Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTận dụng lệnh trừng phạt Nga, kinh tế Trung Quốc chớp thời...

Tận dụng lệnh trừng phạt Nga, kinh tế Trung Quốc chớp thời cơ, trỗi dậy mạnh mẽ


Trước áp lực bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây, nhiều công ty lớn, trong đó có các tập đoàn ô tô, đã phải rời khỏi Nga. Đây có thể chính là động lực cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc trỗi dậy.

Từ ngày 1/6, Trung Quốc sẽ đưa thêm cảng Vladivostok của Nga vào danh sách các cảng trung chuyển để vận chuyển hàng hóa nội địa qua biên giới tại tỉnh Cát Lâm ở phía Đông Bắc. (Nguồn:  Shutterstock)
Từ ngày 1/6, Trung Quốc sẽ đưa thêm cảng Vladivostok của Nga vào danh sách các cảng trung chuyển để vận chuyển hàng hóa nội địa qua biên giới tại tỉnh Cát Lâm ở phía Đông Bắc. (Nguồn: Shutterstock)

Nga mở cảng quan trọng cho Trung Quốc

Kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine (tháng 2/2022) và Moscow bị phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại, tài chính chưa từng có, Trung Quốc dường như là quốc gia được hưởng lợi. Nước này đã có quyền tiếp cận các vị trí địa lý quan trọng như cảng Vladivostok của Nga, hay kim ngạch xuất khẩu ô tô của quốc gia Đông Bắc Á đã tăng theo cấp số nhân.

Đến giờ, Trung Quốc vẫn giữ thái độ trung lập đối với xung đột trong khi đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Nhưng Bắc Kinh dường như đã tận dụng triệt để các biện pháp trừng phạt Moscow và nổi lên như một đối tác đắc lợi.

Mới đây, theo thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), từ ngày 1/6, nước này sẽ đưa thêm cảng Vladivostok của Nga vào danh sách các cảng trung chuyển để vận chuyển hàng hóa nội địa qua biên giới tại tỉnh Cát Lâm ở phía Đông Bắc. Vladivostok là cảng lớn nhất bên bờ biển Thái Bình Dương của Nga, với sản lượng container thông qua hằng năm đạt gần 1 triệu TEU.

Việc mở cửa vùng Viễn Đông của Nga cũng nằm trong mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi thương mại giữa Nga-Trung Quốc.

Giới chuyên gia nhận định, việc mở cửa cảng này cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa hai nước, đặc biệt là thương mại trung chuyển, đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế và góp phần hồi sinh cơ sở công nghiệp cũ ở Đông Bắc Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng, việc cảng Vladivostok tham gia vào hệ thống thương mại của nước này là phản ánh “sự tin tưởng chiến lược cấp cao giữa Bắc Kinh và Moscow”.

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra những thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Nga, sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng lên. Theo GACC, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đạt 73,15 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2023, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin gần đây đã ký sắc lệnh phê duyệt một thỏa thuận liên chính phủ nhằm cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc thông qua tuyến đường ống dẫn khí Viễn Đông.

Ông Song Kui, người đứng đầu Viện nghiên cứu kinh tế khu vực Trung Quốc-Nga nói: “Với việc Nga mở cảng Vladivostok cho Trung Quốc làm cảng trung chuyển, hai nước có thể hợp tác nhiều hơn trong hậu cần, tăng cường hơn nữa sức sống kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc và sự phát triển ở Viễn Đông Nga”.

Với việc trung chuyển qua cảng Vladivostok, hàng hóa từ các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm có thể vận chuyển ra biển trực tiếp, mà không cần đến tỉnh Liêu Ninh bằng đường bộ rồi đi tiếp ra biển. Khoảng cách từ Cát Lâm, Hắc Long Giang đến các cảng ở Liêu Ninh hơn 1.000 km, trong khi khoảng cách từ một số thành phố của tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm đến Vladivostok chỉ khoảng 200 km nên chi phí vận tải hàng hóa giảm đáng kể.

Theo Global Times: “Vận chuyển hàng hóa từ Bắc xuống Nam Trung Quốc thông qua cảng Vladivostok của Nga sẽ không chỉ cắt giảm chi phí mà còn giúp Bắc Kinh củng cố chuỗi cung ứng và công nghiệp với các nước láng giềng”.

Vladivostok nằm ở Đông Bắc Á, nơi giao nhau giữa Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Nga. Đây là một nút giao thông quan trọng giữa toàn bộ châu Âu và châu Á. Ngoài vai trò là một tuyến giao thông kinh tế cốt yếu, nó còn có tầm quan trọng về địa chính trị đối với Nga.

Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc trỗi dậy

Nhờ vào việc tăng cường xuất khẩu sang Nga và nhu cầu ngày càng tăng đối với xe điện, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới trong quý đầu tiên của năm 2023.

Ngành công nghiệp ô tô của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Các công ty lớn trên toàn cầu phải rời khỏi xứ sở bạch dương, đây có thể chính là một động lực cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc phát triển.

Sản xuất ô tô Trung Quốc. (Ảnh: Tomoko Wakasugi)
Quý I/2023, xuất khẩu xe ô tô Trung Quốc sang Nga tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước lên 140.000 chiếc. (Ảnh: Tomoko Wakasugi)

Theo dữ liệu do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc công bố, xuất khẩu ô tô trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã tăng vọt 58% so với cùng kỳ năm trước. Nước này đã xuất khẩu 1,07 triệu chiếc trong quý I/2023 so với 950.000 xe do Nhật Bản xuất khẩu.

Trong khi Bỉ, Australia và Thái Lan vẫn là điểm đến hàng đầu của xe điện Trung Quốc, thì Nga nổi lên là điểm đến xuất khẩu số 1 cho tất cả các loại xe do nền kinh tế số 2 thế giới sản xuất. Quý I/2023, xuất khẩu xe ô tô Trung Quốc sang Nga tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước lên 140.000 chiếc.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine hồi tháng 2/2022, Toyota Motor, Volkswagen và các nhà sản xuất ô tô toàn cầu khác đã đóng cửa các nhà máy ở Nga và rút khỏi thị trường.

Khoảng trống này đã được lấp đầy bởi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Chery Automobile và Great Wall Motor đã lập tức mở rộng hoạt động ở Nga.

Trung Quốc cũng đã xuất khẩu gần 30.000 xe tải sang Nga, gần gấp 7 lần khối lượng so với năm ngoái.

Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất thế giới về xe mới. Sự tăng trưởng đột phá trong xuất khẩu ô tô của quốc gia Đông Bắc Á dự kiến sẽ tiếp tục trong quý II này do Bắc Kinh đã đưa ra các ưu đãi về thuế để giúp ngành xe điện trong nước phát triển. Sự hỗ trợ của chính phủ đã góp phần đưa xe điện trở thành xu hướng chủ đạo.

Việc chuyển sang xe điện đã thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc xuất khẩu ô tô. Xuất khẩu các phương tiện sử dụng năng lượng mới trong quý đầu tiên, bao gồm cả xe điện, đã tăng 93% so với cùng kỳ năm ngoái lên 380.000 chiếc. Các phương tiện sử dụng năng lượng mới chiếm khoảng 40% tổng lượng ô tô xuất khẩu của Trung Quốc.

Giới phân tích nhận định, xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc, hai nền kinh tế này ngày càng cần nhau hơn. Cả Moscow, Kiev hay phương Tây đều chưa phải là bên chiến thắng nhưng Bắc Kinh dường như đã giành được nhiều lợi thế mới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào mà triều Nguyễn để lại cho Cố đô Huế.

Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch “được bảo chứng bằng vàng”

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ trước đồng USD ngày càng mạnh. Nhận định triển vọng thị trường 2025. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng có thể có thể định hình lại thương mại toàn cầu.

Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Mỹ “ra đòn” mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì “ảo tưởng” về Ukraine, Panama đáp trả...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Bài đọc nhiều

Cây thông Baby Three hút khách dịp Giáng sinh

Cơn sốt Baby Three dường như chưa hạ nhiệt, khi được kết hợp trang trí với cây thông Noel có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng đang rất thu hút giới trẻ dịp Giáng sinh năm nay. ...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cơn sốt Baby Three, Labubu ‘đổ bộ’ đến triển lãm quốc tế đồ chơi trẻ em và quà tặng

Dù là triển lãm quốc tế để kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thị trường nhưng sức hấp dẫn của các thương hiệu đồ chơi Trung Quốc khiến triển lãm thành nơi 'check-in', đổ bộ của Baby Three, Labubu. Cơn sốt săn đồ chơi...

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Cùng chuyên mục

Giá cà phê sáng ổn định, chiều lao dốc, ngày mai là ẩn số

Sáng 23-12, giá cà phê trong nước ổn định, nhưng đến đầu giờ chiều, bắt đầu phiên giao dịch thì thị trường tiếp đà lao dốc, giảm 500 đồng/kg mỗi phiên. Nhiều doanh nghiệp cho rằng giá cà phê tăng giảm vẫn là ẩn số, khó đoán. ...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương chiều 23-12. Tạo không gian cho phát triểnNhìn nhận năm...

Nhiều dự án điện tái tạo đã hòa lưới có nguy cơ trượt giá bán điện ưu đãi

Hàng loạt dự án điện tái tạo khắp ba miền có nguy cơ bị tính lại giá mua bán điện ưu đãi (giá FIT), hạ mức giá mua điện do hưởng giá ưu đãi không đúng đối tượng, công nhận ngày vận hành thương mại khi chưa nghiệm thu công trình. ...

Bộ trưởng Công Thương: Địa phương cần sẵn sàng tiếp nhận Cục Quản lý thị trường

"Các đơn vị cần xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu. Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ: Thực hiện...

Tối 23-12, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 biến động bất ngờ

(NLĐO) - Ngược với đà giảm mạnh của thế giới, giá vàng nhẫn 99,99 lại tăng vào cuối ngày bằng với mức giá vàng miếng SJC. ...

Mới nhất

Mường Hoong, Ngọc Linh không còn là nơi nghèo nhất ở Kon Tum

Trở lại xã Mường Hoong, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei (Kon Tum) hôm nay, nhìn về xa là những ngôi làng ở lưng chừng núi với nhiều sắc màu của những căn nhà mới xây; những ruộng lúa xanh tốt quanh năm; những vườn cà phê trĩu quả; những vườn sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm xanh mướt....

Nghệ An: Gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo người DTTS lần thứ XI

Chiều 23/12, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt cấp huyện là người DTTS năm 2024.Ngày 23/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức hai Hội...

Bé trai ngất trên cao tốc được cảnh sát đưa đi cấp cứu kịp thời

Bé N.Đ.K. (3 tuổi, quê Nghệ An) bị đau bụng và ngất trên ô tô đang di chuyển tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Cảnh sát giao thông đã dùng xe đặc chủng chở cháu bé đến Bệnh viện Nhi trung ương để cấp cứu. ...

Sau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong

(NLĐO) - Sau tiếng nổ lớn, người dân chạy đến phát hiện 2 người tử vong, 1 người bị thương ...

Khoáng chất nào giúp người lớn tuổi ngừa đau tim?

'Một nghiên cứu mới phát hiện loại khoáng chất mà người lớn tuổi dễ bị thiếu là magiê. Nguyên nhân là một...

Mới nhất