Trang chủKinh tếNông nghiệpTài chính khí hậu - mục tiêu NetZero và cơ hội của...

Tài chính khí hậu – mục tiêu NetZero và cơ hội của nông dân

Từ Baku, Azerbaijan, trong khi Hội nghị COP29 tiếp tục hướng đến mục tiêu huy động tài chính toàn cầu để hỗ trợ các quốc gia trong việc thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, đã có những nông dân nhận thưởng “nóng” vì trồng được lúa giảm phát thải.

Kết thúc vụ lúa hè thu 2024, điều ông Chung Tấn Em và nhiều nông dân ở xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang không thể ngờ tới là ông được thưởng… tiền vì đã áp dụng theo mô hình mới – trồng lúa giảm phát thải.

Số tiền 43 triệu đồng, tương đương với lượng phát thải 116 tấn CO2e trên cánh đồng 29ha chỉ trồng lúa Nhật (DS1) đã được trao tận tay cho ông, số tiền có thể bằng lợi nhuận nông dân thu được khi canh tác 1 – 2ha, tùy vào thời điểm giá lúa cao hay thấp. 

Cùng với ông Tấn Em, nông dân Lê Huỳnh Hữu Nghi ở huyện Kiên Lương cũng nhận được hơn 21 triệu đồng từ việc trồng lúa giảm phát thải, với tổng diện tích thực hiện hơn 11ha và 6 hộ dân ở huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) cũng nhận được từ 2,6-7,2 triệu đồng tiền thưởng.

Vậy, những nông dân này đã làm gì để lần đầu tiên trong cuộc đời trồng lúa nhiều thăng trầm, vất vả, họ lại được nhận một số tiền lớn đến thế cho một khái niệm tưởng như rất mơ hồ: Giảm phát thải.

Rất đơn giản, họ chỉ cần áp dụng quy trình canh tác “ngập – khô xen kẽ”, chú ý thoát nước trên đồng ruộng càng nhiều càng tốt mà vẫn đảm bảo cho cây lúa hút được dinh dưỡng để phát triển; kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp bộ rễ của lúa bám chắc, giúp cây khỏe, hạn chế đổ ngã – mô hình mà các nông dân tham gia đều đánh giá “khỏe hơn nhiều” so với cách canh tác truyền thống vì mọi thứ đã được theo dõi, giám sát từ vệ tinh.

Tài chính khí hậu - mục tiêu NetZero và cơ hội của nông dân- Ảnh 1.

Lần đầu tiên, những nông dân ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang nhận được số tiền lớn nhờ áp dụng quy trình trồng lúa giảm phát thải. Ảnh: Huỳnh Xây

Được biết, các hộ dân ở Kiên Giang đã tham gia trồng lúa giảm phát thải theo quy trình của Công ty Net Zero Carbon phối hợp với Công ty BSB Nanotech triển khai thí điểm trên tổng diện tích 71ha tại huyện Hòn Đất và Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang.

Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), ước tính đã có khoảng 70.000 chủ rừng được hưởng lợi từ thỏa thuận trao đổi tín chỉ carbon rừng mà Việt Nam và đại diện của Ngân hàng Thế giới đã đặt bút ký từ năm 2020 với khoản tài chính 51,5 triệu USD để chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2.

Rõ ràng, cơ hội để nông dân hấp thu được nguồn tài chính khí hậu (huy động các nguồn tài chính để hỗ trợ các nỗ lực nhằm giảm thiểu, thích ứng và tạo khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu) là có thật và rất lớn. Bởi theo Theo Hiệp hội Giao dịch phát thải quốc tế, thị trường do Liên Hợp quốc hậu thuẫn có thể đạt tổng giá trị giao dịch 250 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030 và cắt giảm 5 tỷ tấn carbon mỗi năm. 

Còn theo ông Vũ Tấn Phương – Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, mỗi năm ngành lâm nghiệp phát thải 30 triệu tấn carbon (CO2), nếu tính số lượng hấp thụ được thì chúng ta đang phát thải âm 40 triệu tấn CO2. Trường hợp mỗi năm chúng ta tăng được hấp thụ carbon từ rừng thông qua việc nâng cao được năng suất chất lượng rừng nghèo kiệt và rừng trồng, từ đó thu về 60-70 triệu tấn tín chỉ CO2/năm – đó chính là một “kho vàng”.

Từ Baku, Azerbaijan, bên lề Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Trọng tâm của hội nghị COP29 là huy động tài chính toàn cầu để hỗ trợ các quốc gia trong việc thích ứng và giảm phát thải khí nhà kính. Hội nghị đã đạt được nhiều thành công đáng kể, đặc biệt là việc các nước thuộc nhóm G20 cam kết hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển nhằm giảm phát thải và thúc đẩy phát triển xanh”.

Tài chính khí hậu - mục tiêu NetZero và cơ hội của nông dân- Ảnh 2.

Tác giả bài viết – nhà báo Anh Thơ, báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt

Cơ hội của nông dân nằm ở đó! 

Nhưng để tận dụng được nó, người nông dân cần làm gì? Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, bà con hãy bắt đầu từ việc thay đổi phương thức canh tác, bởi theo thống kê, lượng phát thải trong sản xuất lúa hiện chiếm đến 40%, chăn nuôi chiếm 20%, phần còn lại thuộc các lĩnh vực khác. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của nông nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra tín chỉ carbon và góp phần giảm phát thải toàn diện.

Để đạt được mục tiêu này, phương pháp canh tác lúa nước truyền thống cần được thay thế bằng phương thức ướt – khô, yêu cầu nông dân ghi nhật ký phát thải hằng ngày và áp dụng các giải pháp sản xuất bền vững. Bởi chỉ cần một thay đổi trong tư duy, phương thức sản xuất cũng có thể tạo nên một cuộc cách mạng.

“Tôi xin nhấn mạnh rằng nông nghiệp chính là lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực giảm phát thải của Việt Nam. Sự phát triển bền vững của ngành này sẽ quyết định lớn đến việc chúng ta có thể đạt được các cam kết quốc tế về giảm phát thải và phát triển xanh trong thời gian tới hay không”, ông Nguyễn Đình Thọ nói.

Sản xuất giảm phát thải đang là “từ khóa” được nhiều nông dân quan tâm, những nông dân mới hôm nay đều hiểu đó là con đường duy nhất để phát triển bền vững. Bởi thế, trong số hàng nghìn câu hỏi, kiến nghị, đề xuất gửi đến Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói, điều bà con nông dân rất quan tâm là làm thế nào để áp dụng các mô hình giảm phát thải và giải pháp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất cho những mô hình lớn? Những người nông dân của hôm nay cũng không ngại đầu tư máy móc, công nghệ để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, bởi thực tế, ở Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định,… đã xuất hiện những đại điền sản xuất cả trăm hecta ruộng, có trong tay đủ loại máy móc nông nghiệp hiện đại. 

Điều cần nhất lúc này là bà con nông dân cần có sự định hướng, hỗ trợ của các hội đoàn thể, ngành chức năng để có thể tiếp cận các mô hình sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, được hướng dẫn ghi nhật ký giảm phát thải để có cơ sở đo đếm lượng tín chỉ carbon hấp thu được; có cơ hội tích tụ ruộng đất mở rộng sản xuất lớn.

Thống kê cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia triển vọng nhất về tín chỉ carbon. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, mỗi năm nước ta có thể bán vài chục triệu tấn CO2 nếu tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như đóng góp cho việc cam kết NetZero vào năm 2050. 

Cơ hội đã hiện hữu, theo các chuyên gia, vấn đề cần làm lúc này là xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và vận hành hiệu quả thị trường tín chỉ carbon trong nước. Bởi điều này không chỉ góp phần giảm phát thải mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với phương thức canh tác hiện đại, bền vững: Sản xuất xanh để hấp thu tài chính xanh.





Nguồn: https://danviet.vn/tai-chinh-khi-hau-muc-tieu-netzero-va-co-hoi-cua-nong-dan-20241122150509433.htm

Cùng chủ đề

Chung tay nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ Net Zero

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học "Chương trình nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam (KC.16/24-30)". ...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói

Sáng nay (24/11), Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”. Diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lắng nghe nông dân nói năm 2024 có chủ đề: "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo...

Bộ trưởng TN&MT ‘lắng nghe nông dân nói’, khơi thông nguồn lực đất đai

Tại Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường lắng nghe nông dân nói" diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội, nhiều ý kiến, đề xuất, nguyện vọng của người dân được gửi đến với mong muốn được giải đáp các thắc mắc về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, những chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong...

Giám đốc Viện Net Zero: Việt Nam đang chuyển đổi nhanh về Net Zero

(Dân trí) - Theo giám đốc Viện Net Zero (Đại học Sydney), mục tiêu chung của Việt Nam và Australia là phát thải ròng bằng 0 năm 2050. Bà nói Việt Nam đang mở rộng, chuyển đổi rất nhanh trong hành trình Net Zero. Mới đây, Viện Đại học Sydney Việt Nam, thuộc Đại học Sydney, Australia đã ra mắt tại Hà Nội. Viện hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận, tập hợp lực lượng...

Tập đoàn TH: Tiên phong kinh tế tuần hoàn, cùng Việt Nam hướng đến Net Zero

Trên hành trình thực hiện hai mục tiêu là phát triển bền vững và kinh doanh đột phá, Tập đoàn TH đã kiến tạo nên một hình mẫu, một câu chuyện đầy cảm hứng và nhiều bài học, kinh nghiệm thực tiễn về thực hành mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn - Xu hướng toàn cầu Trong các cuộc tranh luận của giới học thuật và chính phủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh hơn trăm xe buýt nằm bãi sẵn sàng vận hành cùng Metro 1

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga Metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến Metro chính thức đưa vào khai thác thương mại. ...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Tọa đàm: Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024

Sáng nay 19/12, Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp PTNT tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới”. ...

Kinh thành cổ Lam Kinh ở Thanh Hóa có 5 bia đá Bảo vật quốc gia, 3 cây cổ thụ nổi tiếng về sự...

Khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa định hướng cho người dân nhằm từng bước mở lối thoát nghèo.Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, Cục...

Mới nhất

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy ở đường Phạm Văn Đồng

Kinhtedothi - Sáng 19/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành và quận Bắc Từ Liêm đến động viên, thăm hỏi các nạn nhân vụ cháy tại quán cà phê ở đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E. Báo cáo với Bí thư thành ủy Hà...

Thế giới tăng nhẹ; chiều nay, trong nước sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 19/12, thế giới tăng nhẹ. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước tăng mạnh và những ngày qua giảm nhẹ nên giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ đồng loạt tăng.

Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch hôm qua (18/12). Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu...

Sắp xếp bộ máy: UBND tỉnh không quá 14 sở, Hà Nội và TP.HCM không quá 15 sở

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) có Công văn số 24 gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương về định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp...

Mới nhất