Trang chủChính trịNgoại giao"So găng" chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris,...

“So găng” chính sách kinh tế của ông Trump và bà Harris, xuất hiện vấn đề cả 2 cùng bế tắc

Trong nhiều cuộc thăm dò, người Mỹ đều cho biết, nền kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của họ khi chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 tới.

Bầu cử Mỹ 2024:aa
Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump và bà Kamala Harris đã chính thức diễn ra vào sáng 11/9. (Nguồn: AFP)

CNN cho rằng, việc phải đối phó với lạm phát cao trong nhiều năm đã khiến người dân Mỹ đưa ra quyết định như vậy.

Hiện tại, lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã hạ nhiệt đáng kể từ khi đạt đỉnh ở mức cao nhất trong 40 năm vào năm 2022. Tuy nhiên, người Mỹ hiện đang phải trả nhiều hơn khoảng 20% ​​cho hàng hóa và dịch vụ so với mức trước đại dịch Covid-19.

Mặt khác, thị trường việc làm – vốn là nguồn sức mạnh lớn nhất của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch – gần đây đã phát ra những dấu hiệu cảnh báo. Cụ thể, theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đang dao động gần mức cao nhất trong ba năm, số lượng việc làm mở trên toàn đất nước cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021.

Để đáp lại nỗi lo lắng của người dân về nền kinh tế, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những đề xuất chính sách rất khác nhau. Những cách tiếp cận tương phản của họ có thể có tác động sâu rộng đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Dưới đây là góc nhìn về những gì có thể xảy ra với lạm phát, việc làm và thâm hụt ngân sách của nền kinh tế thế giới sau khi Nhà Trắng tìm được chủ nhân mới.

Lạm phát và việc làm

Chính sách thuế quan của ông Trump sẽ gây tranh cãi. Ông nêu quan điểm sẽ áp thuế nhập khẩu cao hơn đáng kể đối với hầu hết mọi hàng hóa từ nước ngoài. Điều này có thể tăng doanh thu cho chính phủ nhưng cũng có thể khiến người Mỹ phải trả giá cao hơn cho hàng hóa và dịch vụ.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs ước tính, mỗi 1% tăng trong mức thuế quan thực tế sẽ khiến lạm phát cơ bản tăng thêm 0,1%.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump cũng hứa sẽ khoan nhiều dầu hơn. Đây là một yếu tố quan trọng có thể giúp hạ nhiệt giá dầu đang neo cao. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi chưa có lời giải đáp, đó là liệu ông có thể đạt được điều đó hay không? Mỹ hiện đang bơm nhiều dầu hơn bất kỳ quốc gia nào.

Ngoài ra, các nhà kinh tế cho biết, chiến dịch trấn áp nhập cư chưa từng có của ông Trump cũng có thể dẫn đến lạm phát cao hơn. Nếu chiến dịch này xảy ra, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự, buộc họ phải tăng lương và chuyển chi phí đó cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, bà Harris đã cảnh báo rằng, hệ thống nhập cư đang “rạn nứt” nhưng bà không đưa ra những cam kết mạnh mẽ như ông Trump trong vấn đề này. Đó là lý do tại sao Goldman Sachs kỳ vọng, “lượng nhập cư ròng sẽ giảm nhẹ hơn nữa” nếu bà Harris trở thành Tổng thống Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế học cũng cho hay, chương trình kinh tế của bà Harris tập trung vào ba trụ cột: chống lạm phát, điều chỉnh thị trường nhà ở và cắt giảm thuế cho các gia đình.

Trang The Hill nhận định, bà Harris đã công bố kế hoạch giảm bớt cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, bao gồm khoản tín dụng thuế 6.000 USD cho các gia đình có trẻ sơ sinh, mở rộng khoản tín dụng hiện có cho các gia đình có con lớn lên 3.600 USD/năm và hỗ trợ thanh toán trước lên tới 25.000 USD cho những người mua nhà lần đầu. Đây là chính sách nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nhà kinh tế học.

Tuy nhiên, chính sách này cũng có thể khiến lạm phát tại nền kinh tế số một thế giới tăng lên. Chính sách có thể khiến người tiêu dùng Mỹ nhiều tiền hơn để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ. Và điều này sẽ khiến giá cả tăng cao.

Bên cạnh đó, bà Harris cũng đang đề xuất kế hoạch tạo ra 3 triệu nhà ở mới. Theo CNN, vấn đề nằm ở thời điểm. Nếu tín dụng thuế cho người sở hữu nhà lần đầu có hiệu lực trước khi lượng nhà ở mới này được tung ra thị trường, giá nhà có thể tăng vọt.

Bầu cử Mỹ 2024:aa
Bất kể ai thắng cử vào tháng 11, thâm hụt ngân sách cũng sẽ tăng đáng kể. (Nguồn: Getty Images)

Thâm hụt ngân sách – bài toán chưa có lời giải

CNN cũng nhận thấy, bất kể ai thắng cử vào tháng 11, thâm hụt ngân sách cũng sẽ tăng đáng kể.

Thâm hụt ngân sách tăng khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn doanh thu thu được. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính, hiện tại, chính phủ Mỹ đang thâm hụt ngân sách 1,5 nghìn tỷ USD.

Quy mô thâm hụt ngân sách có tác động lớn đến người Mỹ. Thâm hụt càng cao, rủi ro nắm giữ nợ của đất nước càng lớn và chính phủ có thể phải trả lãi suất cao hơn để vay tiền. Điều đó có thể làm giảm số tiền đầu tư vào các chương trình khác.

Lãi suất cao hơn đối với nợ chính phủ – thường được bán dưới dạng trái phiếu và trái phiếu kho bạc – cũng có thể khiến chi phí đi vay của người Mỹ tăng.

Một số chính sách thuế mà ông Trump đề xuất sẽ hạn chế đáng kể số tiền mà chính phủ thu được.

Trong khi đó, các đề xuất về thuế mà Phó Tổng thống Harris đưa ra cho đến nay chủ yếu liên quan đến việc áp dụng mức thuế cao hơn, điều này sẽ có tác động tích cực đến thâm hụt.

Ví dụ, bà đã tán thành việc tăng mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất lên 44,6% và mức thuế thu nhập vốn dài hạn cao nhất lên 28% so với mức hiện tại là 20%. Và về phía doanh nghiệp, bà ủng hộ việc tăng mức thuế lên 28%.

Tuy nhiên, ứng cử viên đảng Dân chủ đã hứa sẽ chấm dứt thuế tiền boa. Bà cũng cam kết không tăng thuế đối với các hộ gia đình có thu nhập dưới 400.000 USD mỗi năm. Cả hai vấn đề này đều sẽ tăng thâm hụt. Ước tính, các đề xuất của Harris có thể làm tăng thâm hụt thêm 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2034.

Joshua Gotbaum, một học giả kinh tế thỉnh giảng tại Viện Brookings cho biết, cả hai ứng cử viên đều không đề xuất một giải pháp đáng tin cậy nào cho tình trạng hỗn loạn tài chính của đất nước.

Nhưng trong vấn đề thâm hụt ngân sách, ông Joshua Gotbaum nghiêng về phía bà Harris khi cho rằng: “Những đề xuất của bà sẽ khiến tình hình ít hỗn loạn hơn”.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump và bà Kamala Harris đã chính thức diễn ra vào sáng 11/9. 2 ứng cử viên liên tục công kích các chính sách của đối thủ, cũng như bảo vệ những kế hoạch của mình.

Theo các chuyên gia, các cam kết từ cả 2 ứng cử viên lúc này có vai trò quan trọng nhất là tạo ra hình ảnh với cử tri, bởi dù họ có đắc cử, chặng đường để đưa những cam kết này thành hiện thực cũng còn khá dài.

Và dù là ai giành chiến thắng, những thách thức thực tế với nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay, đều sẽ là bài toán lớn mà họ phải giải đáp.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bau-cu-my-2024-so-gang-chinh-sach-kinh-te-cua-ong-trump-va-ba-harris-xuat-hien-van-de-ca-2-cung-be-tac-285976.html

Cùng chủ đề

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Có Taylor Swift ủng hộ, bà Kamala Harris được lợi gì?

Sự ủng hộ của siêu sao nhạc pop Taylor Swift dành cho bà Kamala Harris có thể đã thúc đẩy hy vọng thu hút cử tri trẻ của Phó tổng thống thuộc đảng Dân chủ. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Sự ủng hộ của người nổi tiếng có tạo nên sự khác biệt vào ngày bầu cử không? Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/nha-lanh-dao-kim-jong-un-chuc-nga-thang-loi-185240915162202153.htm    

Ông Trump lên tiếng sau vụ ám sát hụt

(Dân trí) - Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã gửi thông điệp đến những người ủng hộ sau vụ ám sát hụt lần hai hôm 15/9. Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump vận động tranh cử ở Las Vegas hôm 13/9 (Ảnh: Reuters). "Đừng sợ! Tôi an toàn, khỏe mạnh và không ai bị thương. Tạ ơn Chúa! Nhưng, có những người trên thế giới này sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

“Quái vật bão” Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25...

Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Bài đọc nhiều

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đối với ông Nguyễn Huy Dũng

Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 983/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025.

Tiếp tục duy trì ổn định; Nhóm cổ phiếu chăn nuôi đang “vào sóng” hậu bão số 3

Nhìn chung, giá heo hơi đang duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg sau khi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg tại một số địa phương trên cả nước.

Giá vàng “băng băng” vượt ngưỡng cũ, lập kỷ lục mới; Fed chốt nới lỏng tiền tệ, hành trình tăng giá dài hạn bắt...

Giá vàng hôm nay 16/9/2024: Giá vàng thế giới vừa có khoảnh khắc được ghi vào lịch sử khi lần đầu vượt ngưỡng chưa từng có - 2.600 USD/ounce, tăng hơn 3% so với tuần trước. Tuần này, giá vàng vẫn được dự báo tăng và nhiều chuyên gia cho rằng, chu kỳ tăng giá mới chỉ bắt đầu.

8 tháng đầu năm 2024, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Hà Lan chiếm hơn 37% tổng vốn

Trong 8 tháng năm 2024, có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Bão số 3 gây thiệt hại ước tính 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương có thể giảm trên...

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cơn bão số 3 đã tác động toàn diện tới tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Món quà ấm áp từ Ấn Độ

Lô hàng nặng 35 tấn được chuyên cơ của quân đội Ấn Độ đã đến Sân bay Quốc tế Nội Bài vào đêm 15 tháng 9 năm 2024. Đồ cứu trợ gồm các mặt hàng thiết yếu như máy lọc nước, chăn, màn chống muỗi, bộ đồ dùng nhà bếp, bể chứa nước, xô chứa nước có vòi và đèn năng lượng mặt trời dựa theo nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất...

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Những lô hàng đầu tiên đã được Trung tâm điều phối ASEAN về Hỗ trợ nhân đạo chuyển đến Lào Cai và Yên Bái

Nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão Yagi (cơn bão số 3) gây ra, Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) đã gửi lô hàng cứu trợ cho hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Mới nhất

Nhiều phụ nữ mắc bệnh khó nói

Bà P.P.N. (79 tuổi, tỉnh Kiên Giang) phải mang tã khoảng 8 năm nay do són tiểu. Chỉ cần bà có cảm giác muốn đi tiểu, nước tiểu tự động rỉ ra ngay, không thể nhịn. Bà đã đến khám tại nhiều bệnh viện nhưng chưa tìm ra phương pháp điều trị cảm thấy an tâm.Tại Trung tâm...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Giá cả thực phẩm ở Hải Phòng vẫn tăng nhẹ sau bão

Theo đó, hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố trước, trong và sau bão số 3 vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân (tại thời điểm bị cắt điện, hệ thống siêu thị chạy máy phát điện để phục vụ người dân), giá cả hàng hóa vẫn giữ ổn định đối với các...

Mới nhất