Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTăng ngân sách cho ĐH là khả thi

Tăng ngân sách cho ĐH là khả thi


Tuần trước, Báo Thanh Niên đã có chuyên đề về tài chính cho giáo dục ĐH (GDĐH), trong đó nêu thực trạng nguồn thu của GDĐH phụ thuộc vào học phí, trong khi các chuyên gia đều cho rằng ngân sách nhà nước (NSNN) phải là nguồn tài chính chủ yếu. Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên xung quanh vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Tăng ngân sách cho ĐH là khả thi - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn

NHÀ NƯỚC CHI CHO ĐH: VN 35%, THẾ GIỚI 66 – 75%

Trước bình luận của nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng VN có thể được xem như “một ngoại lệ” (về đầu tư NSNN cho GDĐH) khi đang là một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn thu học phí, ông Sơn chia sẻ:

Có thể nói cùng với việc đẩy mạnh chủ trương thực hiện tự chủ ĐH và xã hội hóa GDĐH thì tài chính ĐH là một chủ đề được bàn luận khá nhiều và tạo ra sự chú ý đặc biệt trong một vài năm gần đây. Những phân tích về tài chính ĐH của nhóm chuyên gia WB gần đây, một phần dựa vào những số liệu do các đơn vị của Bộ GD-ĐT công bố trước đây, một phần dựa trên kết quả khảo sát của nhóm tại một số cơ sở GDĐH, đã tiếp tục làm rõ thực trạng và bổ sung một số khuyến cáo phù hợp (mặc dù một số số liệu thu thập, khảo sát được chưa đủ tính đại diện).

Hiện nay chưa có số liệu tính toán chính thức về tổng kinh phí và cơ cấu kinh phí chi cho các cơ sở GDĐH. Theo số liệu dự toán NSNN do Bộ Tài chính cung cấp và số liệu do Bộ GD-ĐT khảo sát, suất chi trên đầu sinh viên (SV) trung bình năm 2021 ước tính khoảng 25,5 triệu đồng/năm; trong đó kinh phí chi từ NSNN trung bình xấp xỉ 8,8 triệu đồng/SV, tương ứng với tỷ trọng khoảng 35%. Xét chung toàn hệ thống là vậy, nhưng nếu xét riêng những trường có mức tự chủ tài chính cao thì tỷ trọng NSNN sẽ thấp hơn rất nhiều, như báo cáo của nhóm chuyên gia đã đưa ra.

Theo số liệu thống kê năm 2019 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), suất chi phí trên một SV tính trung bình trong khối OECD xấp xỉ 18.950 USD và trung bình trong khối EU xấp xỉ 18.350 USD; trong đó NSNN chiếm trung bình 66% trong khối OECD và 75% trong khối EU. Một số nước có tỷ trọng chi NSNN tương đương hoặc thấp hơn VN như: Anh (24%), Nhật (32,6%), Úc (33,7%) và Mỹ (35,7%). Tuy nhiên, suất chi phí trên đầu SV ở các nước này đều nằm ở mức rất cao (20.000 – 35.000 USD/năm).

Tỷ trọng chi từ NSNN cho các trường ĐH thấp đồng nghĩa với việc các trường ĐH sẽ khó đi theo những định hướng, mục tiêu chiến lược mà Nhà nước đặt ra. Như nhiều chuyên gia đã phân tích, khi một trường ĐH phụ thuộc nhiều vào nguồn thu học phí thì tất yếu sẽ tập trung vào mở ngành, tuyển sinh và đào tạo những ngành, những chương trình dễ thu hút người học, chi phí thấp song lại hiệu quả cao về mặt tài chính. Hệ quả là nhiều ngành khoa học, kỹ thuật và một số ngành đặc thù khác, nhất là ở trình độ sau ĐH, rất cần cho sự phát triển lâu dài, bền vững của đất nước, sẽ gặp khó khăn trong tuyển sinh nếu không có những cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc bảo đảm công bằng xã hội, khả năng tiếp cận GDĐH cho các nhóm yếu thế cũng là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Tăng ngân sách cho ĐH là khả thi - Ảnh 2.

Đầu tư cho giáo dục ĐH là cho phát triển bền vững, hiệu quả đầu tư cao; đầu tư càng nhiều thì lợi ích càng lớn

CHÍNH SÁCH THIẾU ĐỒNG BỘ NÊN ĐẦU TƯ BỊ GIẢM

Vài năm gần đây, Chính phủ cũng như Bộ GD-ĐT đều cho rằng nếu hiểu tự chủ là tự lo về tài chính là hiểu sai về tự chủ, nhưng trên thực tế thì các trường tự chủ vẫn bị cắt hoàn toàn ngân sách khoản chi thường xuyên… Ông nghĩ thế nào về việc có nhiều ý kiến cho rằng việc giao tự chủ rồi từ đó cắt luôn chi thường xuyên của trường ĐH công lập là điều không thấy ở thông lệ quốc tế?

Việc giao tự chủ cho các trường ĐH chính là để phát huy tốt hơn sự năng động, sáng tạo của các trường, nâng cao năng lực quản trị ĐH và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống GDĐH, từ đó gia tăng hiệu quả đầu tư của Nhà nước, của người học và của xã hội. Thực tế là trong thời gian qua việc cắt giảm kinh phí chi thường xuyên đã buộc các cơ sở GDĐH phải năng động hơn để đổi mới tổ chức, quản trị và hoạt động nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các nguồn lực từ xã hội, đồng thời sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực này. Báo cáo của Bộ GD-ĐT tại Hội nghị tự chủ ĐH năm 2022, cũng như một số khảo sát vừa qua của nhóm chuyên gia WB tại các cơ sở GDĐH tiên phong trong triển khai tự chủ, cũng đã chỉ rõ điều này.

Một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn lực cho các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công, trong đó có GDĐH, nhưng chưa bao giờ đặt ra việc cắt giảm NSNN đối với GDĐH. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GDĐH (luật 34) đã quy định chính sách của Nhà nước về phát triển GDĐH, trong đó quy định phân bổ ngân sách và nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng SV và hình thức khác.

Như vậy, việc phân bổ NSNN cho GDĐH được chuyển từ chủ yếu hỗ trợ chi thường xuyên sang chi đầu tư, chi theo nhiệm vụ cạnh tranh và chi hỗ trợ người học; điều này không phải là không thông dụng ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên trong thực tế, việc đổi mới cơ chế, chính sách tài chính này chưa được triển khai đồng bộ. Việc cắt giảm kinh phí chi thường xuyên không gắn kèm với việc gia tăng ngân sách thông qua cơ chế đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ đã gây nhiều khó khăn cho các cơ sở GDĐH .

 Vẫn phải tăng học phí

Trong điều kiện NSNN chưa thể tăng mạnh thì việc phải tăng học phí theo một lộ trình phù hợp là không tránh khỏi. Ở đây cần nhiều giải pháp chính sách đồng bộ từ cả Nhà nước và các cơ sở GDĐH. Trong đó, một trong những giải pháp hiệu quả nhất là tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới chính sách tín dụng và học bổng SV, hướng theo đối tượng và ngành đào tạo, tăng mạnh tỷ lệ SV được hỗ trợ tài chính, nhất là SV các ngành khoa học, kỹ thuật và một số các ngành đặc thù khác.

TĂNG ĐẦU TƯ CHO GDĐH LÀ MỘT YÊU CẦU CẤP BÁCH

Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần tăng đầu tư cho GDĐH. Theo ông, đây có phải là một đòi hỏi khả thi?

Việc tăng đầu tư cho GDĐH từ NSNN là một yêu cầu cấp bách và tất yếu. Việc này có khả thi hay không trước hết phụ thuộc vào quan điểm đầu tư, sự đồng thuận của các cơ quan quản lý nhà nước và toàn xã hội về lợi ích đầu tư cho GDĐH. Như đã nói, đầu tư cho GDĐH là đầu tư cho phát triển bền vững, hiệu quả đầu tư cao; đầu tư càng nhiều thì lợi ích càng lớn, cho cả lợi ích công và lợi ích tư.

Quy hoạch tổng thể quốc gia đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2030 VN trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; thuộc nhóm 10 quốc gia có hệ thống GDĐH tốt nhất châu Á với tỷ lệ SV ĐH đạt 260 trên 1 vạn dân.

Trong khi đó, các chỉ số thống kê về người có trình độ ĐH và quy mô SV trên dân số, mức chi NSNN cho GDĐH tính trên đầu người, trên GDP hay trên tổng NSNN chi cho GD-ĐT hay khoa học – công nghệ đều thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là những thách thức rất lớn đặt ra cho GDĐH VN, vừa phải tăng quy mô, tăng khả năng tiếp cận GDĐH cho mọi người dân, đồng thời phải nâng cao chất lượng GDĐH gắn với phát triển khoa học – công nghệ.

Muốn tăng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao và năng lực khoa học – công nghệ của đất nước, bên cạnh nỗ lực đổi mới của các cơ sở GDĐH thì nhất định phải tăng nguồn lực đầu tư, nhất là từ NSNN và xã hội. Theo số liệu do Bộ Tài chính cung cấp, NSNN chi cho GDĐH trong giai đoạn 2018 – 2020 đạt 0,25 – 0,27% GDP (4,3 – 4,7% tổng chi NSNN cho GD-ĐT); năm 2020 dự toán là 16.703 tỉ đồng nhưng thực chi là 11.326 tỉ đồng. Cũng trong giai đoạn đó, tổng NSNN thực chi cho GD-ĐT chỉ nằm trong khoảng 16 – 16,8% tổng NSNN. Như vậy, nếu NSNN thực chi cho GD-ĐT được nâng lên đạt 20% tổng NSNN, thì việc điều tiết một phần trong đó để nâng tỷ trọng chi cho GDĐH lên gấp đôi hiện nay (tức khoảng 0,5% GDP) là hoàn toàn khả thi. 



Source link

Cùng chủ đề

Thu ngân sách Nhà nước “chạm đích”

ANTD.VN - Thu ngân sách Nhà nước tính đến 10/11 đã ước đạt 99,4% dự toán nhờ tăng trưởng tích cực cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế 10 tháng thu NSNN ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023 (trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 101,7% dự toán; thu ngân sách...

Trường đại học thử thách sinh viên 7 ngày sống xanh

Cùng mục đích lan tỏa thông điệp sống xanh sống khỏe nhưng các trường ĐH có hình thức khác nhau dành cho người học. Đáng chú ý là hoạt động 'Thử thách sinh viên 7 ngày sống xanh'. ...

Lan tỏa văn hóa sẻ chia

Làn sóng ủng hộ nghệ sĩ trong nước của giới trẻ đang bùng nổ, thể hiện qua các hoạt động bài bản, quy mô ...

‘Mùa đông năm nay các con không còn lạnh nữa’

Chia sẻ tại chương trình "Nối vòng tay ấm" do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng PNJ và Quỹ Niềm Tin Vàng thực hiện, hiệu trưởng một điểm trường ở Lạng Sơn xúc động nói: 'Mùa đông năm nay các con...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bật mí về chiếc váy dạ hội gây tranh cãi mà Thanh Thủy diện tại Miss International

Lê Thanh Hòa bật mí thêm thời điểm chiếc váy vướng phải những tranh cãi, chính Thanh Thủy...

Hạt đu đủ có loại bỏ ký sinh trùng đường ruột?

Ký sinh trùng đường ruột là những sinh vật nhỏ bé, thường là giun hoặc các sinh vật đơn bào, sinh sống trong hệ tiêu hóa của con người. ...

Công an điều tra cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm cầm thước đánh bầm tím cả 2 chân học sinh lớp 6. ...

Trang điểm mắt ánh nhũ được Jennie, Taeyeon lăng xê

Diện mạo mới toanh khi nàng thử áp dụng cách trang điểm ánh nhũ lạ mắt. Jennie tinh...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Nhà trường đã đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh bầm tím 2 chân của nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam. ...

Công an điều tra cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm cầm thước đánh bầm tím cả 2 chân học sinh lớp 6. ...

Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân

Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác cô giáo dùng thước đánh học sinh lớp 6 bầm tím hai chân. Lãnh đạo nhà trường cũng thông tin đã làm việc với gia đình, đồng thời đề nghị cô giáo chở em học sinh...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong...

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím 2 chân, cô giáo chủ nhiệm bị đình chỉ

Nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân, sau khi va chạm với bạn trong tiết Thể dục. Hiện, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ công tác 5 ngày đối với cô giáo để làm rõ vụ việc. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Sáu, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đã nắm được vụ việc cô giáo chủ...

Mới nhất

Khó triệt phá 100% các điểm phức tạp về ma túy

(ĐCSVN) - Theo đại biểu, mục tiêu triệt phá 100% các điểm phức tạp về ma túy và các đối tượng bán lẻ là quá cao và khó đạt được trong bối cảnh các điểm, các đối tượng ma túy ngày càng tinh vi. Chiều 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội...

Tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho hơn 1 triệu lượt người

(ĐCSVN) - "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" và Chương trình Careme năm 2024 đã tổ chức gần 2.700 hoạt động, qua đó tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho 1,13 triệu lượt người (gấp 11 lần chỉ tiêu đề ra). Chiều 13/11, tại Hà Nội, Trung ương...

“Bảo mật danh tính” cùng Cuộc thi Capture-the-Flag

(ĐCSVN) - Sự kiện bao gồm Hội thảo An ninh mạng và Cuộc thi Capture-the-Flag giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hệ sinh thái an ninh mạng. Chủ đề năm nay, “Bảo mật Danh tính”, tập trung vào tầm quan trọng của việc bảo mật danh tính cá nhân và số trong thế giới kết nối ngày nay. ...

Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024 tại thị trường trong nước giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Mới nhất