Trang chủDestinationsGia LaiSóc Bom Bo níu chân du khách | Báo Gia Lai điện...

Sóc Bom Bo níu chân du khách | Báo Gia Lai điện tử



(GLO)- Sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, người dân Bom Bo không kể già trẻ, trai gái, ngày hay đêm tập trung giã gạo nuôi quân đánh đuổi quân thù.

Những ngày đầu tháng 5, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Phước, tôi có dịp ghé thăm sóc Bom Bo, nơi đã dệt nên huyền thoại đẹp của người Stiêng về tinh thần anh dũng, kiên cường và thắm đượm tình quân dân. Lòng tôi lại ngân lên những giai điệu đẹp trong ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: “Đuốc gần tàn nhịp chày thêm rắn rỏi/Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây/Người chưa ngơi đã sẵn có người thay/Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy…”.

Một lần đến sóc Bom Bo ảnh 1

Du khách tham quan sóc Bom Bo. Ảnh: T.T

Từ quốc lộ 14, chúng tôi rẽ về hướng Tây, đường lên sóc Bom Bo uốn lượn, vắt mình qua những vườn điều, cà phê xanh ngắt. Mất khoảng 10 phút đi xe ô tô, sóc Bom Bo hiện ra với một quần thể di tích được quy hoạch và bố trí khoa học. Bên ngoài là nhà trưng bày, đón tiếp khách, đi lên trên ngọn đồi thoai thoải là quần thể di tích với ngôi nhà dài của đồng bào Stiêng, không gian trình diễn nghệ thuật ngoài trời, khu vực tổ chức lễ hội và những hiện vật khác.

Giới thiệu với chúng tôi, anh Lâm Hạnh Nguyên-nhân viên Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc Stiêng-cho biết: Đến Bom Bo ngoài khám phá những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Stiêng qua các lễ hội, du khách còn biết thêm nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng. Điểm nhấn đặc biệt tại đây là bộ cồng 6 chiếc với trọng lượng 1.830 kg, bộ chiêng 6 chiếc nặng 1.685 kg đã được công nhận kỷ lục Guinness Việt Nam và bộ đàn đá nặng 20 tấn bài trí hình vòng cung vừa làm đẹp cảnh quan, vừa tôn lên nét “độc, lạ” thu hút du khách.

Đến Bom Bo giờ không còn nghe tiếng giã gạo bằng tay, không còn “đuốc lồ ô bập bùng” thay vào đó là ánh điện thắp sáng muôn nơi. Nhìn những ngôi nhà xây khang trang và khu bảo tồn được đầu tư xây dựng với kinh phí hàng trăm tỷ đồng càng thấy rõ sự đổi thay nơi đây.

Nói về địa danh sóc Bom Bo, anh Nguyên cho biết thêm: Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ-ngụy thực hiện chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược. Mặc dù bị địch khủng bố gắt gao và dồn dân vào ấp chiến lược nhưng bà con kiên quyết không nghe theo. Năm 1963, địch càn quét triền miên, già, trẻ, gái trai hơn 100 người dân của sóc Bom Bo đã lặng lẽ băng rừng, vượt suối vào căn cứ Nửa Lon, bên dòng suối Đak Nhau và Đak Liêng để lập ra sóc mới cũng mang tên Bom Bo.

Một lần đến sóc Bom Bo ảnh 2

Nhiều du khách tìm đến sóc Bom Bo để hiểu hơn về tinh thần anh dũng của nhân dân nơi đây. Ảnh: Thiên Thanh

Tinh thần anh dũng kiên cường của người dân Bom Bo đã viết nên những câu chuyện đẹp về bản hùng ca toàn dân đánh Mỹ. Theo đó, năm 1965, ta quyết định mở Chiến dịch Phước Long-Đồng Xoài nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, hỗ trợ người dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng địa bàn giải phóng.

Thời điểm này, sóc Bom Bo trở thành trung tâm tiếp tế lương thực cho bộ đội tham gia chiến dịch. Đồng bào dân tộc ở Bom Bo mỗi lần giã gạo lấy cây lồ ô đã phơi khô, đốt lên làm đuốc, cháy bập bùng trong đêm. Mỗi cối có 2-4 người thay nhau giã gạo, nhiều khi nghe tiếng máy bay địch quần thảo trên bầu trời thì tất cả tắt lửa chui xuống dưới hầm trú ẩn.

Ngày nay, nhiều du khách tìm về Bom Bo để hiểu thêm văn hóa của bà con dân tộc Stiêng. Chị Nguyễn Thị Hạnh (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi muốn đến đây để hồi tưởng lại những năm tháng kháng chiến hào hùng của đồng bào dân tộc Stiêng hướng về cách mạng với hoạt động giã gạo nuôi quân. Đến đây, chúng tôi được hòa mình vào những âm thanh rộn ràng của tiếng cồng chiêng; uống rượu cần, thưởng thức món thịt nướng, nghe già làng kể chuyện lịch sử bên ánh lửa hồng. Qua đây tôi mong muốn các con của mình hiểu được lịch sử của dân tộc, công lao của bà con dân tộc Stiêng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”.

Thời gian ghé thăm Bom Bo không nhiều, nhưng chúng tôi đã cảm nhận được phần nào văn hóa, truyền thống của người Bom Bo. Xin mượn lời trong bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng để hẹn một ngày gần nhất sẽ trở lại nơi này: “Tiếng súng Phước Long chờ mong tin thắng/Người đi xa vắng sẽ có ngày/Về đường này thăm sóc Bom Bo”.



Source link

Cùng chủ đề

Tưởng nhớ và tôn vinh nhà văn Nguyễn Đình Thi

(Tổ Quốc) - Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự. ...

Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo

Ngày 9/11, Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” đã khai mạc tại Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).

Phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên- thổi hồn sức sống di sản Hoàng Thành Thăng Long

Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Sự đồng thuận...

50 năm Trường Phan: Lan toả một thương hiệu

Những năm 1964-1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang ở giai đoạn vô cùng ác liệt. Đế quốc Mỹ ồ ạt mang quân viễn chinh Mỹ và Đồng minh vào miền nam gây nên cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất. Trong hoàn cảnh, tình hình khó khăn, khắc nghiệt như vậy, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn coi việc đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị nguồn...

Gần một thế kỷ vẹn lời thề với Đảng

“Tháng 11 tới bà được nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng. Vậy là đã 80 năm rồi…”, bà Nguyễn Thị Hạnh, 94 tuổi (ngụ phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, TPHCM) tự hào chia sẻ. Cách đây không lâu, TPHCM trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19-5-2024, chồng của bà là PGS triết học Ngô Hiến (Hải Sâm) cũng đã vinh dự nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng. Đây là trường hợp khá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai: 1 huy chương vàng cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc”

Tối 11-12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam năm 2024”. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 6 huy chương đồng và 20 giải khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra còn có 2 giải phụ dành cho tác phẩm...

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Đa dạng sản phẩm OCOP Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2020 đến...

Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa). Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Bài đọc nhiều

Lễ hội tôn vinh áo dài Việt Nam tại Festival Biển 2023 | Báo Gia Lai điện tử

Qua 3 lần tổ chức, Lễ hội Áo dài đã trở thành một sự kiện văn hóa-du lịch nổi bật, tạo được dấu ấn riêng, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách tại tỉnh Khánh Hòa.

Phú Thiện: Mô hình nuôi tôm càng xanh lời hơn 31 triệu đồng/1.000 m2 diện tích mặt nước | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Ngày 28-7, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tổng kết mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực thâm canh trong ao.

Ủy ban nhân dân huyện Kbang: Thông báo tuyển dụng 40 viên chức giáo viên năm 2022

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 157/QĐ-SNV ngày 22-12-2022 của Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo viên vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Kbang năm 2022; Kế hoạch số 1720/KH-UBND ngày 30-11-2022 của UBND huyện Kbang về việc tuyển dụng viên chức giáo viên năm 2022. Ủy ban nhân dân huyện Kbang thông báo...

Lộ diện các ứng cử viên Thủ tướng trong cuộc bầu cử Thái Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Ngày 5/4, đảng Pheu Thai đã chính thức đệ trình danh sách 3 ứng cử viên Thủ tướng lên Ủy ban bầu cử (EC) Thái Lan để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 14/5 tới. ...

Lòng nhân ái | Báo Gia Lai điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam (GLO)- Đầu tháng 3 vừa qua, cộng đồng mạng xã hội chia sẻ câu chuyện bạn Nguyễn Thu Nguyên (20 tuổi, người Gia Lai) đã cạo sạch mái tóc đen dài dưỡng suốt 2 năm để hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư. Bản thân Nguyên đã suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra quyết định này....

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Tô thắm truyền thống vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng

Biết ơn đồng bào cả nước đã đùm bọc, chở che, sát cánh cùng Quân đội nhân dân Việt Nam trong những chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh để làm nên những chiến công hiển hách, oai hùng. Sáng 20-12, tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng,...

Hôm nay (22/12), kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khối nam sĩ quan tham gia diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). (Ảnh: QĐND) VTV.vn - Hôm nay là kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Cách đây tròn 80...

Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam

DNVN - Chia sẻ tại chương trình Cà phê Doanh nhân lần thứ 80 với chủ đề “Dự báo những chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ và tác động đến kinh tế...

Trung tướng Phùng Khắc Đăng: “Dân chủ, công khai, chế độ chính sách vượt trội, xây dựng quân đội mạnh, tinh gọn sẽ thành...

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Dân Việt đã có cuộc trò chuyện cùng Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.     Trung tướng Phùng Khắc Đăng từng là một người lính đã gắn bó suốt mười lăm năm...

Người đẹp Malaysia đăng quang Miss Charm 2024, Quỳnh Nga giành ngôi á hậu 2

Xuất sắc vượt qua 35 thí sinh quốc tế, người đẹp Rashmita Rasindran đến từ Malaysia trở thành chủ nhân chiếc vương miện Miss Charm 2024. Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Nga của Việt Nam nhận danh hiệu á hậu 2. Miss Charm 2024 Rashmita Rasindran xúc động khi nhận vương miện từ "người tiền nhiệm" Luma...

Mới nhất

Hơn cả một thú chơi