Ngày 28.11, thạc sĩ – bác sĩ Thái Thanh Yến (Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng ở da cho virus Varicella-Zoster (VZV) thuộc họ virus herpes gây nên. Sau khi người bệnh bị bệnh thuỷ đậu đã khỏi thì vẫn còn một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Các virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể… loại virus này sẽ tái hoạt. Chúng nhân lên và phát triển lan truyền theo các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc, da, từ đó gây nên bệnh zona.
Sự nhầm lẫn giữa zona thần kinh và viêm da do kiến ba khoang
“Biểu hiện của bệnh lý nhiễm trùng ngoài da gây ra bởi zona thần kinh và viêm da do kiến ba khoang có nhiều sự tương đồng như mụn nước trên nền hồng ban, đau rát vùng tổn thương khiến rất nhiều người bệnh dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị làm bệnh tình người bệnh không những không thoái triển mà còn tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng, kéo dài thời gian hồi phục”, bác sĩ Thanh Yến chia sẻ.
Trong cuộc sống hằng ngày, rất nhiều người khi mắc viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang dễ lầm tưởng bản thân mắc zona thần kinh nên sử dụng thuốc Acyclovir để điều trị, điều này có thể khiến vết thương không khỏi mà còn nguy cơ gây loét, nhiễm trùng và bội nhiễm cao hơn… Tuy nhiên, đây thực sự là 2 bệnh lý nhiễm trùng da hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân gây bệnh và một số triệu chứng lâm sang cũng như khả năng lây truyền của bệnh.
Việc phân biệt bệnh zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang rất quan trọng để đưa ra phương pháp xử lý, chăm sóc và điều trị đúng cách hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng nghiêm trọng.
Dưới đây là một số điểm khác biệt nhằm phân biệt giữa bệnh zona thần kinh và viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang:
Zona thần kinh |
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang |
|
Nguyên nhân |
– Do sự kích hoạt của virus Varicella-Zoster (VZV) trên người bệnh có tiền sử thủy đậu và suy giảm miễn dịch – Không liên quan đến thời tiết hay mùa |
– Do cơ thể tiếp xúc với chất tiết chứa độc tố Pederin kiến ba khoang tiết ra. – Bệnh thường mắc nhiều vào mùa mưa |
Triệu chứng |
– Mụn nước dạng chùm, mảng, cụm trên nền hồng ban theo đường đi các dây thần kinh cảm giác bị virus tấn công. – Chủ yếu xuất hiện 1 bên cơ thể dọc theo nhánh dây thần kinh chi phối – Cảm giác: Đau nhức, bỏng rát sâu tận nhánh dây thần kinh |
– Mụn nước thường nhỏ, có màu đỏ, mụn mủ, có xu hướng tạo thành vệt/ đường dài trắng đục – Gây bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa. – Không có sự phân bố đặc trưng rõ rệt, thường theo sự tiếp xúc của độc tố |
Nguy cơ tái phát và biến chứng |
– Thường để lại sẹo (sẹo lồi/sẹo lõm) – Cơn đau nhức dây thần kinh sau nhiễm vẫn còn dai dẳng kéo dài nhiều tháng, năm – Hiếm khi tái phát, tỷ lệ tái phát zona thần kinh ở nam và nữ sau 8 năm lần lượt là 4% và 7%. |
-Thường chỉ để lại da khô bỏng vảy nhẹ hoặc dát tăng sắc tố sau viêm và cải thiện dần theo thời gian – Có thể tái phát bất cứ khi nào cơ thể tái tiếp xúc với dịch tiết chứa độc . |
Khả năng lây truyền |
Người bệnh zona thần kinh có thể lây VZV cho người khác nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước, phát ban trên vùng da tổn thương và gây ra bệnh thủy đậu nếu người tiếp xúc chưa từng mắc thủy đậu. Nếu người tiếp xúc đã từng mắc thủy đậu, tiềm ẩn nguy cơ mắc zona thần kinh. |
Không lây từ người này sang người khác nhưng có khả năng lan rộng khắp cơ thể nếu vết thương không được chăm sóc cẩn thận. |
Thời gian khỏi bệnh |
Sau khoảng 2 đến 3 tuần. |
Sau khoảng 5-7 ngày. |