu số… nhằm sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn chương trình.

Bởi thực tế, việc phân bổ nguồn lực từ trung ương cho một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần còn chưa hợp lý như: kinh phí bố trí cho các nội dung đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát quá lớn so với nhu cầu của địa phương. Trong khi đó, nhu cầu nguồn vốn bố trí cho đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn nhưng trung ương bố trí còn hạn chế…

+ Trân trọng cảm ơn đại biểu Quốc hội!



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Trình bày tờ trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã ban hành thông báo số 3252/TTKQH-TK về việc triệu tập triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. ...

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chương trình mục tiêu quốc gia

18:57, 13/06/2023 Chiều 13/6, Tổ công tác của Đoàn giám sát của Quốc hội do ông Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Đắk Lắk". Về phía tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Zelenskyy nói Nga tăng cường tấn công tên lửa và UAV vào Ukraine

(CLO) Ngày 17/11, Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa lớn nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, được mô tả là cuộc tấn công lớn nhất trong những tháng qua. ...

Tạp chí Trẻ em Việt Nam trao giải cuộc thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc”

(CLO) Ngày 17/11, hướng tới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lễ vinh danh cuộc thi viết và bình chọn “Trường học hạnh phúc” năm 2024 đã chính thức diễn ra tại Trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy, Hà Nội. ...

Số người tử vong vì sốt xuất huyết ở Bangladesh vượt quá 400

(CLO) Bangladesh đang phải vật lộn với đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, với hơn 400 ca tử vong do nhiệt độ tăng cao và mùa gió mùa kéo dài hơn khiến số ca nhiễm tăng vọt. ...

Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án khu dân cư, đô thị

(CLO) Ngày 17/11, thông tin từ UBND tỉnh Hải Dương cho biết, tỉnh đang đề nghị Bộ TN&MT dừng thanh tra 10 dự án khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 4270/QĐ-BTNMT ngày 29/12/2023 của bộ này. ...

Các bên vẫn chia rẽ về nhiều vấn đề trước thềm Hội nghị G20

(CLO) Các nhà ngoại giao thuộc khối G20 đã gặp nhiều trở ngại trong việc đạt được sự đồng thuận về các vấn đề trọng yếu như tài chính biến đổi khí hậu, áp thuế đối với giới siêu giàu và xử lý các xung đột toàn cầu. ...

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Hành trình nỗ lực từ Hoa hậu Việt Nam đến Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt đầu tiên giành được vương miện Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Tối 12.11, Hoa hậu Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt vỡ òa khi giành chiến thắng tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Cô là đại diện Việt Nam đầu tiên đội vương miện này. Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt tự hào khi trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên chiến thắng Hoa hậu Quốc tế Ảnh: BTC Huỳnh Thị Thanh Thủy sinh...

Cùng chuyên mục

Bão Man-yi giật cấp 16, đổ bộ Biển Đông

Lúc 22h, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149 km/h), giật cấp 16. Bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 25 km/h.Dự báo trong 24 giờ tới, bão trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 440 km về phía Đông Bắc, di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km, tiếp tục suy yếu thêm. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão...

Thủ tướng dự Lễ đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rio de Janeiro

Sáng 17/11/2024, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-du-le-dat-bien-ky-niem-chu-tich-ho-chi-minh-tai-rio-de-janeiro-post994024.vnp

Ông Trump chọn ‘ông trùm’ dầu mỏ làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ

Theo Reuters, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn "ông trùm" dầu mỏ Chris Wright và người ủng hộ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ."Trên cương vị Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, ông Chris Wright sẽ là lãnh đạo chủ chốt thúc đẩy đổi mới, cắt giảm thủ tục hành chính và mở ra một 'Thời đại Hoàng kim của nước Mỹ thịnh vượng cũng như hòa bình cho toàn...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Embraer

Nhân chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, sáng 17/11 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Jose Serrador, Phó Chủ tịch Toàn cầu Tập đoàn Embraer - Tập đoàn đa ngành, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực hàng không và công nghiệp vũ trụ. Tại buổi tiếp, ông Jose Serrador, Phó Chủ tịch Toàn cầu Tập đoàn Embraer cho biết, từ sau chuyến thăm của...

Tri ân những người bạn quốc tế ủng hộ hòa bình cho nhân dân Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, những hành động quả cảm của ông Bernard Bachelard, Olivier Parriaux và Noé Graff mang một ý nghĩa cao cả. Thay mặt cho hai người đồng đội, ông Olivier Parriaux đã tặng Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cuốn sách "Le Viet Cong au sommet de Notre-Dame" (tạm dịch là...

Mới nhất

Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi (TP.Thanh Hóa) đi TP.Sầm Sơn từ 1.360 tỷ đồng lên 1.497 tỷ đồng. Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi - Sầm Sơn lên 1.497 tỷ đồngUBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt điều...

Thừa Thiên Huế phê duyệt danh mục các khu đất đấu thầu thực hiện dự án

Loạt dự án khu đô thị tại Thừa Thiên Huế sẽ được UBND tỉnh tổ chức đấu thầu để tìm ra nhà đầu tư. Thừa Thiên Huế phê duyệt danh mục các khu đất đấu thầu thực hiện dự ánLoạt dự án khu đô thị tại Thừa Thiên Huế sẽ được UBND tỉnh tổ chức đấu thầu để tìm ra...

Lộ diện 9 chủ nhân đầu tiên của Giải thưởng Khuê Văn Các

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mới đây đã công bố 9 gương mặt được trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024. ...

Thẩm quyền giám sát vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp còn chồng chéo

Doanh nghiệp Nhà nước chưa có quyền tự chủ kinh doanh đầy đủ, hoạt động gặp khó khăn, khó áp dụng phương thức quản trị tiên tiến (Ảnh minh họa) Tổng kết quá trình thực hiện Luật 69/2014/QH13 quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trong thời gian qua,...

Mới nhất