Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhSẽ đánh thuế tài sản số, tiền số

Sẽ đánh thuế tài sản số, tiền số


Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, vấn đề về tài sản số đã được đề cập, nhằm tạo khung khổ pháp lý cho một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ.

Giao dịch hơn 100 tỉ USD

Việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cho tài sản số, tiền số (còn gọi là tài sản ảo, tiền ảo) đã được Chính phủ giao cho các bộ, ngành triển khai, hạn chót đến tháng 5-2025.

Việc xây dựng khung pháp lý là một trong những hành động nằm trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng chống rửa tiền, phòng chống tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ của tài sản số, tiền số, đòi hỏi về khung pháp lý đang rất cấp thiết. Dù chưa được công nhận song trên thực tế, việc sở hữu, giao dịch các loại tài sản số, tiền số diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam.

Báo cáo gần đây của CryptoCrunchApp cho thấy Việt Nam xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng về lượng người nắm giữ tiền số trên thế giới (sau Ấn Độ và Mỹ). Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho biết năm 2022, dòng tài sản số vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỉ USD. Con số này đạt khoảng 120 tỉ USD vào năm 2023 và dự báo tăng trưởng mạnh trong năm 2024.

Sẽ đánh thuế tài sản số, tiền số- Ảnh 1.

Hiện nay, việc giao dịch, đầu tư tài sản số, tiền số khá phổ biến thông qua các sàn giao dịch quốc tế

Ông Lê Việt Cường (trú tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) – một người đang sở hữu tiền số, cho biết việc giao dịch, đầu tư tiền số hiện nay khá dễ dàng thông qua các sàn giao dịch quốc tế. Việc mua bán tiền số thông thường sử dụng phương thức giao dịch ngang hàng (P2P). Khi tài sản số, tiền số phát triển mạnh mẽ, giao dịch mua bán, đầu tư ngày càng trở nên phổ biến. Vấn đề về khung pháp lý sẽ giải quyết các đòi hỏi về tính sở hữu, tranh chấp, đặc biệt là công tác quản lý thuế ngày càng cấp thiết.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số nêu rõ tài sản số, tiền số là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối, mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật liên quan. Như vậy, dự thảo luật đã đề cập vấn đề sở hữu loại tài sản này.

Quản lý thuế là cần thiết

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã đề xuất giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành ban hành hoặc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định quản lý tài sản số, tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số.

Ông Trương Bá Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) – nhìn nhận trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý, cần xác định tài sản số là gì; vị trí pháp lý và quản lý nó như thế nào. Bộ Tài chính sẽ cùng các bộ, ngành thực hiện việc này, trong đó có hoàn thiện chính sách về thuế đối với tài sản số.

Trong trường hợp tài sản số, tiền số được xem như một loại tài sản thì Bộ Luật Dân sự hiện nay chưa điều chỉnh nội dung này, do đó cần xem xét. Ông Trương Bá Tuấn cho rằng nếu tài sản số được quy định trong Luật Công nghiệp công nghệ số thì bước đầu sẽ có căn cứ để thực hiện pháp luật về thuế đối với các chủ thể khi tham gia kinh doanh, chuyển nhượng loại tài sản này.

Nhấn mạnh các hoạt động giao dịch, đầu tư về tài sản số, tiền số diễn ra mạnh mẽ thời gian qua, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), băn khoăn khi chúng ta chưa có hành lang pháp lý để quản lý về thuế, dẫn đến thất thu trong những năm qua. Đây là xu thế không thể đảo ngược khi công nghệ ngày càng phát triển.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng nhiệm vụ xây dựng khung khổ pháp lý đối với tài sản số để một mặt bảo đảm công tác quản lý nhà nước, một mặt thúc đẩy phát triển lĩnh vực này, cũng là cách bảo vệ những chủ thể tham gia thị trường.

Cho rằng không ít người sở hữu tài sản số, có thu nhập từ tài sản số, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh họ phải có trách nhiệm đóng thuế; nhà nước cần quản lý và thu thuế. Song, việc áp dụng các chính sách về quản lý cũng sẽ gặp các khó khăn nhất định, khi phải định nghĩa tài sản số là gì.

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm các nước để tiếp cận từng bước. “Khi thực tiễn cho thấy đây là một nhu cầu lớn, diễn ra tương đối phổ biến thì đã đến lúc chúng ta phải có một khung khổ pháp lý và triển khai quản lý thuế, thu thuế đối với tài sản số, tiền số” – ông Đậu Anh Tuấn nhận định. 

Xây dựng chính sách thuế cần thận trọng

Theo ông Phan Đức Trung, tài sản số khi được quy định trong Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ là cơ sở để hoàn thiện các chính sách khác, trong đó có thuế.

Các quy định về thuế đối với tài sản số cần được nghiên cứu, xem xét thận trọng, triển khai từng bước dựa trên thực tiễn. Ông Trung cho rằng việc quản lý thuế bảo đảm công tác quản lý nhà nước, chống thất thu, song cũng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển khi tiềm năng của lĩnh vực này là rất lớn.



Nguồn: https://nld.com.vn/se-danh-thue-tai-san-so-tien-so-196240825211740646.htm

Cùng chủ đề

Báo chí phải gắn với công nghệ số, chính sách số, quản lý số

Báo chí bây giờ là báo chí số. Đối tượng thụ hưởng thông tin trên môi trường số. Tuyên truyền cũng trên môi trường số. Và vì thế, quản lý cũng phải bằng công nghệ số. LTS: Sự phát triển vũ bão của công nghệ số đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong cách thức sản xuất, phân phối và tiêu thụ thông tin. Trong xu hướng chuyển dịch mọi hoạt động lên môi trường số, độc giả ngày...

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển...

Hợp nhất để hiện thực hóa cuộc cách mạng chuyển đổi số

Việc Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ hợp nhất là một bước hiện thực hóa cuộc cách mạng chuyển đổi số cũng như cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ vừa được Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành (Kế hoạch 141). Trong kế hoạch này, việc hợp nhất Bộ Thông...

Thừa Thiên Huế bàn giải pháp phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số

(Tổ Quốc) - "Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng", nhận định này được ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại Diễn đàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyến cao tốc hơn 10.000 tỉ đồng chưa thu phí đã dặm vá lởm chởm

(NLĐO) - Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đưa vào vận hành từ tháng 5-2023 xuất hiện nhiều điểm ổ gà, sụt lún phải dặm vá nhiều chỗ. ...

Myra Trần “cháy” hết mình ở buổi diễn đặc biệt

(NLĐO) - Myra Trần hát cực "đỉnh" dưới sự cổ vũ nhiệt tình của 3.000 chiến sĩ bộ đội Trung đoàn bộ binh 692. ...

The Continental: 3 tầng tiện ích đẳng cấp dành cho cư dân toàn cầu | Dự án | Tài Chính

The Continental sở hữu 3 tầng tiện ích đẳng cấp. Đáp ứng phong cách sống năng động, hiện đại trong thành phố thương mại quốc tế Global Gate. Thế hệ công dân toàn cầu Neo Urbanites không chỉ tìm kiếm một nơi ở mà còn mong muốn một...

Ngành thuế lần đầu thu ngân sách vượt 1,7 triệu tỉ đồng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo gì?

(NLĐO)- Bước sang năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo ngành thuế tổ chức công tác thu hiệu quả, quản lý chặt chẽ các nguồn thu ...

Nghi phạm khai gì về lý do phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người chết?

(NLĐO) - Cao Văn Hùng, nghi phạm phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, đã bước đầu khai về hành vi phạm tội ...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cùng chuyên mục

Thưởng Tết Ất Tỵ ở Nghệ An cao nhất 74 triệu đồng

Qua khảo sát hơn 8.600 công ty, doanh nghiệp ở Nghệ An cho thấy mức thưởng Tết Ất Tỵ năm 2025 dự kiến cao nhất khoảng 74 triệu đồng/người. Ngày 19-12, thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ...

Ngành hải quan có thể thu ngân sách nhà nước đạt 112% dự toán 2024

Căn cứ tình hình thu 11 tháng năm 2024 và số thu các tháng một số năm gần đây, Tổng cục Hải quan dự kiến thu NSNN năm 2024 đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công...

Đề xuất chủ tịch tỉnh làm ‘tư lệnh’ thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao

Chính sách từ đề án 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao được cho là "lý tưởng", nhưng doanh nghiệp cho biết gần như chưa được áp dụng, người tham gia làm đề án "chưa được hưởng gì" và chủ tịch tỉnh nên làm "tư lệnh" thực hiện đề án này. ...

Agribank đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Agribank vừa nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 - giải thưởng tôn vinh các DN có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế. Tối ngày 18/12/2024, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia...

Mới nhất

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao các hội đoàn tại Australia có nhiều hoạt động hướng về quê hương đất nước, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và đoàn kết dân tộc. Thứ trưởng đã ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp, tâm tình...

Ung thư đại trực tràng, ai cần tầm soát sớm?

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn...

Ngân hàng tăng trưởng nhờ ứng dụng nền tảng tương tác

DNVN - Quá trình chuyển đổi của Techcombank thiết lập nên tiêu chuẩn cho quá trình hiện đại hóa mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp, cho thấy các chiến lược lấy khách...

Thưởng Tết Ất Tỵ ở Nghệ An cao nhất 74 triệu đồng

Qua khảo sát hơn 8.600 công ty, doanh nghiệp ở Nghệ An cho thấy mức thưởng Tết Ất Tỵ năm 2025 dự kiến cao nhất khoảng 74 triệu đồng/người. ...

Điều trị miễn phí cho trẻ mắc dị tật bẩm sinh

Hơn 70 trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và các dị tật khác đến từ nhiều tỉnh thành đã được các y bác sỹ của Bệnh viện E thăm khám và tư vấn phẫu thuật miễn phí trong khuôn khổ chương trình "Phẫu thuật Nụ cười". Tin mới y tế ngày 18/12: Điều trị miễn phí...

Mới nhất