Trang chủNewsNhân quyềnSẽ bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Sẽ bổ sung chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người


Đây là thông tin được đưa ra tại phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 1/4 tại Hà Nội. Các đại biểu đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống mua bán người
Quảng Nam: Hỗ trợ nạn nhân mua bán người dựa trên đặc điểm, nhu cầu của nạn nhân

Trình bày tờ trình về dự án luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Quá trình triển khai thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, sau 12 năm triển khai thi hành đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật này nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế; giải quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình. (Ảnh: Quochoi.vn)
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình. (Ảnh: Quochoi.vn)

Dự thảo luật bổ sung những quy định nâng cao chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân so với quy định của luật hiện hành, gồm: tất cả nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú; được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; được hỗ trợ để ổn định tâm lý; tất cả nạn nhân được trợ giúp pháp lý. Khi nạn nhân trở về nơi cư trú được xem xét hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống. Tất cả nạn nhân được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu; nếu có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo các chính sách tín dụng ưu đãi; được hỗ trợ chi phí phiên dịch trong thời gian lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Dự án luật bổ sung quy định về khái niệm “mua bán người”; sửa đổi, bổ sung quy định về căn cứ xác định nạn nhân và quy định về các nguồn tài liệu, chứng cứ để xác định nạn nhân cùng một số căn cứ khác để xác định nạn nhân. Bổ sung quy định về khái niệm “người đang trong quá trình xác định là nạn nhân” và bổ sung quy định về chế độ hỗ trợ, bảo vệ đối với người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; gồm: hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ chi phí phiên dịch trong quá trình xác định nạn nhân.

Dự thảo luật cũng bổ sung các nội dung khác để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và đáp ứng yêu cầu của công tác này thời gian tới…

Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, mục đích xây dựng luật là nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán người, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người trong thời gian tới; nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.

Dự án luật được xây dựng trên quan điểm tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác phòng, chống mua bán người; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bám sát các chính sách trong đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được cấp có thẩm quyền thông qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống mua bán người hiện nay và trong thời gian tới. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn công tác phòng, chống mua bán người của một số quốc gia trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng cường hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Ngày 22/10, trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Các đại biểu cơ bản đồng thuận với nhiều nội dung của dự thảo, nhưng cũng đề nghị cần bổ sung, rà soát kỹ các điều khoản để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và khả thi,...

Gỡ vướng trong cấp phép nhập khẩu, quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid

Ngày 31-8, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 6254/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Thành Long về việc cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu, quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid. Theo công văn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Công thương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu...

Bảo vệ công dân trước “móng vuốt” của tội phạm mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu bật các nỗ lực phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế để tạo lập môi trường di cư an toàn, ngăn ngừa nguy cơ mua bán người trong bối cảnh mới.

Bước tiến mới trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống mua bán người

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi đã đưa ra nhiều điểm mới nổi bật nhằm khắc phục những hạn chế của luật hiện hành và đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.

Trang bị kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho thanh thiếu niên trong thời đại kỹ thuật số

Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người (30/7) của Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam Park Mi-hyung, Đại sứ EU Julien Guerrier, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski, Đại sứ Mỹ Marc Knapper, Đại sứ Anh Iain Frew và Tham tán Canada Leigh McCumber.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Kiên Giang đa dạng hóa hoạt động bình đẳng giới

Trong Kế hoạch Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới", Kiên Giang đưa ra nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Kiên Giang là tỉnh có nhiều đảo và vùng biển, có tốc...

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Những câu chuyện đau lòng từ người trẻ nghiện ma túy

(LĐXH) - Tình trạng nghiện ma túy đang trở thành vấn đề nhức nhối hơn bao giờ hết, đặc biệt khi đối tượng nghiện ngày càng trẻ hóa và lan đến tầng lớp học sinh sinh viên (HSSV). Không chỉ có xu hướng gia tăng mà độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa. Điều này không những gây hệ lụy về sức khỏe mà còn tác động sâu rộng đến an ninh trật tự và đời...

Kinh tế thăng hoa từ nguồn vốn vay ưu đãi

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách đã thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi, để phát kinh tế hộ gia đình, đã mang lại hiệu quả kinh tế, đời sống nâng cao.  Trong khoảng 10 tháng đầu năm 2024 doanh số cho vay các chương trình tín dụng ở huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk đạt 134.215 tỷ đồng với gần 3.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được...

Pháp luật về quyền lao động, việc làm của người khuyết tật ở Việt Nam

Vấn đề quyền lao động và việc làm của người khuyết tật (NKT) được quy định tại Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD), Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho NKT (sau đây gọi tắt là Công ước số 159) và nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác như: Tuyên bố về quyền của NKT năm 1975; Những quy tắc bình đẳng về cơ hội của...

Cùng chuyên mục

Lần đầu phát động giải báo chí toàn quốc về bình đẳng giới

Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vai trò của báo chí truyền thông.

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM cho rằng Việt Nam công bố Hồ sơ di cư năm 2023 thể hiện sự năng động trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. -Thưa bà, chúng ta đang chứng kiến ​​một kỷ nguyên di chuyển chưa từng có của con người và những thách thức của nó. Bà đánh...

Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh. ...

KOICA bàn giao dự án hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên tại Thừa Thiên Huế

Mới đây, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức lễ bàn giao dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 6 tháng triển khai, Dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để...

Mới nhất

Em bé bị lũ cuốn ở Làng Nủ (Lào Cai) xuất viện sau 50 ngày nằm Bệnh viện Bạch Mai

(ĐCSVN) - Sau 50 ngày được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, chiều 1/11, bé gái bị lũ cuốn trôi ở thôn Làng Nủ, Lào Cai - Mông Hoàng Thảo Nguyên đã được ra viện, đoàn tụ với gia đình... Sự hồi sinh của bé như nối tiếp thêm sức sống, sự vươn lên của ngôi...

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên

(ĐCSVN) - Thông tư quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học. Ngày 30/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng...

Dự báo thời tiết 2/11/2024: Bắc Bộ chuyển rét, Trung Bộ chuẩn bị có mưa to

Dự báo thời tiết 2/11/2024, không khí lạnh tràn về khiến Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi có nơi dưới 15 độ. Miền Trung sắp đón đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa cục bộ có thể lên tới hơn 500mm, tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tối...

Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 1/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười một tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc...

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc. Ngày 1/11, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương có thông báo gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi cho nhà sản...

Mới nhất

Nơi tái hiện ký ức