Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThầy trò vùng cao gượng dậy sau lũ

Thầy trò vùng cao gượng dậy sau lũ

TP – Bão số 3 kèm theo cơn lũ dữ đã cuốn đi trường lớp, nhà cửa và sinh mạng của nhiều học sinh… Nhưng vượt lên tất cả, thầy cô gắng gượng động viên nhau phải vững vàng, mỗi ngày đến lớp, quan tâm từng học sinh, nhất là các em thiệt thòi.

TP – Bão số 3 kèm theo cơn lũ dữ đã cuốn đi trường lớp, nhà cửa và sinh mạng của nhiều học sinh… Nhưng vượt lên tất cả, thầy cô gắng gượng động viên nhau phải vững vàng, mỗi ngày đến lớp, quan tâm từng học sinh, nhất là các em thiệt thòi.

Vượt qua nghịch cảnh

Đến giờ cô Lương Thị Trang, giáo viên Trường Mầm non Tân Dương, huyện Bảo Yên (Lào Cai), vẫn chưa hết bàng hoàng. Ngôi nhà thân yêu, nơi cả gia đình sinh sống ấm êm ở thị trấn phố Ràng đã bị cuốn trôi.

Cô Trang kể, sáng 9/9, khi cả nhà vừa thức giấc đã thấy nước lũ dâng tứ bề. Gửi con sang bà ngoại, cô và chồng chạy vội đến nơi nước ngập sâu hơn để hỗ trợ những gia đình khác cứu đồ. Khi quay lại, ngôi nhà cấp 4 của gia đình cùng toàn bộ đất đai, tài sản đã bị cuốn trôi.

“Tôi bàng hoàng, bật khóc. Mất nhà đúng ngày sinh nhật của con trai. Hôm đó con hỏi, mẹ ơi mình tổ chức sinh nhật ở đâu mà không biết phải nói với con thế nào”, cô Trang nhớ lại.

Phút chốc rơi vào cảnh trắng tay nhưng không hề gục ngã, cô Trang tự trấn an mình phải gác lại nỗi lo của bản thân để tiếp tục công việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ thật tốt. Cô cùng các thầy cô giáo xắn tay vào dọn dẹp trường lớp, rà soát các gia đình học sinh chịu ảnh hưởng, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ để các em vơi bớt khó khăn. Nhờ đó, việc dạy không bị ngắt quãng, học sinh đã có những bữa ăn đầy đủ.

Thầy trò vùng cao gượng dậy sau lũ ảnh 1

Thầy cô các trường học ở huyện Bảo Yên (Lào Cai) dọn dẹp trường lớp sau bão số 3

Hiện cả gia đình 4 người của cô Trang vẫn ở nhờ nhà chị gái của chồng. Từ 1/7, Nhà nước điều chỉnh chế độ tiền lương, thu nhập của giáo viên mầm non tạm ổn nhưng cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống, lo học hành cho hai con. Chồng cô Trang làm công việc tự do, thu nhập bấp bênh. Nghĩ về tương lai, cô không khỏi lo lắng lấy tiền đâu để mua đất, dựng lại mái nhà.

Từ nhỏ đã mơ ước trở thành cô giáo dạy Ngữ văn, tốt nghiệp THPT, cô thi ĐH nhưng năm đầu tiên không trúng tuyển. Cô đã khăn gói về Hà Nội làm thêm kiếm tiền để luyện thi với quyết tâm theo đuổi ước mơ. Muốn con ở gần nhà, mẹ cô Trang đã gọi về học trung cấp sư phạm mầm non. Tốt nghiệp năm 2010, cô Trang gắn bó với nghề đến nay đã gần 15 năm.

“Dạy mầm non vất vả hơn các bậc học khác vì trẻ còn nhỏ. Tất cả các việc vệ sinh, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt đều cần tới sự chăm sóc, hướng dẫn của cô. Lắm lúc rất mệt nhưng cứ nhìn thấy nụ cười, ánh mắt thơ ngây của trẻ mình dường như quên hết mọi vất vả. Càng làm nghề càng thấy say sưa, gắn bó”, cô trải lòng.

Người cha, người mẹ thứ hai

Đến giờ, mỗi khi nhớ lại thảm họa sạt lở đất ở thôn Làng Nủ, thầy Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường TH-THCS số 1 Phúc Khánh (Lào Cai), vẫn không cầm được nước mắt. 13 học sinh của trường đã mãi mãi dừng lại tuổi học trò hồn nhiên. Thầy kể, xuống Làng Nủ, chứng kiến cảnh bùn đất sình lầy, thầy đã nhanh chóng quyết định đón tất cả trẻ ở điểm trường lẻ về điểm chính để lo cho các em.

Điểm trường chính trước đó có chừng 100 học sinh, đón thêm hơn 100 em về, sinh hoạt vốn đã khó khăn nay càng thiếu thốn tứ bề. Những phòng học chức năng tạm thời được bố trí thành nơi ăn ở. Trong những ngày biến động đó, thầy Vinh yêu cầu các thầy cô giáo ngoài dạy học phải sắm vai người cha, người mẹ thứ hai của học trò để động viên, an ủi học sinh chịu cảnh mất mát người thân. Thầy đến từng lớp trò chuyện, truyền động lực giúp các em vượt qua nghịch cảnh, cố gắng học tập để lớn lên trở thành những người có ích cho xã hội.

20/11 năm nay, niềm vui Ngày nhà giáo với cô Lương Thị Trang không trọn vẹn bởi đến nay, gia đình cô vẫn chưa có mái nhà che mưa, che nắng. Cô mong muốn, giáo viên mầm non được quan tâm nhiều hơn nữa để các cô yên tâm cống hiến với nghề.

Thầy Vinh cho biết, đến thời điểm này, hoạt động dạy học đã đi vào nền nếp. Điểm trường ở Làng Nủ sẽ được hồi sinh ở một nơi mới với 2 lớp học dành cho học sinh lớp 1, lớp 2. Hai học sinh bị thương nặng phải điều trị ở Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai đã ra viện, quay lại trường học. “Riêng Bảo, học sinh lớp 2, mồ côi cả cha lẫn mẹ, khi quay lại trường, con trầm buồn, ít nói, ít cười hơn. Hôm trước, thầy xin ông bà cho xuống thị trấn chơi, thăm anh Phúc (anh trai Bảo), con chần chừ một lúc mới đồng ý đi”, thầy Vinh kể.

Cô Lê Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai), nói rằng, dịp này, nhà trường, thầy cô cùng học sinh đang say sưa tập luyện văn nghệ để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. “Bão lũ, mất mát xảy ra, nhà trường và các thầy cô đã nhanh chóng quay lại dạy học để các bậc phụ huynh yên tâm làm công việc của mình”, cô Liên nói.

Trong chuyến từ thiện, trao sổ tiết kiệm cho học sinh mồ côi do báo Tiền Phong tổ chức tại huyện Bắc Hà (Lào Cai) hồi tháng 10, cô Liên có mặt, buồn bã vì trường có trẻ mồ côi “được nhận sổ”. Cô kể, bão lũ ập về khiến các điểm trường ngập ngụa bùn đất, có nơi hư hỏng hầu hết tường rào, bếp, nhà vệ sinh. Trường có 243 em thì hàng chục em ở điểm trường lẻ phải theo gia đình di dời vì ở trong khu vực có nguy cơ sạt lở. Một số thầy cô có nhà cửa bị ngập, một giáo viên có nhà xây lâu năm khi ngấm nước không còn đảm bảo an toàn, phải đi ở nhờ.

Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng nhà trường, giáo viên đều nỗ lực hết mình dọn dẹp, hỗ trợ học sinh từ điểm lẻ ra điểm chính học tập nhằm đảm bảo an toàn. Có nơi, học sinh phải học ghép nhưng đến nay công tác dạy học ổn định, các con đến trường vui tươi, được ăn bán trú không sót ngày nào. “Điều may mắn là nhà trường có đội ngũ giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn hết lòng vì học trò”, cô Liên nói.

Hà Linh





Nguồn: https://tienphong.vn/thay-tro-vung-cao-guong-day-sau-lu-post1692696.tpo

Cùng chủ đề

Chuyên gia hiến kế giữ an toàn công trình đường bộ

Những vùng có rủi ro cao cần áp dụng tiêu chuẩn thiết kế cao hơn và sử dụng vật liệu bền vững chịu được tác động của môi trường, từ đó giảm thiểu tác động do thiên tai đối với công trình đường bộ. ...

Thiếu nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn

Thiếu và không có nhà ở công vụ cho cán bộ, giáo viên, những nơi có thì cũng xuống cấp trầm trọng, chưa được cải tạo, nâng cấp... do trong quy hoạch xây dựng trường, lớp chưa bố trí quỹ đất và chưa...

Tăng chất lượng bảo trì đường bộ, giảm thiệt hại do thiên tai

Cục Đường bộ VN đề ra nhiều giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, đảm bảo chất lượng, an toàn giao thông, nhất là trong mùa mưa lũ. ...

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ, giảm phát thải, thân thiện với môi trường

Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường. ...

Chế độ phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trường học chưa thống nhất

Bộ GD-ĐT cho rằng hiện nay việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo còn chưa thống nhất giữa các địa phương do sự chồng chéo trong các văn bản quy định. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãnh đạo trường đại học bị ‘sờ gáy’ vì dung túng đào tạo chui

TPO - Nhiều trường đại học và hiệu trưởng vi phạm khi đào tạo "chui" văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh. TPO - Nhiều trường đại học và hiệu trưởng vi phạm khi đào tạo "chui" văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh. Mới đây Bộ GD&ĐT có văn bản gửi trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (ĐH KDCN HN) về việc chấn chỉnh công tác tuyển sinh và đào tạo...

Cận cảnh tuyến đê ‘nứt toác’ vừa được công bố tình trạng khẩn cấp tại huyện Quốc Oai

TPO - UBND thành phố vừa công bố tình huống khẩn cấp nứt mặt đê tả Tích đoạn từ K23+480 đến K23+530 tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai. Sự cố này nguy cơ hưởng đến giao thông và an toàn của người dân.  19/12/2024 | 06:30 Hà Nội ...

Khúc quân hành trên thành phố di sản

Ngày 18/12, TP. Hạ Long tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh và TP. Hạ Long nói riêng. Đồng thời, khẳng định lại một lần nữa ý nghĩa quan trọng của Ngày hội Quốc...

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Chỉ thị ghi rõ: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa...

Chỗ cấp tập thi công, nơi dở dang ‘đứt đoạn’

TPO - Trong khi các dự án hậu cần nghề cá, đê kè chống lũ ở Hà Tĩnh đang cấp tập hoàn thành xây dựng như tiến độ đề ra thì một số dự án như nâng cấp quốc lộ 8C, đường bao quanh cụm công nghiệp Lộc Hà vẫn  vướng mắc mặt bằng, chờ tháo gỡ. 18/12/2024 | 20:33 ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

‘Khởi nghiệp có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất’

Theo Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân, khởi nghiệp có thể bắt đầu từ những bước đi nhỏ, khi gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển, tạo nên giá trị mới đáng kể. Chia sẻ này được GS.TS Lê Quân nêu tại lễ ra mắt Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, diễn ra sáng nay (18/12).Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, sẽ tiến hành...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực, tư duy các trường đại học 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA)Kỳ thi HSA 2025 gồm 6 đợt, bắt đầu từ tháng 3, dự kiến có khoảng 85.000 lượt thi. Trường mở đăng ký từ ngày 8/2/2025. Lệ phí thi năm 2024 là 500.000 đồng/lượt thi.Về địa điểm, kỳ thi sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà...

Lãnh đạo trường đại học bị ‘sờ gáy’ vì dung túng đào tạo chui

TPO - Nhiều trường đại học và hiệu trưởng vi phạm khi đào tạo "chui" văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh. TPO - Nhiều trường đại học và hiệu trưởng vi phạm khi đào tạo "chui" văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh. Mới đây Bộ GD&ĐT có văn bản gửi trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (ĐH KDCN HN) về việc chấn chỉnh công tác tuyển sinh và đào tạo...

Học bổng Toyota mở ra cánh cửa hội nhập cho sinh viên ngành kỹ thuật

Học bổng Toyota không chỉ là khoản hỗ trợ về vật chất kịp thời mà còn truyền lửa cho nhiều thế hệ sinh viên ngành kỹ thuật vươn lên trong học tập, mở ra cơ hội việc làm tại các công ty đa...

Sinh viên tranh tài sáng tạo những món ăn hấp dẫn

Nhiều món ăn ngon, hấp dẫn được các sinh viên chế biến tại cuộc thi 'Sáng tạo ẩm thực cùng gà Mỹ'. ...

Mới nhất

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy ở đường Phạm Văn Đồng

Kinhtedothi - Sáng 19/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành và quận Bắc Từ Liêm đến động viên, thăm hỏi các nạn nhân vụ cháy tại quán cà phê ở đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E. Báo cáo với Bí thư thành ủy Hà...

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch hôm qua (18/12). Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu...

Sắp xếp bộ máy: UBND tỉnh không quá 14 sở, Hà Nội và TP.HCM không quá 15 sở

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) có Công văn số 24 gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương về định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp...

Mới nhất