Tiến sĩ Chana Poomee, giám đốc cấp cao về phát triển bền vững của Tập đoàn SCG, chia sẻ về phát triển bền vững và những tiến triển của Việt Nam trên hành trình hiện thực hóa Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE).
– Đây không phải là lần đầu tôi dự hội nghị COP. Tôi rất vinh dự khi tiếp tục có mặt tại sự kiện năm nay với chủ đề “Đoàn kết vì một thế giới xanh”, với điểm nhấn về tài chính xanh, hỗ trợ cho phát triển bền vững. Theo đó, các quốc gia, đặc biệt là những nước thuộc nam bán cầu cần rất nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu khí hậu; đồng thời, mỗi quốc gia đều cần có vai trò cũng như nỗ lực chung tay thực hiện mới có kết quả vững chắc.
Các cuộc thảo luận tại COP29 tập trung vào 3 vấn đề chính bao gồm: xây dựng thị trường carbon và tín chỉ carbon để khuyến khích nhiều hoạt động tích cực đến môi trường; áp dụng các chiến lược thích ứng để giải quyết tình trạng hao hụt tài nguyên và biến đổi khí hậu; bên cạnh đó, hội nghị nhấn mạnh mở rộng hợp tác toàn cầu để đẩy nhanh hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Là một tập đoàn hướng đến phát triển bền vững và ESG tại khu vực Đông Nam Á, SCG chúng tôi nhận thấy rằng, Việt Nam – một trong những quốc gia có đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về sự nóng lên toàn cầu, đang có những bước tiến rất khả quan với các giải pháp đặc thù dựa trên điều kiện riêng của từng khu vực, cùng các hoạt động giảm phát thải từ sớm.
Một số ví dụ có thể kể đến như sử dụng năng lượng mặt trời (trang trại điện mặt trời, trang trại nổi) và năng lượng sinh khối (từ ruộng lúa, ruộng sinh học, chất thải từ nông nghiệp như cây mía và trồng các loại cây năng lượng) để giảm thiểu năng lượng hóa thạch.
Vấn đề này không thể chỉ được thực hiện bởi khu vực tư nhân mà cần phải có vai trò của Chính phủ và các bên liên quan. Tôi gọi đây là mô hình 4P với các thành phần bao gồm Public (khu vực công) – Private (khu vực tư nhân) – Philanthropic (hướng đến lợi ích chung) và Partnership (quan hệ hợp tác).
Trong sự kiện Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2024 tại Việt Nam, tôi cũng rất phấn khởi khi được nghe những chia sẻ tích cực từ thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho thấy Việt Nam đang có những thay đổi về luật và chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi xanh.
– Mô hình này thúc đẩy hợp tác giữa các bên vì mục tiêu giảm phát thải, hướng tới phát triển bền vững. Điểm khởi đầu phải là một chính sách rõ ràng, có tính khuyến khích các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có công nghệ nhưng họ cũng cần có một kênh để trao đổi và kiến nghị với Chính phủ khi có những trở ngại.
Ngược lại, Chính phủ cũng cần tạo ra khung pháp lý phù hợp để thúc đẩy các sáng kiến của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng cần huy động nguồn vốn từ các quỹ đầu tư trên các phương diện công nghệ và hợp tác quốc tế vì mục tiêu khí hậu để thúc đẩy thực hiện.
Mô hình này có thể được áp dụng cho các dự án thí điểm quy mô nhỏ, và trong một số trường hợp có thể thêm vào một “chữ P” nữa là People – tức yếu tố con người, người dân ở nơi thực hiện dự án.
Về khía cạnh doanh nghiệp, có bốn vấn đề phải cân nhắc để phát triển kinh doanh phát thải thấp. Đầu tiên là sáng kiến, doanh nghiệp cần các đổi mới phù hợp để giảm phát thải trong quá trình sản xuất.
Thứ hai là nguồn phát thải, cần áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất để cắt giảm phát thải phù hợp.
Thứ ba là cân nhắc đến nhu cầu và mức độ chi trả của thị trường khi ra mắt sản phẩm thân thiện môi trường với giá thành cao hơn.
Vấn đề cuối cùng chính là nguồn lực tài chính để thực hiện. Cần có nguồn lực để đầu tư vào sáng kiến, công nghệ phát thải thấp và thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm của công ty ngay cả khi họ chưa nhận thức được lợi ích của các sản phẩm này.
Do đó, để doanh nghiệp vượt qua cả bốn rào cản này cần cả 4P, trong đó nhà nước đóng vai trò dẫn dắt bằng những chính sách hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ và điều này Việt Nam đang làm rất tốt.
– Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn SCG đã xác định tầm nhìn là phát triển sản xuất song song với lợi ích của cộng đồng. Bắt đầu từ mục tiêu phát triển bền vững, SCG đang triển khai chiến lược Tăng trưởng xanh toàn diện thông qua cách tiếp cận ESG 4 Plus gồm bốn mục tiêu lớn là hướng đến phát thải ròng bằng không, phát triển xanh, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy sự hợp tác, công bằng và minh bạch trong tất cả hoạt động.
Khi nhắc đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện, chúng tôi đặt mục tiêu rằng không chỉ cá nhân các doanh nghiệp mà cả nền kinh tế cũng cần giảm phát thải, tạo ra nhiều việc làm, đóng góp cho cộng đồng vì chất lượng cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn, được biết đến với chiến lược Tăng trưởng xanh toàn diện.
Riêng đối với SCG và các công ty thành viên tại Việt Nam, chiến lược Tăng trưởng xanh toàn diện của tập đoàn dựa trên nguyên tắc “3G” – Con người xanh (Green People), Quy trình xanh (Green Process) và Sản phẩm xanh (Green Product). Có thể kể đến một vài chương trình tiêu biểu như sau:
– Thúc đẩy các hoạt động theo tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị minh bạch) tại Việt Nam là điều cần thiết để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phù hợp với xu hướng toàn cầu. Có một số cách mà Chính phủ và doanh nghiệp có thể cân nhắc nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực hiện.
Trong đó, khung pháp lý là nền tảng thiết yếu nhất để củng cố hoạt động ESG. Trong vài năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều sáng kiến liên quan đến vấn đề này, bao gồm việc lên kế hoạch hình thành thị trường giao dịch carbon vào năm 2028 và khung Kế hoạch hành động quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (NAPCE) hy vọng sẽ sớm được phê duyệt.
Bên cạnh đó, hỗ trợ tài chính và khuyến khích cho dự án ESG cũng rất quan trọng, cùng với các chương trình tập huấn cho doanh nghiệp và các bên liên quan để thu hẹp khoảng cách kiến thức. Các doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tích hợp tiêu chí ESG vào chiến lược phát triển dài hạn của mình.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là quan hệ hợp tác công – tư và đối tác quốc tế để biến mục tiêu ESG trở thành hiện thực.
Nguồn: https://tuoitre.vn/scg-cam-ket-cung-viet-nam-thuc-day-kinh-te-tuan-hoan-20250106102629692.htm