Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTặng ngôi trường 100 tỉ đồng cho vùng cao

Tặng ngôi trường 100 tỉ đồng cho vùng cao


Thầy Nguyễn Xuân Khang chụp ảnh với những sinh viên tham gia dự án đào tạo giáo viên tiếng Anh cho Mèo Vạc, Hà Giang - Ảnh: VĨNH HÀ

Thầy Nguyễn Xuân Khang chụp ảnh với những sinh viên tham gia dự án đào tạo giáo viên tiếng Anh cho Mèo Vạc, Hà Giang – Ảnh: VĨNH HÀ

Trong thời khắc giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà lo đón Tết, vui xuân, du lịch thì ngồi một mình trong căn phòng làm việc tại Trường Marie Curie (Hà Nội) thầy Nguyễn Xuân Khang vẫn nhắn những dòng tin mang nhiều trăn trở và hy vọng về các dự án ông và cộng sự đã và đang tiếp tục hỗ trợ cho vùng khó Mèo Vạc (Hà Giang).

“Tôi mong thiên thời – địa lợi- nhân hòa và bản thân mình khỏe mạnh bình thường để hoàn thành bốn dự án giúp bà con Mèo Vạc”, thầy Khang chia sẻ mong ước những ngày đầu năm mới.

Bốn dự án hỗ trợ

Bốn dự án thầy Khang triển khai và đầu tư kinh phí hỗ trợ là dự án trồng rừng ở Khâu Vai (Mèo Vạc); dạy tiếng Anh trực tuyến cho 2.600 học sinh ở Mèo Vạc trong ba năm từ lớp 3 đến hết lớp 5 (cấp tiểu học); đào tạo giáo viên tiếng Anh cho Mèo Vạc theo phương thức cử tuyển và xã hội hóa, với khoảng 30 sinh viên được đào tạo 4 năm và trở về làm việc tại địa phương này.

Dự án thứ tư, chỉ mới bàn bạc thống nhất vào cuối tháng 1-2024, nhưng đã bắt đầu khởi công ngay sau dịp Tết Nguyên đán: xây một ngôi trường trị giá 100 tỉ đồng.

Là một người từng tha thiết mong muốn cầm súng lên biên giới bảo vệ Tổ quốc, thầy Nguyễn Xuân Khang cũng gắn bó với giáo dục vùng khó từ thời còn trẻ. Ông từng mô tả cái đói, cái rét trong quãng ngày thiếu thốn ấy như thấm vào tận xương tủy.

Có lẽ đó cũng là lý do khiến ông đồng cảm nhiều hơn và khi đã là một nhà quản lý giáo dục có điều kiện về tiền bạc, ông đã biến sự đồng cảm thành hành động cụ thể.

Không phải chỉ có bốn dự án mà đã nhiều lần thầy Nguyễn Xuân Khang đáp lại lời mong mỏi, kêu gọi của đồng nghiệp, của người dân sẵn sàng chi những khoản tiền lớn để mua cơm cho học trò vùng khó hay hỗ trợ bằng những việc làm thiết thực.

Cách đây 45 năm, khi đó tôi 30 tuổi, tôi đã viết tâm thư xin nhập ngũ vì muốn cầm súng bảo vệ biên giới phía Bắc. Nhưng tôi không được toại nguyện vì tôi bị hỏng mắt trái, còn mắt phải cận nặng đến 12 đi ốp. Không được dùng xương máu thì tôi xin dùng mồ hôi, công sức để giữ đất biên cương.

Thầy Nguyễn Xuân Khang

Ngôi trường 100 tỉ đồng

Nhân buổi lãnh đạo UBND huyện Mèo Vạc về Hà Nội thăm Trường Marie Curie vào tháng 11-2023, ý tưởng đầu tư xây trường dân tộc bán trú Marie Curie – Mèo Vạc được đặt ra.

Tháng 1-2024, thầy Khang có cuộc họp với UBND huyện Mèo Vạc về việc này. Ông cũng “chốt” luôn việc sẽ đầu tư hoàn toàn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngôi trường này với dự kiến khoảng 100 tỉ đồng.

Với chỉ đạo của thầy Nguyễn Xuân Khang, Trường Marie Curie Hà Nội mời các kiến trúc sư bắt tay vào khảo sát, thiết kế, lập hồ sơ dự án xây dựng, đồng thời lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thi công.

Dự án được chính thức khởi động ngày 20-2-2024, chỉ sau cuộc bàn bạc không đầy một tháng. Dự kiến ngôi trường này sẽ hoàn thành vào tháng 1-2026 và bàn giao cho UBND huyện Mèo Vạc quản lý, vận hành theo loại hình trường công lập trọng điểm của huyện.

Đây là món quà người thầy ở Hà Nội muốn tặng lại cho người dân, học sinh ở vùng cực Bắc. Nếu mọi việc diễn ra đúng tiến độ thì năm học 2026-2027 trường có thể tuyển sinh lớp học sinh đầu tiên.

Ông Ngô Mạnh Cường – phó chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc – cho biết lãnh đạo huyện và lãnh đạo tỉnh Hà Giang đánh giá cao sự hỗ trợ của Trường Marie Curie Hà Nội và cá nhân thầy Nguyễn Xuân Khang.

“Là một huyện vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, ngôi trường mà thầy Xuân Khang tặng cho chúng tôi càng có ý nghĩa và quý giá. Nó là điều người dân Mèo Vạc từng mơ ước bấy lâu”, ông Cường chia sẻ.

“100 tỉ đồng là số tiền rất lớn, vì sao thầy có thể quyết nhanh thế?” – nghe điều băn khoăn này, thầy Khang chỉ cười. Ông không trả lời trực tiếp mà chia sẻ một bài viết khác mà ông cho biết đã rất tâm đắc và thấy gần với điều ông suy nghĩ.

Bài viết đặt ra vấn đề “nhiều tiền thì làm gì?” và bày tỏ quan điểm: Trường hợp tiền bạc, tài sản để lại cho con cái, nếu chúng là những người giỏi giang, có chí hướng thì chúng cũng không cần dựa vào tiền của cha mẹ để mãi mãi không thoát được cái bóng của cha mẹ. Còn chúng không giỏi giang mà lại có ít tiền bạc thì là mầm họa.

Thế nên nếu có tiền mà lo không biết làm gì thì nên xây trường, xây bệnh viện, cải tạo môi trường, trồng rừng, lập quỹ học bổng, xây thư viện, bảo tàng, tài trợ cho nghiên cứu khoa học… Điều bài viết nêu lên đã “thay lời muốn nói” cho lựa chọn của thầy Xuân Khang.

Thầy Nguyễn Xuân Khang chơi kéo co với học sinh Trường MarieCurie Hà Nội - Ảnh: nhà trường cung cấp

Thầy Nguyễn Xuân Khang chơi kéo co với học sinh Trường MarieCurie Hà Nội – Ảnh: nhà trường cung cấp

Trồng rừng và trồng người

Năm 2021, Trường Marie Curie Hà Nội có ba học sinh lớp 7 cùng nhau viết một cuốn sách có tựa đề “Một mẩu rừng cho bạn”.

Cuốn sách nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh thiếu niên trong việc bảo vệ rừng cũng là bảo vệ môi trường sống. Cuốn sách được Trung tâm truyền thông Tài nguyên – Môi trường hỗ trợ bán sách để lấy tiền góp vào chương trình trồng 1 triệu cây xanh khôi phục rừng đầu nguồn ở Mèo Vạc giai đoạn 2021-2025.

Khi biết việc này, thầy Xuân Khang thay mặt trường mua 2.000 cuốn sách đưa tới các học sinh để lan tỏa thông điệp ý nghĩa. Thông điệp của năm học mới 2021-2022 ngay sau đó được thầy Xuân Khang quyết định chọn chủ đề hướng tới việc trồng 1 vạn cây xanh cho Mèo Vạc.

Đó là khởi đầu của dự án trồng rừng mà thầy Xuân Khang khởi xướng. Tới nay, dự án này đã trồng 1,2 vạn cây sa mộc tại Khâu Vai (Mèo Vạc). Sau ba năm, số cây trồng này đã cao 1,2-1,5m. Dự án chuẩn bị cho giai đoạn 2 trồng 2-3 vạn cây sa mộc trong năm 2024.

Năm học 2022-2023, khi lần đầu tiên học sinh lớp 3 học chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó bắt buộc phải học tiếng Anh, cả huyện Mèo Vạc chỉ có một giáo viên tiếng Anh tiểu học. Nguy cơ không thể thực hiện được việc dạy học môn tiếng Anh với học sinh lớp 3 năm đó ở ngay trước mắt.

Biết tin từ báo chí, thầy Nguyễn Xuân Khang đã chủ động liên hệ với huyện Mèo Vạc.

Ông đề xuất một hình thức dạy trực tuyến môn tiếng Anh cho học sinh lớp 3. Sau khi khảo sát và tính toán để đảm bảo chất lượng, thầy Khang quyết định phải tuyển thêm giáo viên mới.

Gần 20 giáo viên trẻ được tuyển dụng và được tập huấn kỹ để dạy trực tuyến. Việc dạy trực tuyến cho 2.600 học sinh đã bước sang năm học thứ hai và dự kiến sẽ duy trì cho tới khi số học sinh này học hết tiểu học.

Hỗ trợ đào tạo giáo viên tiếng Anh

Thầy Xuân Khang cho rằng cần phải hỗ trợ để có một hướng đi bền vững hơn. Ông đặt vấn đề với huyện Mèo Vạc và lãnh đạo tỉnh Hà Giang về việc hỗ trợ đào tạo giáo viên.

Những sinh viên là người địa phương đang học ngành sư phạm tiếng Anh hoặc tiếng Anh ở các trường đại học được lựa chọn. Trên cơ sở tình nguyện và cam kết của sinh viên, thầy Xuân Khang cấp tiền hỗ trợ cho các em trong bốn năm học cho tới khi các em ra nghề, trở về Mèo Vạc dạy học.

Tổng số tiền hỗ trợ khoảng 12 tỉ đồng.

Thầy Khang cho biết hiện đã có 17 sinh viên tham gia dự án, trong thời gian tới sẽ tuyển thêm 13 sinh viên nữa. Năm 2026 sẽ có sinh viên trong diện này tốt nghiệp và về dạy học ở Mèo Vạc.

Một trong những người mở trường tư đầu tiên

Thầy Nguyễn Xuân Khang là một trong những nhà giáo dục mở trường tư thời kỳ đầu tiên ở Hà Nội, cùng thời với nhiều nhà giáo dục khác như thầy Văn Như Cương, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Tùng Lâm…

Thầy Khang lập Trường Marie Curie Hà Nội năm 1992, tới nay đã 32 năm. Ông là chủ đầu tư duy nhất của ngôi trường này và làm hiệu trưởng cho tới năm 2023, trước khi chuyển sang chức danh mới là chủ tịch hội đồng trường.



Nguồn

Cùng chủ đề

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

Mèo Vạc (Hà Giang): Khởi sắc ở xã biên giới Thượng Phùng

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời...

Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát huy vai trò Người có uy tín

Ngoài tuyên truyền cho các hộ dân trong thôn thực hiện tốt công tác khuyến học, thời gian qua, ông Vàng Nỏ Sính đã tích cực tham gia cùng cán bộ xã, thôn tuyên truyền, vận động bà con ăn ở hợp vệ sinh, di chuyển chuồng trại gia súc ra xa nhà, xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới, việc tang, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, vận động...

Game thủ rủ nhau tặng điện mặt trời cho bản làng vùng cao

Hai bản đầu tiên được lựa chọn lắp đặt là bản Hang É (xã Pa Vây Sử) và bản Tung Qua Lìn (xã Tung Qua Lìn), huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Cả hai bản hiện nay đều khó khăn về đường giao thông nông thôn, khi về đêm, với địa hình vùng cao còn hiểm trở. Việc chưa có hệ thống...

Hành trình xây những điểm trường “chạm mây”

Ðến nay, anh Nam đã vận động, kêu gọi tài trợ xây dựng được 18 điểm trường, vận động hỗ trợ học phí đến hết lớp 12 cho 360 em học sinh mồ côi, đặc biệt khó khăn ở vùng núi… 18 điểm trường tặng học trò vùng cao Ðầu năm học mới 2024-2025, điểm trường ông Phụng, thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Nói là đặc biệt bởi không chỉ có tân sinh viên, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường tại Phú Yên ngày 8-11 còn có học sinh và cả các thầy cô giáo được tiếp sức. ...

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. Tốn thời gian, công sức vẫn phải kiểm địnhLý giải việc giảng viên đại học sợ...

Những điều không phải ai cũng biết khi dùng lò vi sóng

Nhiều người cho rằng nấu hoặc hâm thức ăn trong lò vi sóng có thể gây hại cho chúng ta. Thực tế thế nào? Nhiều người cũng lo ngại một số hợp chất trong các dụng cụ trữ thức ăn bằng nhựa, chẳng hạn...

Khám phá chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn của TH true MILK

Trong chương trình 'Khám phá nhà máy Xanh' lần này, khán giả sẽ được tìm hiểu những sáng kiến về kinh tế xanh, chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” và phát triển bền vững tại trang trại, nhà máy TH. Trang trại TH hiện đang giữ kỷ lục thế giới "Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô...

Thủ tướng: Cần dự báo tác động kết quả bầu cử Mỹ, phản ứng chính sách kịp thời

Cần chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024. Sáng 9-11,...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. Tốn thời gian, công sức vẫn phải kiểm địnhLý giải việc giảng viên đại học sợ...

17 cơ sở đào tạo của Việt Nam nằm trong Bảng xếp hạng đại học châu Á

Tổ chức Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học châu Á 2025 (QS AUR 2025). Theo đó, Việt Nam có 17 cơ sở đào tạo góp mặt trong...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

‘Cần giao quyền tuyển dụng giáo viên cho ngành giáo dục giải bài toán thừa, thiếu cục bộ’

Nhiều ý kiến từ địa phương cho rằng cần giao thẩm quyền, sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng giáo viên cho cơ quan quản lý giáo dục, thay vì thực tế như hiện nay. Chia sẻ thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, hàng năm, trên cơ sở kế hoạch phát triển trường, lớp được UBND tỉnh phê duyệt, Sở GD-ĐT...

Trình Quốc hội Luật Nhà giáo, đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất

(NLĐO)- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên ...

Mới nhất

Đề xuất người bị sa thải, kỷ luật không được nhận bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), Chính phủ đề xuất người bị sa thải, kỷ luật thôi việc không được nhận bảo hiểm thất nghiệp, song cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị bỏ đề xuất này. Sáng 9.11, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung trình Quốc hội luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều đề xuất...

17 cơ sở đào tạo của Việt Nam nằm trong Bảng xếp hạng đại học châu Á

Tổ chức Quacquarelli Symonds vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật...

Tiếp cận thực phẩm hàng chất lượng, giá ưu đãi

Hơn 800 siêu thị thuộc hệ thống Saigon Co.op chính thức tiếp tục triển khai chương trình "Tri ân triệu cảm xúc", tăng cơ hội để khách hàng dễ tiếp cận nguồn thực phẩm, hàng hóa chất lượng với giá ưu đãi. Khách hàng mua thực phẩm được ưu đãi sâu tại Co.opXtra Xa lộ Hà Nội (TP Thủ Đức,...

Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng

Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công "dân văn phòng"Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. ...

Mới nhất