Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếSáu khuyến cáo phòng chống đậu mùa khỉ

Sáu khuyến cáo phòng chống đậu mùa khỉ


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ. Vậy cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một căn bệnh hiếm gặp, do virus có “họ hàng” với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 ở những con khỉ và bùng phát bệnh giống như thủy đậu. Do đó, bệnh này được gọi là đậu mùa khỉ.

Có 2 chủng đậu mùa khỉ phổ biến: Chủng Congo thường có biểu hiện nặng hơn, tỷ lệ tử vong là 10%;





Tổ chức Y tế thế giới đã công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh đậu mùa khỉ. 

Chủng thứ hai tập trung ở Tây Phi, chủng này biểu hiện ít nghiêm trọng, thường gây tử vong với tỷ lệ 1% người mắc bệnh. Hiện nay các bệnh nhân ở Anh hầu hết mắc chủng đậu mùa Tây Phi.

Phần lớn người bệnh đậu mùa khỉ sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 đến 4 tuần. Virus đậu mùa khỉ không dễ lây truyền như Covid-19, được đánh giá rất khó gây ra đại dịch với mức độ tương đương.

Để phòng chống dịch đậu mùa khỉ Bộ Y tế yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ và các hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ; phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế.

Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, lưu ý lồng ghép giám sát, dự phòng với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng, chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh mpox.

Rà soát, cập nhật kế hoạch, kịch bản phòng, chống theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.

Tăng cường thông tin, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế (kèm theo), tập trung truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại các địa phương.

Các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm phân tích, đánh giá, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch đậu mùa khỉ tại các địa phương để kịp thời phát hiện các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, tác nhân gây bệnh mới, bất thường (nếu có).

Chủ động báo cáo, tham mưu Bộ Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Rà soát, sẵn sàng các thiết bị, sinh phẩm, kỹ thuật xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị.

Tiếp tục tổ chức tập huấn, hỗ trợ địa phương về giám sát, xử lý ổ dịch, điều trị các trường hợp mắc bệnh; hỗ trợ công tác lấy mẫu, kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Chủ động, sẵn sàng thuốc, thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phân loại, thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.

Về phía người dân, để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 6 biện pháp như: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ/mắc bệnh, động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Được biết, trong năm 2024, đặc biệt trong 2 tháng gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận sự gia tăng cao bất thường số trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ (mpox) tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô.

Từ đầu năm đến nay, nước này đã nghi nhận khoảng 15.600 trường hợp mắc, trong đó có trên 537 trường hợp tử vong;

Vi rút mpox nhánh Ib (Clade Ib) đang là nhánh trội trong đợt dịch tại nước này, bước đầu ghi nhận có một số đặc điểm dịch tễ của bệnh khác biệt so với các đặc điểm dịch tễ trong vụ dịch trước đó xảy trong năm 2022-2024 tại khu vực châu Âu và một số quốc gia khác như các trường hợp mắc trẻ hơn (khoảng 50% ở độ tuổi dưới 15 tuổi, khoảng 39 % trẻ dưới 5 tuổi), có sự lây truyền qua nhóm mại dâm nữ (7,5%) và có sự lây nhiễm trong các thành viên trong hộ gia đình.

Ngoài ra, 4 nước giáp với Cộng hòa Dân chủ Công Gô (Burundi, Kenya, Rwanda and Uganda) đã lần đầu ghi nhận các trường hợp mắc mpox có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh mpox đang xảy ra tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô. Hai nước khác ngoài khu vực châu Phi (Thụy Điển, Pakistan) cũng ghi nhận trường hợp mắc mpox nhánh Ib.

Trước diễn biến của dịch mpox lần này và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế (PHEIC) đối với dịch bệnh mpox ngày 14/8/2024.





Nguồn: https://baodautu.vn/sau-khuyen-cao-phong-chong-dau-mua-khi-d223874.html

Cùng chủ đề

Phòng chống đậu mùa khỉ từ cửa khẩu, sân bay

Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội, cơ quan này đã đề nghị các cơ quan liên quan tăng cường công tác phòng chống bệnh đầu mùa khỉ tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Ông Nguyễn Hải Nam, Trưởng khoa kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, cho biết, CDC Hà...

Châu Phi bắt đầu cuộc chiến chống đậu mùa khỉ

Ngày 6/9, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã triển khai kế hoạch ứng phó trên toàn châu lục đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox).

WHO khởi động chiến dịch ứng phó đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ (mpox) lây từ người sang người. Kế hoạch dự kiến được thực hiện từ tháng 9-2024 đến tháng 2-2025, với kinh phí 135 triệu USD. Bằng cách phối hợp các nỗ lực toàn cầu, khu vực và quốc...

Quan chức WHO cho biết đậu mùa khỉ không phải là COVID mới

Tuy nhiên, "chúng ta có thể và phải cùng nhau đối phó với mpox", ông Hans Kluge, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, cho biết trong một buổi họp báo của Liên hợp quốc. Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các...

WHO: Đậu mùa khỉ sẽ không thành dịch như Covid-19

Theo ông Hans Kluge, Giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đậu mùa khỉ hiện lây lan ở châu Phi và một số nước bên ngoài châu Phi không gây ra mối đe dọa sức khỏe cộng đồng giống như đại dịch Covid-19 và sẽ không dẫn đến lệnh phong tỏa. Trong cuộc họp báo vào ngày 20-8, ông Kluge cho biết bằng cách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp

Tỉnh Kiên Giang vận dụng tốt các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp. Kiên Giang huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Khu công nghiệp Thạnh Lộc Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh...

Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi

Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổiSở Y tế TP.HCM đã khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi trên toàn Thành phố cho trẻ từ 1-10 tuổi. Ước tính có gần 125.000 trẻ thuộc diện cần tiêm trong chiến dịch. Triển khai chiến dịch tiêm miễn phí vắc-xin trên diện rộng Hệ thống...

Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn thời gian hoàn thành

Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn Dự án Trại heo giống cụ kỵ công nghệ cao Thagrico Bình Định do Công ty Nông nghiệp Trường Hải Bình Định làm chủ đầu tư vẫn giữ nguyên tổng vốn đầu tư 1.850 tỷ đồng, nhưng điều chỉnh thời gian vận hành toàn bộ dự án đến tháng 10/2025. Trang...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụtBộ Y tế vừa có công văn số 5481/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt...

Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?

Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?Khu tập thể Ngọc Khánh được xây dựng từ năm 1980 và đã bị xuống cấp trầm trọng. Trước tình trạng trên, thành phố đã có kế hoạch cải tạo, xây mới lại khu vực này trong năm sau. Mới đây, UBND phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình (Hà Nội) đã lấy...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Bộ Y tế cho biết,...

Hơn 54.000 trẻ em, nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 14-9, chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã triển khai tại 84 điểm tiêm trên toàn thành phố, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi.Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ...

Loại hạt giúp bảo vệ tim mạch, hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường

Giá trị dinh dưỡng của hạt chia giúp hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường Cách pha hạt chia Chuyên gia dinh dưỡng và ẩm thực người...

4 mẹo chọn thực phẩm ăn sáng ngăn đường huyết tăng

Chọn thực phẩm giàu chất xơChất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, dẫn đến phản ứng đường huyết diễn ra chậm hơn. Chúng ta không nhất thiết phải ăn ít carbohydrate vào bữa sáng, hãy chọn những loại carbohydrate có nhiều chất xơ như quả mọng, bánh mì nướng nguyên cám, quả bơ và đậu...Thêm proteinCác nguồn protein như trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc thịt nạc làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm lượng...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

Cùng chuyên mục

Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi

Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổiSở Y tế TP.HCM đã khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi trên toàn Thành phố cho trẻ từ 1-10 tuổi. Ước tính có gần 125.000 trẻ thuộc diện cần tiêm trong chiến dịch. Triển khai chiến dịch tiêm miễn phí vắc-xin trên diện rộng Hệ thống...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũLũ vừa rút, đoàn y bác...

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt

Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụtBộ Y tế vừa có công văn số 5481/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt...

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia...

Mới nhất

Hôm nay áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Dự báo hôm nay (17-9), áp thấp nhiệt đới vượt qua đảo Luzon (Philippines), đi vào Biển Đông và có thể mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 1h sáng 17-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 1h...

Bạo lực chính trị phủ bóng bầu cử Mỹ

Cựu tổng thống Donald Trump, người đang là ứng viên bên Đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử Mỹ đầu tháng 11 tới, vừa thoát khỏi một âm mưu ám sát tại sân golf của ông ở Palm Beach, bang California. Ryan W. Routh, người mà truyền thông Mỹ cho là nghi phạm trong âm mưu ám sát ông Trump,...

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Một số tin tức đáng chú ý: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ; Yêu cầu Bến Tre đảm bảo cung cấp cát cho công trình giao thông trọng điểm... Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng...

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi “luồng sinh khí mới” từ một “sứ giả” Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.

Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp

Tỉnh Kiên Giang vận dụng tốt các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp. Kiên Giang huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng...

Mới nhất