Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSẽ chỉnh lý quy định niên hạn sử dụng chung cư?

Sẽ chỉnh lý quy định niên hạn sử dụng chung cư?

Có phải sẽ chỉnh lý quy định về niên hạn sử dụng chung cư khi sửa Luật Thủ đô? Niên hạn sử dụng chung cư hiện nay được quy định thế nào? – Độc giả Văn Tấn

Sửa Luật Thủ đô: Sẽ chỉnh lý quy định niên hạn sử dụng chung cư?

Sửa Luật Thủ đô: Sẽ chỉnh lý quy định niên hạn sử dụng chung cư?

Nội dung này đề cập tại Nghị quyết 135/NQ-CP ngày 30/8/2023 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2023.

Về một số nội dung cụ thể: Chỉnh lý các quy định về những vấn đề đã được Thường trực Chính phủ, Thành viên Chính phủ và đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho ý kiến, cụ thể:

(1) Áp dụng pháp luật: trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau ngày có hiệu lực của Luật Thủ đô (sửa đổi) mà quy định cơ chế, chính sách có lợi hơn so với quy định của Luật này thì Hà Nội được lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đó;

(2) Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế cán bộ, công chức, viên chức để phù hợp với nhu cầu phát triển Thủ đô;

(3) Xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hướng luật quy định nguyên tắc, giao Chính phủ quy định cụ thể;

(4) Quy định rõ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

(5) Huy động các nguồn lực từ các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội: dự thảo Luật quy định nguyên tắc, giao Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo số thu hằng năm của Hà Nội;

(6) Quy định hình thức thanh toán hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) bằng tiền và bằng đất;

(7) Thống nhất việc quy định về mô hình thử nghiệm có kiểm soát và nhượng quyền kinh doanh, quản lý (O&M) như tại dự thảo Luật;

(8) Quy định niên hạn sử dụng chung cư (có thời hạn) gắn với tái thiết, chỉnh trang đô thị và chính sách nhà ở, mua, thuê, thuê mua;

(9) Chính phủ phát hành trái phiếu cho Hà Nội để huy động nguồn lực thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của Thủ đô; Hà Nội có trách nhiệm trả lãi và nợ gốc;

(10) Quy định nguyên tắc, cách thức quản lý, trình tự lập dự án sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên thực hiện các dự án để cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới trong các cơ sở, công trình tài sản công đã có, không khống chế tổng giá trị tiền, phân cấp cho Hà Nội xem xét, quyết định;

(11) Cơ chế pháp lý để thực hiện việc di dời các công trình, trường học, trụ sở cơ quan; xây dựng, quản lý khu công nghệ cao, làng văn hóa …

Theo nội dung trên, sẽ chỉnh lý quy định niên hạn sử dụng chung cư (có thời hạn) gắn với tái thiết, chỉnh trang đô thị và chính sách nhà ở, mua, thuê, thuê mua khi sửa Luật Thủ đô.

Quy định về niên hạn sử dụng chung cư hiện nay

Hiện hành, theo quy định tại Điều 99 Luật Nhà ở 2014 thì niên hạn sử dụng nhà chung cư như sau:

(1) Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại mục (2). UBND cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.

(2) Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:

– Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 Luật Nhà ở 2014.

– Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo UBND cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở;

Nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại mục (3).

(3) Việc xử lý nhà chung cư và quyền sử dụng đất có nhà chung cư thuộc diện bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn được quy định như sau:

– Trường hợp khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới theo quy định tại Mục 2 Chương VII Luật Nhà ở 2014;

– Trường hợp khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt;

– Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ hoặc không bàn giao nhà ở thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cưỡng chế phá dỡ hoặc cưỡng chế di chuyển để bàn giao nhà ở;

– Việc giải quyết chỗ ở cho các chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được thực hiện theo quy định tại Điều 116 Luật Nhà ở 2014 về bố trí nhà ở tái định cư.

Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu được tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất có nhà chung cư đó; trường hợp phá dỡ để xây dựng công trình khác thì việc xử lý quyền sử dụng đất có nhà chung cư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mãi chưa có khách mua, chủ chung cư Hà Nội hạ giá rao bán

(Dân trí) - Sau thời gian giá rao bán chung cư Hà Nội liên tục leo thang, đến nay một số chủ nhà ở Hà Nội đã hạ giá bán để tìm khách mua. Nhiều căn chung cư hạ giá rao bánTheo khảo sát của phóng viên Dân trí, khoảng hơn một tháng trở lại đây, giá rao bán nhiều căn chung cư đã qua sử dụng tại Hà Nội giảm từ 200 đến 400 triệu đồng. Một căn chung cư...

Tổ chức chính quyền đô thị trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Tổ chức chính quyền đô thị - được quy định một chương trong Luật Thủ đô 2024 (Chương II) - là 1 trong 9 nhóm vấn đề quan trọng trong Luật Thủ đô. Nghị quyết số 15-NQ/TW xác định nhiệm vụ  “Hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản...

Ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô 2024 trong hệ thống pháp luật 

Kinhtedothi - Luật Thủ đô năm 2024 đã quy định ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô tại Điều 4, nhằm tạo cơ chế, chính sách thực sự đột phá, vượt trội cho Hà Nội phát triển. Theo quy định tại Điều 4 Luật Thủ đô năm 2024 về “áp dụng Luật Thủ đô”:   Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025...

Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến “nghịch lý” thú vị, các dự án chung cư tại Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí "cháy hàng", quy định về ghi nợ tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Cải tạo, chỉnh trang đô thị theo quy định của Điều 20 Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi- Trong bối cảnh đô thị hóa, các đô thị lớn phải đối mặt với nhiều thách thức, như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thiếu không gian xanh, vì vậy, việc cải tạo, chỉnh trang đô thị không chỉ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sống mà còn hướng tới phát triển bền vững. Cải tạo, chỉnh trang đô thị bảo đảm phù hợp với thực tiễn Quy định tại Điều 20 của Luật Thủ đô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin “có thể chấp nhận được”, xung đột quân sự sắp kết thúc?

Slovakia ngày 27/12 xác nhận sẵn sàng đăng cai tổ chức đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá việc nước này trở thành nơi tổ chức đàm phán là "có thể chấp nhận được".

Nga “mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở...

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ca ngợi cơ chế đối tác quốc gia BRICS là "một cột mốc quan trọng khác', nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, khi Điện Kremlin công bố thêm 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS.

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Baoquocte.vn. Theo Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan và Ba Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (SME) có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu, đầu tư sang những thị trường này khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn châu Âu.

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.

Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 - 146.000 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Các trường đại học Mỹ kêu gọi sinh viên quốc tế trở về trường trước khi ông Trump nhậm chức

Một số trường đại học tại Mỹ khuyến khích sinh viên quốc tế sớm quay trở lại trường sau kỳ nghỉ đông, do lo ngại lệnh cấm đi lại có thể được áp dụng sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. ...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

Cảnh báo tình trạng học sinh bị dụ dỗ ‘nuôi’ búp bê Kumanthong

Ngày 26/12, Công an tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Nam đề nghị phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên trước trào lưu “nuôi” búp bê Kumanthong. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Cùng chuyên mục

Cơ hội điều chỉnh luật Giáo dục

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo nên một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đồng bộ. Đây cũng là cơ hội để điều chỉnh luật Giáo dục và luật...

Vụ cô giáo Hà Nội bị tố kéo lê học sinh: Trường thông báo kết quả trích xuất camera

Liên quan đến sự việc cô giáo Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) bị phụ huynh tố kéo lê học sinh lớp 3, nhà trường vừa thông tin kết quả trích xuất camera. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng xã hội chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) bị cô giáo “tác động vật lý” trong giờ...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO - Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. TPO - Năm 2024,...

Tạm đình chỉ cô giáo ở Hà Nội bị phụ huynh tố tát vào mặt, kéo lê trẻ lớp 3

Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh tố có “tác động vật lý” và học sinh lớp 3 trong giờ giáo dục thể chất. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) bị cô giáo "tác động vật lý" vào mặt, cổ, tay trong...

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000

Năm 2025, Trường đại học Luật TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, mở thêm tối thiểu 3 ngành mới các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, pháp luật. Tối 27-12, Trường đại học Luật TP.HCM...

Mới nhất

Nông sản Việt xuất khẩu đạt con số kỷ lục 62,5 tỉ USD

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu kỷ lục 62,5 tỉ USD, tăng 9,5 tỉ USD so với năm trước. Xuất siêu ngành nông nghiệp cũng đạt 18,6 tỉ USD, gấp nhiều lần mức 6,5 - 12,2 tỉ USD của giai đoạn 2015 - 2023. ...

Nhà vườn trồng mai Tết ở Đà Nẵng đang huy động nhân lực ra tuốt sạch hết lá, ai cũng khẩn trương

Từ giữa tháng 11 âm lịch, các nhà vườn mai vàng ở Đà Nẵng đã khẩn trương lặt lá, cắt tỉa, chăm bón. Đây là công đoạn quan trọng để kích thích cây mai ra hoa đúng dịp, phục...

Dùng chiêu ‘ve sầu thoát xác’, bán hàng online nguy cơ bị phạt nặng tiền thuế

Có chủ hộ bán hàng online sử dụng chiêu “ve sầu thoát xác” để trốn nghĩa vụ khai nộp thuế. Chiêu "khôn lỏi" này rủi ro cao, có thể phải chịu mất 4 lần tiền thuế. Theo quy định hiện hành, cá nhân/hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế. Đã có trường hợp chủ...

Cơ hội điều chỉnh luật Giáo dục

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo nên một hệ thống giáo...

Báo Thái Lan khen HLV Philippines ‘quá khác biệt’

"Philippines trở thành 1 trong 2 đội bất bại ở giải năm nay. Nguyên nhân đến từ tài năng của HLV Albert Capellas. Ông ấy có cách sắp xếp nhân sự khác biệt và một kế hoạch chu toàn cho giải đấu năm nay. Philippines chơi chưa tốt ở 2 trận đầu nhưng càng ngày càng hay ở...

Mới nhất