Sinh viên nên làm gì?


Trường học giống như một xã hội thu nhỏ với rất nhiều yếu tố phức tạp, gây ảnh hưởng đến tâm lý các sinh viên. Vừa bước vào năm nhất, Trần Phương Dung, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM, tâm sự: “Những năm cấp ba, tôi bị các bạn học xa lánh chỉ vì có ngoại hình không ưa nhìn. Đến bây giờ, khi bước vào ĐH, một môi trường mới, tôi vẫn cảm thấy tự ti và không có đủ dũng khí để làm quen mọi người xung quanh”.

Dung cho biết dù trải qua quá khứ không mấy tích cực và để lại trong cô nhiều nỗi ám ảnh, thế nhưng nữ sinh viên vẫn đang cố gắng từng ngày để thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn của chính mình.

Là sinh viên chuyển từ ngành Nhật Bản học sang ngành báo chí, Đặng Nguyễn Thanh Trúc (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) gặp khá nhiều khó khăn khi phải làm quen với những bạn học mới. “Vì vào lớp sau nên thoạt đầu tôi khá ngại ngùng khi nhìn mọi người trong lớp đã quen thân với nhau từ trước. Mỗi ngày đi học tôi thường ngồi ở một góc bàn cuối lớp, không có ai trò chuyện và làm bài tập cùng khiến tôi cảm thấy rất nản chí”, Trúc thổ lộ.

Khó hòa nhập với môi trường mới: Sinh viên nên làm gì? - Ảnh 1.

Sinh viên nên chuẩn bị tâm lý trước cho bản thân để có một sự tiếp nhận ít bỡ ngỡ khi vào ĐH

Việc khủng hoảng nhất đối với nữ sinh viên chính là tìm nhóm làm bài tập. Bởi hầu hết các bạn đều có sẵn nhóm và khá ngập ngừng khi phải nhận thêm một người mới vào nhóm. Dần dà như thế khiến cô có suy nghĩ nghỉ học.

Tính cách hướng nội cũng là một điểm yếu trong giao tiếp của Trúc. Tự nhận bản thân là một người hòa đồng, nữ sinh viên rất vui vẻ khi có người đến bắt chuyện. “Tuy nhiên tôi rất ít khi chủ động bắt chuyện với người lạ. Tôi đang cố gắng mỗi ngày để cải thiện điều đó”, Trúc hy vọng.

Xem trường ĐH là ngôi nhà thứ hai

Tuy nhiên không phải ai cũng rơi vào trạng thái “ác mộng” khi bước chân vào cánh cổng ĐH. Không ít sinh viên xem đây là ngôi nhà thứ hai để bản thân được “bung xõa” và sống đúng với chính mình nhất.

“Động lực lớn nhất để tôi chạy xe máy hơn 15 km mỗi ngày là để gặp các bạn ĐH. Nếu một ngày tôi không nói chuyện với các bạn, tôi sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó chịu lắm!”, Khánh Linh (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chia sẻ. Đây có lẽ là lý do chung của hầu hết sinh viên thích đến trường.

Khó hòa nhập với môi trường mới: Sinh viên nên làm gì? - Ảnh 2.

Khánh Linh làm truyền thông trong một sự kiện do lớp tổ chức

Linh cho biết, thường ngày ở nhà chỉ có ông bà và bố mẹ, nhưng ở trường thì khác. Linh may mắn tìm thấy được những người bạn có thể thấu hiểu và chia sẻ về mọi thứ trong cuộc sống. Chơi với các bạn “hợp gu”, Khánh Linh đôi khi còn quên rằng bản thân đã là sinh viên năm 3 và sắp phải bước vào đời để “thực chiến”.

Không chỉ tìm thấy niềm vui đến từ bạn bè, môi trường ĐH còn là cái nôi sản sinh ra rất nhiều tài năng thông qua những hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ đội nhóm và chiến dịch tình nguyện.

Chẳng hạn, Lý Ái My (sinh viên năm 3 ngành báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM – Chủ nhiệm CLB Truyền thông REC) không thể giấu được niềm hạnh phúc khi cùng CLB kêu gọi được số tiền lớn để tổ chức chương trình Thắp sáng vùng cao, giúp đỡ cho các mảnh đời khó khăn vùng sâu vùng xa.

Ngoài ra, các hoạt động tại trường không chỉ cho sinh viên những trải nghiệm khó quên mà còn tôi luyện cho các bạn những kỹ năng mềm cần thiết như nói trước đám đông, giao tiếp hay làm việc nhóm… rất thiết thực cho tương lai sau này. Đối với Ái My, mỗi ngày đến trường là mỗi niềm vui khác nhau. Đi học giúp My trở nên năng động hơn, quen được nhiều bạn mới và quan trọng hơn hết, My có được những kỷ niệm đáng nhớ trong đời sinh viên của mình.

Tập tạo thói quen suy nghĩ tích cực

Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An (cựu giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng sự tiếp nhận với một môi trường mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

“Cấu trúc não bộ quy định nét tính chất của mỗi người là khác nhau. Những người hướng ngoại thì dễ dàng thích nghi hơn. Trong khi đó, những người sống nội tâm, ít nói sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để hòa nhập với môi trường mới”, ông An chia sẻ. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như thay đổi nền nếp sinh hoạt, lối sống mới và bạn bè mới cũng là những rào cản mà các bạn sinh viên thường gặp phải khi bước chân vào ĐH.

Theo ông An, các bạn sinh viên nên chuẩn bị tâm lý trước cho bản thân để có một sự tiếp nhận ít bỡ ngỡ. “Thay đổi về nhận thức, đừng tự tạo áp lực cho mình, hãy nghĩ rằng bất cứ một môi trường nào cũng đều là môi trường để mình học hỏi kiến thức, văn hóa từ bạn bè thầy cô. Từ đó, tích lũy kiến thức làm hành trang bước ra xã hội”, ông An nhắn nhủ. Đặc biệt, thái độ tích cực là một phẩm chất quan trọng cần được trau dồi.

Hòa nhập không phải câu chuyện ngày một ngày hai mà đó là cả cả hành trình dài cần có sự đồng hành cùng gia đình và nhà trường, theo thạc sĩ Hoàng An. Trường học không nên để sinh viên “bơi” trong một biển cả thông tin, mà nên tạo thông tin, hướng dẫn rõ ràng và cụ thể. Đồng thời, sinh viên nên tìm hiểu về sở trường và sở đoản để tham gia đúng câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm mà bản thân yêu thích.



Source link

Cùng chủ đề

Thuốc lá điện tử và nguy cơ rối loạn tâm thần ở giới trẻ

Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nhưng ít ai biết rằng việc này có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần. Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nhưng ít ai biết rằng việc này có thể gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần. ...

Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm

Lãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễm. Tin mới y tế ngày 14/11: Đề xuất thêm một số bệnh vào Chiến lược quốc gia bệnh không lây nhiễmLãnh đạo Trung ương hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề xuất đưa bệnh thận mạn tính, Alzheimer, rối loạn tâm thần vào danh mục...

‘Nghiện’ mua sắm, đi khám mới biết bị tâm thần

Một năm nay, người phụ nữ 35 tuổi, ở Hà Nội thay đổi tính tình. Mỗi ngày, chị đặt mua nhiều đồ, có thời điểm đặt cả chục món hàng nhưng không nhớ đã mua gì. Đặc biệt, khi thấy mất hứng thú với cuộc sống, chị lại bắt đầu mua sắm, thích cảm giác tiêu tiền, nhưng sau mỗi lần nhận hàng, chị lại tỏ ra ân hận.Gần đây, thay vì tự mình nhận hàng, chị đặt...

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các chuyên gia y tế đề ra, được chính họ thực hiện mỗi khi có vấn đề trong việc duy trì...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Putin tổ chức họp báo cuối năm, nhận hơn 2 triệu câu hỏi

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu buổi họp báo thường niên và phiên hỏi đáp vào 16 giờ hôm nay 19.12 (giờ Việt Nam). ...

Làm sao để chữa khỏi tiền tiểu đường?

Người bị tiền tiểu đường không nhất thiết sẽ mắc tiểu đường. Tuy nhiên, tình trạng này cảnh báo nguy cơ cao sẽ mắc tiểu đường. Điều may mắn là tiền tiểu đường có thể đảo ngược nhưng cần phải hành động nhanh...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Giáo viên có được phép dạy thêm tại nhà?

Việc giáo viên tham gia dạy thêm bên ngoài nhà trường trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Đi kèm với đó là nhiều quy định, quy chế cũng được ban hành để chấn chỉnh hoạt động này.Giáo viên có được phép dạy thêm tại nhà?Điều 4, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định những trường hợp không được dạy thêm. Theo đó, giáo viên không được phép dạy thêm cho học sinh đã được nhà trường tổ...

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Lập hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị kết luận đạo văn

Đại học Huế cho biết sẽ mời các chuyên gia để lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ được xác định có đạo văn. Ngày 19-12, lãnh đạo Ban đào tạo và công tác sinh viên (Đại học Huế) cho biết...

“Đông ấm” trong giá rét của thầy trò vùng cao Hà Giang

Mùa đông, tại các vùng núi cao của tỉnh Hà Giang thường xuyên xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Trước tình hình đó, huyện Yên Minh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe học sinh trong mùa đông khắc nghiệt. ...

Mới nhất

[Ảnh] Đông đảo giáo viên và học sinh Thủ đô trải nghiệm Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng...

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), Báo Nhân Dân tổ chức triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh” tại Trụ sở Bộ Biên tập (71 Hàng Trống, Hà Nội). Trong ngày 19/12, đông đảo giáo viên và học sinh tại...

Google ra mắt công cụ tạo hình ảnh AI từ hình ảnh thật

(CLO) Google vừa ra mắt công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên "Whisk", cho phép người dùng tải ảnh lên để lấy lại hình ảnh kết hợp do...

Ông Putin tổ chức họp báo cuối năm, nhận hơn 2 triệu câu hỏi

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt đầu buổi họp báo thường niên và phiên hỏi đáp vào 16 giờ hôm nay 19.12...

Vướng mắc cuối được tháo gỡ, metro số 1 TPHCM sẵn sàng vận hành thương mại

TPO - Gói thầu CP1a và CP2 thuộc dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vừa được liên danh nhà thầu bàn giao cho chủ đầu tư. Như vậy, tất cả 4 gói thầu chính của dự án đều đã được tiếp nhận, sẵn sàng cho công tác vận hành chính thức vào ngày 22/12...

Thủ tướng: Việt Nam xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng khả năng tự vệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam chủ trương xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng tự vệ, bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa. Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại...

Mới nhất