Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTặng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ: có khó không?

Tặng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ: có khó không?


Tặng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ: có khó không? - Ảnh 1.

Các thầy cô giáo ở phòng tiểu học Sở GD-ĐT Yên Bái vừa nhận 35 tấn hàng cứu trợ là sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập gửi từ thầy trò tỉnh Ninh Bình, chuẩn bị phân loại để gửi về các trường chịu thiệt hại theo nhu cầu – Ảnh: GVCC

Tìm sách cho trò là một trong những việc các thầy cô giáo vùng lũ phải lo trong những ngày qua. Đây cũng là mối quan tâm của nhiều nhóm từ thiện.

Làm sao để học sinh vùng bị bão lũ có sách giáo khoa trở lại trường là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người trong những ngày qua.

Đừng gây nhiễu thông tin

Cộng đồng mạng đang bàn về “sự phức tạp” hơn so với trước kia khi quyên góp và tặng sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ.

Hiện có nhiều sách giáo khoa do các đơn vị khác nhau biên soạn, phát hành. Việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng cũng do nhu cầu của mỗi nhà trường. Ngay trong một trường học có thể sử dụng sách giáo khoa của các đơn vị khác nhau.

Trong một khối lớp có thể môn toán sử dụng sách của nơi này, môn tiếng Việt sử dụng sách của nơi khác. Học sinh các lớp 5, lớp 9, lớp 12 thì còn không sử dụng lại được sách cũ mà phải mua mới hoàn toàn.

Thực tế này khiến nhiều nhóm cứu trợ khá bối rối trong việc vận động quyên góp sách giáo khoa đúng với nhu cầu của mỗi nhà trường. 

Nếu không phân loại, và đáp ứng đúng nhu cầu mà cứ gom sách giáo khoa đóng thùng gửi đi như trước đây thì sẽ xảy ra tình trạng thừa những sách giáo khoa không dùng đến và có thể vẫn thiếu sách giáo khoa học sinh cần.

Những bức ảnh của học sinh bị ướt, hỏng sách giáo khoa từ mùa bão lũ nhiều năm trước đây lại được một vài người dẫn lại trên mạng xã hội để nói về “cái khó” trong việc chọn đúng sách giáo khoa để đi tặng học trò vùng bão lũ năm nay.

Trên mạng xã hội, hay trong các nhóm thiện nguyện, lại có thêm nhiều ý kiến “đòi” thống nhất một bộ sách giáo khoa để không gây khó cho việc tặng sách giáo khoa(?!). Việc đưa thông tin, hình ảnh chưa chuẩn kiểu này cũng làm rối thêm cho việc quyên góp để tặng sách giáo khoa cho học trò vùng lũ.

Tặng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ: có khó không? - Ảnh 2.

Thầy trò một trường tiểu học ở Sa Pa (Lào Cai) tranh thủ ngày nắng phơi sách vở sau lũ, chuẩn bị đến trường – Ảnh: TẢ VAN DRAGON HOUSE

Quyên góp sách giáo khoa có khó không?

Năm 2020, đúng vào năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bắc miền Trung lụt nặng. Rất nhiều học sinh ở Hà Tĩnh bị mất toàn bộ sách giáo khoa. Năm đó, lớp 1 bắt đầu học chương trình mới. Để có sách giáo khoa cho học sinh học, không thể dùng sách cũ mà phải đặt mua mới.

Chị Vy, đại diện một nhóm thiện nguyện, kể lại chị đã liên hệ với phòng GD-ĐT hai huyện của Hà Tĩnh và ngay trong ngày, chị nhận được thống kê số đầu sách giáo khoa mới theo từng môn của lớp 1 cần cấp lại.

Nhóm chị Vy liên hệ ngay với đơn vị xuất bản. Có một số sách giáo khoa còn tồn kho, một số đã hết nhưng đơn vị này cũng quyết định nhanh chóng in bổ sung số còn thiếu, đồng thời cấp xe và cử người chuyên chở sách giáo khoa giao tận nơi giúp nhóm chị Vy. Tất cả chỉ trong 3 – 4 ngày.

Lần này khi học sinh nhiều tỉnh phía Bắc thiếu sách giáo khoa do bão lũ, nhóm chị Vy cũng tính sẽ thực hiện như lần hỗ trợ Hà Tĩnh. Sau một ngày gọi đi các nơi chị cho biết: các tỉnh miền núi phía Bắc phản ứng rất nhanh và họ cũng tiếp nhận rất nhiều nguồn cứu trợ khác nhau.

Thực sự là không khó khăn phức tạp nếu các trường cung cấp nhanh con số thống kê đầu sách giáo khoa theo môn và theo loại (đơn vị xuất bản). Các đội thiện nguyện căn cứ vào thống kê đó để vận động theo đúng loại sách giáo khoa hoặc liên lạc với đơn vị xuất bản để đặt mua mới.

“Nếu ai gửi sách giáo khoa gì cũng nhận, rồi chuyển đến các nơi bị bão lũ thì vừa tốn công chuyên chở, tốn sức phân loại. Cách làm như vậy sẽ khiến cho công việc khó khăn, phức tạp hơn. Nhưng nếu có sự kết nối cụ thể, quyên góp đúng nhu cầu thì sẽ hiệu quả”, chị Vy cho biết.

Tôi liên hệ một nhóm thiện nguyện chỉ quyên góp sách giáo khoa cũ ở Hưng Yên. Chị Hằng, một thành viên nhóm, cho biết: “Cách bọn mình làm là liên hệ với phòng giáo dục và các trường bị ảnh hưởng nặng để xin danh mục sách giáo khoa họ cần.

Dựa vào đó, bọn mình mới kêu gọi quyên góp. Khi nhận được sách giáo khoa, nhóm phân loại theo đầu sách, loại sách của mỗi lớp rồi gửi đi đúng danh mục các trường cần. Cách làm này không lãng phí, trao đúng thứ cho người cần”.

Người quen của tôi, hiệu trưởng ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết trường đang giúp một trường kết nghĩa ở Yên Bái mua lại sách giáo khoa cho học sinh lớp 5. Trường đó sử dụng cả sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều.

Theo danh mục trường gửi, chúng tôi báo cho Công ty Sách và thiết bị trường học, họ cung cấp theo yêu cầu. Mọi việc thực hiện qua điện thoại, email và chuyển khoản chứ chúng tôi không phải mua từ Hà Nội mang lên.

Cô Bùi Thị Ngọc, phó hiệu trưởng Trường THCS Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai) – nơi bị ngập nước rất nặng, cho biết: “Trường có khoảng 100 học sinh hỏng, mất sách giáo khoa. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm liên lạc với gia đình học sinh, nắm tình hình thiệt hại và mất sách vở, đồ dùng học tập.

Ngay trong ngày nghỉ cuối tuần, chúng tôi có bản tổng hợp nhu cầu cấp lại sách giáo khoa và gửi cho tổ chức cứu trợ. Buổi đầu tiên học sinh đi học lại sau lũ, chúng tôi đã có sách giáo khoa phát lại cho học sinh rồi”.

41.564 bộ sách giáo khoa bị mất, hỏng trong bão lũ

Theo con số thống kê gần nhất từ Bộ GD-ĐT có khoảng 41.564 bộ sách giáo khoa bị mất, hỏng trong trận bão và mưa lũ trải rộng ở nhiều tỉnh thành. Trong đó, ở bậc tiểu học thiệt hại khoảng gần 24.000, THCS khoảng gần 10.600 và THPT khoảng hơn 7.000 bộ sách giáo khoa. Riêng tỉnh Yên Bái thống kê thiệt hại hơn 35.000 bộ sách giáo khoa, trị giá trên 11,5 tỉ đồng.

Tính tới thời điểm này, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam (đơn vị biên soạn và phát hành hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo) đã tặng học sinh vùng lũ 2.000 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 và chuẩn bị thêm 3.000 bộ nữa để tặng.

Nhà xuất bản này đã huy động toàn bộ sách giáo khoa dự phòng gồm 8 triệu bản và tổ chức in bổ sung 10 triệu bản mới để đảm bảo nguồn sách cung cấp bổ sung.

Công ty VEPIC (đơn vị phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức biên soạn, phát hành bộ sách giáo khoa Cánh diều) huy động số sách tồn kho là 4,5 triệu bản và in thêm 500.000 bản.

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam công bố giảm 10% giá bìa đối với số sách giáo khoa cung cấp bổ sung cho học sinh vùng bị thiệt hại do bão lũ.Vĩnh Hà

Đâu đó chắc vẫn có những trường, học sinh còn gặp khó khăn mà chưa tìm được sự trợ giúp. Có nhiều người muốn giúp mà lúng túng vì thấy phức tạp. Nhưng rõ ràng câu chuyện của người “cho đi” và người “nhận về” như trên cho thấy, việc quyên góp sách giáo khoa cho học sinh không quá khó.

Cuối cùng vẫn phải là ta đã đặt ưu tiên vào “người cần cứu trợ” chưa hay mới chỉ nghĩ “đi cứu trợ thế nào cho dễ dàng, thuận lợi”?

Vì sao phải thay sách mới và dùng nhiều bộ sách khác nhau?

Việc thay sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới) bắt đầu từ năm học 2020 – 2021. Đến năm học này, học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khi thay đổi chương trình, sách giáo khoa – tài liệu chính để dạy học cũng phải thay đổi.

Tuy nhiên, chỉ những lớp nào thực hiện năm đầu tiên thì mới thay sách mới. Học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12 (năm học 2024 – 2025), khóa đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên các lớp này không dùng lại sách giáo khoa cũ.

Chương trình giáo dục mới là chương trình mở, đề cao tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo của cả thầy và trò trong việc dạy học. Chương trình và yêu cầu cần đạt của chương trình được thống nhất trên cả nước, nhưng tài liệu dạy học, sách giáo khoa được mở rộng hơn, tùy theo lựa chọn của các nhà trường và thầy cô giáo.

Khi thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa cũng không còn độc quyền do một doanh nghiệp nhà nước biên soạn xuất bản.

Vì gặp khó một chút khi quyên góp sách giáo khoa cho trẻ vùng lũ mà cho rằng phải quay về thời “một bộ sách giáo khoa” là suy nghĩ cảm tính. Việc cứu trợ là việc cấp bách, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, nhưng khi ta có tấm lòng thì có rất nhiều cách để giúp đỡ đồng bào và học sinh.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tang-sach-giao-khoa-cho-hoc-sinh-vung-lu-co-kho-khong-20240921222354334.htm

Cùng chủ đề

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

Chủ tịch Ủy ban chứng khoán: Đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành năm 2025

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành năm 2025. Sở...

‘Cái sai được làm ngơ góp phần nảy sinh nhiều hành động côn đồ’

Cộng đồng nhất nhất lên án kịch liệt, ủng hộ phương án nghiêm trị với hành vi hung hăng đánh người chỉ vì va quẹt nhỏ khi đi đường. Thế nhưng tranh cãi chưa bớt nóng khi 'chín người mười ý' chỉ ra nguyên do khiến ngày càng nhiều tài xế côn đồ. ...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đề xuất thành lập trường THCS và THPT

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đề xuất thành lập 2 trường THCS và THPT sư phạm trực thuộc nhà trường. Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở GD-ĐT cho phép đơn vị này thành lập trường THCS và THPT sư phạm. Cụ thể, 2 trường THCS và THPT sư...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Mới nhất

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. ...

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học

Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng...

Giáng sinh ấm áp với trẻ khuyết tật, thiệt thòi tại TPHCM

(Dân trí) - Nhân dịp giáng sinh, Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TPHCM tổ chức sự kiện "Trao yêu thương", mang đến niềm vui, sự ấm áp cho các bệnh nhi đang được chăm sóc tại đây. Ngày 17/12, trước những dải ruy băng lấp lánh, bông tuyết trắng tinh và nhạc giáng...

Mới nhất