Trang chủNewsThời sựSức mạnh của bản Hiến pháp quốc tế về biển và đại...

Sức mạnh của bản Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương

(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.

9 năm cho một bản Công ước thiết lập trật tự hàng hải toàn cầu

Ngày 16/11/1994, mất tới 12 năm sau khi được ký kết, sau khi được đủ 60 nước thành viên phê chuẩn, Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) mới chính thức có hiệu lực. Nhưng chừng ấy chưa phải đã hết những gian nan để có được văn kiện pháp lý này.

Ngược dòng thời gian, ý tưởng về việc có một cơ sở pháp lý đủ mạnh để “điều phối” mọi hoạt động liên quan tới biển và đại dương đã có từ lâu. Hội nghị quốc tế đầu tiên về Luật Biển được Hội Quốc liên triệu tập năm 1930 tại La Hay (Hà Lan) để bàn luận, xây dựng các quy định quốc tế về quy chế lãnh hải, chống cướp biển và các nguyên tắc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển nhưng không đạt được kết quả cụ thể nào.

Năm 1958, Liên hợp quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về Luật Biển tại Genève (Thụy Sĩ) với 86 nước tham dự. Hội nghị này đã thông qua 4 Công ước quốc tế về Luật Biển, gồm: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật; Công ước về thềm lục địa; Công ước về biển cả. Tuy nhiên một số nội dung quan trọng chưa được giải quyết, như chiều rộng lãnh hải, quyền đi qua eo biển quốc tế, giới hạn vùng đánh cá, ranh giới ngoài của thềm lục địa.

suc manh cua ban hien phap quoc te ve bien va dai duong hinh 1

Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trong ảnh: Tàu Cảnh sát biển 8001 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) làm nhiệm vụ tại khu vực nhà giàn DK1/15 thuộc cụm Phúc Nguyên. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Ngày 15/3/1960, Liên hợp quốc tiếp tục triệu tập Hội nghị Luật Biển lần thứ II tại Genève (Thụy Sĩ). Nhưng do có nhiều bất đồng nên hội nghị này tiếp tục không đạt được kết quả nào đáng kể. Cũng thời gian đó, Malta, một quốc gia ven biển nhỏ bé ở châu Âu, cụ thể là Đại sứ – Luật gia Arvid Pardo, đã khởi xướng đề nghị Liên hợp quốc bảo trợ một Hội nghị quốc tế soạn thảo Công ước Luật Biển. Đề nghị này ngay lập tức nhận được nhiều sự hưởng ứng, và năm 1973, Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 vì thế tiếp tục được triệu tập. 

Tuy nhiên, phải mất tới 5 năm trù bị (1967-1972), 9 năm thương lượng (1973-1982) và 11 khóa họp với sự tham gia của hàng trăm quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức phi chính phủ, tới tận ngày 30/4/1982, Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 mới thông qua được Công ước mới về Luật Biển với 130 phiếu thuận, 4 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 2 nước không tham gia bỏ phiếu.

Đến ngày 10/12/1982, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica. Việc UNCLOS được ký kết là dấu mốc quan trọng của luật biển quốc tế, chấm dứt một thời gian dài các mâu thuẫn, tranh cãi và căng thẳng, thậm chí hỗn loạn trên các đại dương và vùng biển trên thế giới đồng thời biến UNCLOS trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.

Cho đến nay, đã có 168 quốc gia tham gia công ước, trong đó 164 quốc gia là thành viên của LHQ, UNCLOS được ví như hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán. UNCLOS bao hàm tất cả những nội dung quan trọng nhất trong luật pháp và thực tiễn quốc tế về biển và đại dương thế giới.

Từ sự xuất hiện của UNCLOS 1982,  Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương đã được thành lập năm 1994, thực hiện chức năng tổ chức và kiểm soát các hoạt động dưới biển sâu ngoài vùng thuộc quyền tài phán quốc gia, nhằm điều hành việc khai thác và bảo tồn các nguồn tài nguyên của biển. Tòa án Luật Biển quốc tế cũng đã được thành lập năm 1996 và có quyền lực để giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển phát sinh từ việc giải thích và áp dụng Công ước.

Việt Nam – 30 năm thành viên có trách nhiệm của UNCLOS

Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài hơn 3.260km, Việt Nam có nhiều lợi ích lớn gắn liền với biển, vì thế, Việt Nam luôn nhận thức rất rõ tầm quan trọng của biển. Minh chứng là Chiến lược biển Việt Nam 2018 đã xác định kinh tế biển, sử dụng bền vững biển là một trọng tâm lớn trong chiến lược phát triển của đất nước.

suc manh cua ban hien phap quoc te ve bien va dai duong hinh 2

Việt Nam luôn cố gắng thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo quy định của Công ước . Trong ảnh: Hướng dẫn xuồng đưa đoàn công tác đến đảo Đá Lát (Trường Sa). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Cũng vì lẽ đó, Việt Nam đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của những văn bản pháp lý như UNCLOS đối với môi trường hoà bình, ổn định cũng như phát triển lâu dài của Việt Nam, nên từ trước khi UNCLOS 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế để xây dựng các văn bản pháp quy về biển; tham gia Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật Biển và ngay sau khi UNCLOS được thông qua, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước.

Đặc biệt, trước khi Công ước có hiệu lực, ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này trong đó nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”. Nghị quyết phê chuẩn khẳng định chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của UNCLOS và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Bên cạnh đó, ngày 21/6/2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác, bảo quản các vùng biển, thềm lục địa và hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng tại một văn bản có giá trị hiệu lực cao.

suc manh cua ban hien phap quoc te ve bien va dai duong hinh 3

Các cán bộ chiến sĩ Vùng 2 Hải quân cùng các nhà báo, phóng viên trên tàu Trường Sa 19 vẫy chào cán bộ chiến sĩ trên Nhà giàn Dk1/15 (Phúc Nguyên). Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Báo chí quốc tế, như trang mạng Fulcrum.sg của Singapore hồi năm 2022 đã có bài viết khẳng định Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm và đã có nhiều nỗ lực đáng kể để thông qua và thực thi các điều khoản của UNCLOS 1982. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kêu gọi các nước khác trong khu vực Đông Nam Á tôn trọng và tuân thủ UNCLOS 1982. Đặc biệt, trong năm giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, Việt Nam đã liên tục nhấn mạnh sự cần thiết của UNCLOS 1982 trong việc duy trì hòa bình khu vực và giải quyết các tranh chấp biển.

Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong việc tiên phong đề cao luật pháp quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Tháng 6/2021, Việt Nam khởi xướng thành lập Nhóm bạn bè UNCLOS, tạo diễn đàn để các nước trao đổi, thảo luận kinh nghiệm về áp dụng và giải thích UNCLOS trong quản lý và sử dụng biển, tìm kiếm và khuyến khích các cơ hội hợp tác, thúc đẩy hơn nữa các cam kết thực hiện UNCLOS trong LHQ. Đến nay Nhóm đã có gần 120 nước từ tất cả các khu vực địa lý, bao gồm cả các quốc gia phát triển, đang phát triển và các nước đảo nhỏ. 

suc manh cua ban hien phap quoc te ve bien va dai duong hinh 4

Lực lượng hải quân bảo vệ quần đảo Trường Sa được trang bị phương tiện tuần tra hiện đại, luôn đề cao cảnh giác, tuần tra theo dõi, nắm chắc tình hình trên biển, dự báo đúng tình hình để có kế hoạch và chủ động ứng phó với mọi diễn biến. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tháng 10/2022, Việt Nam cùng với 15 nước khác giới thiệu sáng kiến về việc xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế để làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các nước về biến đổi khí hậu trên cơ sở các điều ước quốc tế liên quan, bao gồm cả UNCLOS. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và nghiêm trọng đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, việc thúc đẩy sáng kiến sẽ có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng cộng đồng quốc tế tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm thông qua việc sử dụng và quản lý biển và đại dương một cách bền vững.

Hà Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/suc-manh-cua-ban-hien-phap-quoc-te-ve-bien-va-dai-duong-post318221.html

Cùng chủ đề

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16

Hội thảo có sự tham dự của PGS. TS. Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và gần 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến. Đồng thời, Hội thảo lần này quy tụ gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 23 quốc gia và các tổ...

Việt Nam lần đầu ứng cử thẩm phán Toà án quốc tế về Luật biển

Trong khuôn khổ Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật biển lần thứ 34 diễn ra từ 10-14/6 tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã chủ trì Hội thảo quốc tế “Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển” và...

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển

Việt Nam giới thiệu PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.   Quang cảnh Hội thảo quốc tế “Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển” diễn ra tại trụ sở LHQ. Ảnh: Thanh Tuấn/PV TTXVN tại New York (Mỹ). Theo...

Đánh giá cao giá trị của UNCLOS, Việt Nam tích cực thúc đẩy hợp tác biển và đại dương

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ dẫn đầu, cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tham dự Hội nghị. Năm 2024 là năm đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực, cũng là kỷ niệm 30 năm Việt Nam chính thức phê...

Philippines phản đối quy định mới về hoạt động của hải cảnh Trung Quốc

Trung Quốc đã ban hành các quy định mới nhằm thực thi Luật hải cảnh năm 2021, vốn cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này bắn vào tàu nước ngoài.Trong tuyên bố hôm 24/5, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro nhấn mạnh rằng, các quy định mới của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Hiến chương Liên hiệp quốc."Hành vi như vậy không chỉ vi phạm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên hoan sân khấu TP HCM quy tụ nhiều tên tuổi của làng kịch nói

(CLO) Liên hoan sân khấu TP HCM lần thứ nhất quy tụ nhiều đơn vị sân khấu kịch giàu truyền thống và những nghệ sĩ tên tuổi của làng kịch nói. ...

Sở TT&TT Hà Nội xử phạt gần 60 triệu đồng về truyền thông chống buôn lậu và gian lận thương mại

(CLO) Trong tháng 10/2024, Sở TT&TT Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 57,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ các quy định về thương mại và truyền thông,...

Bản đồ so sánh kết quả bầu cử Mỹ 2020 và 2024

(CLO) Đảng Cộng hòa đã giành được nhiều phiếu bầu hơn ở mọi bang vào năm 2024 so với năm 2020. ...

Chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống qua triển lãm gốm Hiện Linh

(CLO) Triển lãm gốm “Hiện Linh” của Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính khai mạc vào ngày 10/11 tại Hà Nội trưng bày gần 200 tác phẩm gốm độc đáo mong muốn gửi gắm tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thế hệ tiếp nối, gìn giữ...

Bắc Ninh xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị 45.000 tỷ đồng của Tập đoàn VinGroup

(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản tới Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1). ...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai nước, hai đảng chia sẻ nhiều...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm lại Tư lệnh Quân khu 1, kéo dài thời gian giữ chức vụ Chính ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng. Thủ tướng bổ nhiệm lại Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương giữ chức Tư lệnh Quân khu 1, Bộ Quốc phòng. Trung tướng Nguyễn Hồng Thái sinh năm 1969, quê Hưng Yên. Ông từng giữ...

Vĩnh Phúc: Tuyên dương 10 thầy, cô giáo và 138 em học sinh, sinh viên DTTS có thành tích xuất sắc năm học 2023...

Ngày 11/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Lễ Tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024”.Hiện nay ở các buôn làng Tây Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều những nữ trưởng buôn trẻ. Với lợi thế về trình độ, hiểu biết về xã hội, phong tục tập quán, công nghệ thông...

Cứu nạn trên biển hiệu quả hơn nhờ hệ thống lập kế hoạch và tìm kiếm tối ưu

Việc ứng dụng hệ thống lập kế hoạch tìm kiếm và cứu nạn tối ưu (Sarops) giúp công tác tìm kiếm cứu nạn rút ngắn được thời gian, tăng cường hiệu quả khi cứu người gặp nạn trên biển. ...

Sở TT&TT Hà Nội xử phạt gần 60 triệu đồng về truyền thông chống buôn lậu và gian lận thương mại

(CLO) Trong tháng 10/2024, Sở TT&TT Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 57,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ các quy định về thương mại và truyền thông,...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng đã nỗ lực làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm; tích cực phối hợp để bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo. Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng. Tại cuộc làm...

Mới nhất

Cổ phiếu tài chính lao dốc, VN-Index về mốc 1.250 điểm

NDO - Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 11/11, thị trường mở cửa trong sắc xanh nhưng nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh, cổ phiếu nhiều nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, năng lượng... chìm trong sắc đỏ; lực cầu trở lại trong phiên chiều chỉ giúp VN-Index giảm nhẹ 2,24 điểm khi chốt phiên, về mức 1.250,32...

Cứu sống bệnh nhân có vết thương thấu tim, gan

GĐXH – Bệnh nhân bị vật sắc nhọn đâm vào vùng ngực và mũi ức, đứt sụn sườn 5-6, bên trái có 1 vết thương tim, 2 vết thương gan. ...

Petrovietnam – Tập đoàn Công nghiệp – năng lượng Quốc gia: Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, phấn đấu tổng doanh thu năm 2024...

Ngày 10/11, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì cuộc giao ban giữa HĐTV và Ban điều hành đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Tham dự cuộc họp có đồng chí Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc, các đồng...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Triển khai hàng trăm mũi thi công tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

(ĐCSVN) – Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, chủ đầu tư dự án thành phần 3, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, gói thầu 5.10 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai...

Mới nhất