Trang chủChính trịNgoại giaoTăng lương cơ sở sẽ không gây ra tình trạng lạm phát...

Tăng lương cơ sở sẽ không gây ra tình trạng lạm phát tăng đột biến

Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 7, đồng ý cải cách tiền lương với phương án tăng lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng một tháng, tăng 15% lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7. Làm thế nào để tăng lương nhưng không kéo theo lạm phát tăng vọt?

HSBC dự báo lạm phát Việt Nam giảm nhẹ
Để kiểm soát hiện tượng lạm phát tăng theo lương cơ sở, các cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai giám sát thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin giá… (Nguồn: Vietnamnet)

Nhận định về vấn đề nói trên, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, trong 15 năm qua tốc độ tăng của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng lương.

Tính từ năm 2009 cho đến ngày 1/7/2024 – tức ngày chính thức áp dụng chính sách lương mới – mức lương cơ sở đã tăng khoảng 280%, mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp tăng khoảng 484%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng khoảng 108%.

Điều này cho thấy, Chính phủ luôn hướng tới mục tiêu tiền lương thực sự phải là thu nhập chính để đảm bảo nguồn sống của người lao động và gia đình, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc.

Tăng lương sẽ góp phần nâng cao mức sống của người dân, đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế và làm cho sức mua tăng lên, khi đó quan hệ cung cầu có sự thay đổi, có khả năng tác động đến giá cả.

Bà Oanh cho rằng, những năm trước đây, thông thường khi lương tăng thì giá cả tăng. Thậm chí chỉ khi mới có chính sách của Chính phủ về việc tăng lương thôi thì giá cả đã tăng rồi, chưa cần đợi đến thời điểm thực thi. Đó là vì thị trường khi đó còn ở dạng tự phát và công tác quản lý xung đột về giá chưa được hoàn thiện như hiện nay.

Vụ trưởng Vụ Thống kê giá dẫn chứng, năm 2008 và 2011 xảy ra lạm phát tăng rất cao nhưng không phải chỉ do tăng lương mà ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính sách tiền tệ thời kỳ này còn lỏng lẻo không linh hoạt, việc điều hành các chính sách tiền tệ vĩ mô còn lúng túng…

“Trong những năm trở lại đây đã có sự thay đổi rất rõ rệt. Chính phủ, người dân và thị trường đã có những thích ứng, không còn bị tác động nhiều nữa nên việc tăng lương thường tạo ra lạm phát kỳ vọng, còn chuyện tăng giá ít xảy ra. Do đó, lần tăng lương này sẽ không gây ra tình trạng tăng đột biến đối với lạm phát”, bà Nguyễn Thu Oanh khẳng định.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cũng nhấn mạnh, không nên chủ quan và vẫn phải lường trước hiện tượng “té nước theo mưa” khi tăng lương từ 1/7.

Để kiểm soát được hiện tượng này các cơ quan chức năng cần tăng cường triển khai giám sát thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin giá, tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với cả việc chấp hành các pháp luật về giá cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Bà Oanh nói: “Đây là giải pháp rất là quan trọng vì khi giá cả được công khai minh bạch thì sẽ tránh được tình trạng tăng giá bất hợp lý. Ngoài ra cũng cần kêu gọi các doanh nghiệp tham gia các chương trình bình ổn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, uy tín, chiếm thị phần cao, là đầu mối cho các chuỗi cung ứng. Đồng thời, khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị tổ chức các đợt khuyến mại hàng hoá, kích cầu tiêu dùng”.

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu gồm ông Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế quốc dân) và bà Nguyễn Thị An Hưng, Cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, cần có các giải pháp đồng bộ cả về tuyên truyền nhân thức, kinh tế, tài chính, hành chính – pháp lý cùng với các chủ thể có liên quan như nhà nước, doanh nghiệp, dân cư, các đối tượng hữu quan khác.

Theo đó, về phía nhà nước, cần có nguồn hoặc cơ chế dự trữ hàng hóa đáng kể để cung ứng ra thị trường vào thời điểm cần thiết, hình thành cơ chế giá trần phù hợp với những mặt hàng thiết yếu, tăng cường hiệu nang quản lý thị trường khi có hiện tượng đầu cơ tăng giá hoặc tăng giá không đủ cơ sở và căn cứ phù hợp, coi trọng tuyên truyền để ổn định tâm lý công chúng trước tình hình tăng lương.

Đồng thời, khuyến khích cạnh tranh theo giá, tăng cường nhập khẩu để ổn định giá và tăng lãi suất huy động, phát hành trái phiếu dự án hoặc trái phiếu doanh nghiệp có nhà nước bảo lãnh để thu hút phần nào lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông.

Đối với doanh nghiệp, cần tái cơ cấu, áp dụng mô hình kinh doanh mới, quản trị tinh gọn để tiết kiệm chi phí, khai thác mọi sự hỗ trợ để tiết kiệm chi phí.

Đối với công chúng, cần ổn định tâm lý, không chạy theo tâm lý đám đông, không tự gây ra làn song đô xô mua hàng hóa khi chưa có nhu cầu thực sự, giảm thiểu tâm lý tích trữ và có phương thức chi tiêu cá nhân hợp lý, tiết kiệm và bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tang-luong-co-so-se-khong-gay-ra-tinh-trang-lam-phat-tang-dot-bien-277328.html

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam: Tiến độ 10 năm có khả thi?

Việc những tuyến đường sắt đô thị chỉ vài chục km của 2 thành phố lớn nhất cả nước ì ạch vắt qua 2 thập niên khiến không ít người hoài nghi về mục tiêu 10 năm hoàn thiện đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 1.500 km. Thế nhưng, dự án này có đủ cơ sở để về đích đúng kế hoạch. Đủ cơ sở hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035 Trong phân kỳ đầu tư, Bộ GTVT...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam: Thời cơ chín muồi

Nguồn lực tài chính, nhân lực và năng lực công nghệ đều đã sẵn sàng, đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang đứng trước thời cơ "vàng" để hiện thực hóa "giấc mơ" công trình thế kỷ. Hơn 14 năm trước, năm 2010, khi được đưa ra Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam nhận về cái lắc đầu từ đại đa số các đại biểu Quốc hội do lo ngại tổng mức đầu tư quá lớn kéo...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam

Nếu được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10 này, đến năm 2035, VN sẽ có tuyến đường sắt cao tốc nối liền một dải Bắc - Nam. Đây không chỉ là bước ngoặt lịch sử của ngành đường sắt sau nhiều thập niên trì trệ, lạc hậu mà còn tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế VN. Tương lai giao thông hiện đại, bền vững Những ngày qua, người dân khắp các tỉnh thành hào hứng chia...

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 khoảng trên 7%

Chiều nay (7/10), tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vẻ đẹp ma mị trên bầu trời đêm của Bắc cực quang

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: baoquocte2016@gmail.com Liên hệ quảng cáo: truyenthongtgvn@gmail.com © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không...

Mỹ tăng “đòn” lên phe bán quân sự, Ai Cập “kêu oan” vì bị đổ tội không kích

Mới đây, chính quyền Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với ông Algoney Hamdan Dagalo Musa - lãnh đạo cấp cao của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, một bên trong cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi.

Tín hiệu ‘hồi sinh’ tích cực

Hội nghị thượng đỉnh thường niên các nhà lãnh đạo các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) diễn ra tại thủ đô Moscow, Liên bang Nga vào ngày 8/10.

Những vấn đề trên iPhone 16 mà người dùng đang gặp phải

Mặc dù Apple đã phát hàng iOS 18.0.1 để khắc phục loạt lỗi nghiêm trọng trên iPhone 16, nhưng nhiều người dùng vẫn tiếp tục báo cáo sự cố đối với thiết bị của họ.

Giá cà phê robusta phục hồi nhẹ, dự trữ giảm kỷ lục, thị hiếu thị trường “ủng hộ” giá tăng

Tính chung 9 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu thu về đã thiết lập kỷ lục mới 4,3 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ 2023.

Bài đọc nhiều

Tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU thêm leo thang, Bắc Kinh chính thức “ra tay”, Pháp lập tức lên tiếng

Ngày 8/10, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu bước leo thang mới trong tranh chấp thương mại giữa hai bên.

Sau gói kích thích kinh tế “khủng”, Trung Quốc bùng nổ chi tiêu dịp “Tuần lễ vàng”

Các hộ gia đình Trung Quốc đã chi tiêu mạnh tay hơn trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh diễn ra từ 1-7/10 - "Tuần lễ vàng" cho ngành du lịch - dịch vụ khi ghi nhận mức doanh thu tăng đáng kể tại nhiều lĩnh vực, từ du lịch cho đến dịch vụ ăn uống, nhà ở...

Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng

Trong báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2024, Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) một lần nữa nhấn mạnh việc nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng đã được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng.

Thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc

Nhiều ngành như khách sạn đóng tàu sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách này.

Kinh tế Mỹ đón nhiều tin vui, thâm hụt thương mại giảm mạnh

Mới đây, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới là 15%, giảm 5% so với trước đó.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê robusta phục hồi nhẹ, dự trữ giảm kỷ lục, thị hiếu thị trường “ủng hộ” giá tăng

Tính chung 9 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu thu về đã thiết lập kỷ lục mới 4,3 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ 2023.

Nỗi lo mới của kinh tế Nga

Ngày 9/10, Giám đốc điều hành (CEO) Sberbank German Gref dự báo, đến năm 2030, Nga sẽ thiếu khoảng 1 triệu chuyên gia công nghệ thông tin so với nhu cầu.

Thủ tướng Việt Nam – Lào – Campuchia ăn sáng, giao lưu đặc biệt với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN

Sáng 10/10, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có cuộc ăn sáng, giao lưu đặc biệt với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).

Nguyện vọng của người dân là kim chỉ nam

“Khi mọi người yêu thành phố của họ và chia sẻ tầm nhìn chung về tương lai, họ sẽ nỗ lực phấn đấu, làm việc và lao động vì nơi họ đang sống. Và bầu không khí đầy tích cực hứng khởi này sẽ thu hút những tài năng mới và các dự án thú vị, làm giàu thêm cho diện mạo và giá trị, bản sắc của Hà Nội”. Đó là chia sẻ của Trưởng đại diện UNESCO...

Vượt khó khăn từ cơn bão lịch sử, Quảng Ninh quyết “về đích” mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Cơn bão số 3 lịch sử đã "cuốn trôi" khoảng hơn 23 tỷ đồng của Quảng Ninh, thế nhưng, tỉnh vẫn kiên trì mục tiêu giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 trên 10%, quyết tâm duy trì liên tục một thập kỷ đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số.

Mới nhất

Làm giàu từ… xơ mướp

TPO - Những quả mướp già thường bị bỏ lại sau mỗi mùa vụ của bà con nông dân nay trở thành nguyên liệu xanh đắt giá. Xơ mướp được “hô biến” thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo. Anh Nguyễn Phú Tùng...

Cột cờ Hà Nội – biểu tượng lịch sử của Thủ đô

Cột cờ Hà Nội có tuổi đời hơn 200 năm là công trình trình lịch sử đặc biệt và có quy mô hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô, Cột cờ còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên...

Bộ GTVT yêu cầu Bình Phước, Đắk Nông rà soát bộ máy, nhân sự quản lý Dự án cao tốc Gia Nghĩa

Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồngDự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) phải đẩy nhanh tiến độ triển khai để có thể cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào...

Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf 270 ha

Thừa Thiên Huế: Quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf 270 ha Khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf và các dịch vụ phụ trợ tại xã Điền Hòa có tổng diện tích quy hoạch 270 ha vừa được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch. ...

[Emagazine] Agribank – điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ

Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ   Đã hơn một tháng kể từ khi cơn bão số 3 (Yagi) xảy ra, hậu quả để lại vẫn còn rất lớn. Là ngân hàng...

Mới nhất

Điểm sáng gạo Việt

Làm giàu từ… xơ mướp