Trang chủKinh tếNông nghiệpSáng chế máy phay đất lên luống tiện lợi đủ đường, một...

Sáng chế máy phay đất lên luống tiện lợi đủ đường, một người Bắc Ninh khiến cả làng phục lăn

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn xã Minh Tân (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), anh Phùng Văn Nam (sinh năm 1981) đã nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp có tính ứng dụng cao, góp phần giảm bớt sức lao động, tăng năng suất, được nông dân đánh giá cao và sử dụng rộng rãi.

Đam mê sáng tạo

Sinh ra trong gia đình thuần nông, hoàn cảnh khó khăn, học hết lớp 6, anh Nam phải nghỉ học để phụ giúp bố mẹ việc gia đình. 

Thời gian này, anh đã có nhiều trải nghiệm, thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng sáng tạo những sản phẩm ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất và giảm tải sức lao động, vất vả của người nông dân.

Anh Nam chia sẻ: “Tôi đã từng trải qua rất nhiều công việc, từ làm nông nghiệp, thợ rèn, thợ cơ khí, đi học tập, làm kinh tế tại những vùng chuyên nông nghiệp ở các tỉnh miền Nam… Đi nhiều nơi, làm nhiều việc, tôi hiểu được nỗi vất vả của bà con cùng những kinh nghiệm làm ăn ở những vùng khác. Từ đó, ý tưởng nghiên cứu sáng chế máy móc phục vụ nông nghiệp bắt đầu nhen nhóm trong tôi”.

Anh Nam trăn trở khi chứng kiến người nông dân mặc dù đã ứng dụng máy móc vào làm đất nhưng vẫn phải lên luống bằng cuốc, cào khiến năng suất lao động thấp. Anh mày mò tìm hiểu trên mạng xã hội, nghiên cứu các loại máy phù hợp với đặc điểm sản xuất địa phương.

Năm 2013, anh nhập dàn phay cũ sản xuất từ Nhật Bản về chế tạo và cải tiến cho phù hợp với với nhu cầu sử dụng của bà con. 

Một người Bắc Ninh sáng chế máy phay đất lên luống

Anh Phùng Văn Nam, nông dân sáng chế máy phay đất lên luống “5 trong 1” ở xã Minh Tân (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) hàng ngày cải tiến sản phẩm giàn máy cày phay lên luống giúp cải tiến năng suất lao động.

Không có kiến thức chuyên môn, chưa biết nhiều về máy móc, anh tự làm theo ý tưởng của mình kết hợp với nghiên cứu trên mạng internet. Lắp vào lại cắt ra, trải qua nhiều lần lắp ráp, sáng tạo, với quyết tâm hoàn thành sản phẩm tới cùng, nhiều đêm thức trắng, anh đã thành công với sáng chế đầu tay là máy lên luống mini cầm tay.

Theo anh Nam, máy lên luống mini cầm tay được cải tiến từ máy xới Nhật Bản cũ có thể điều chỉnh được kích thước luống khác nhau. 

Chiếc máy được đưa vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động con người, tăng năng suất. Bà con trong vùng rất phấn khởi. Từ thành công bước đầu, anh ấp ủ chế tạo dàn phay lên luống 5 trong một cho năng suất cao.

Anh Nam bộc bạch, nông nghiệp ngày càng phát triển và có nhu cầu mở rộng, bà con trong vùng trồng hoa màu càng nhiều trong khi đó mỗi loại phù hợp với các loại luống khác nhau. 

Những máy lên luống mini không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn, đảm bảo yếu tố thời vụ cho bà con bởi máy mini sử dụng trên diện tích rộng sẽ mất nhiều công sức. 

Do đó, anh đã nhập khẩu đầu nổ và đầu số chất lượng của Nhật Bản đã qua sử dụng về lắp ghép với nhau; sau đó, chế tạo ra bộ phận phay lên luống và thử nghiệm dàn phay lên luống 5 trong 1 tích hợp nhiều tính năng mới từ năm 2014.

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, anh đưa máy ra cánh đồng chạy thử để đánh giá hiệu quả và khắc phục những nhược điểm tồn tại. 

Ngay sau khi ra mắt, sản phẩm trở thành trợ thủ đắc lực của bà con, giúp công việc làm đất lên luống trở nên nhanh chóng và hiệu quả; giảm sức lao động, giảm chi phí, tăng năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Một người Bắc Ninh sáng chế máy phay đất lên luống

Anh Phùng Văn Nam hàng ngày cải tiến sản phẩm giàn máy cày phay lên luống giúp cải tiến năng suất lao động.

Dàn phay lên được 5 loại luống khác nhau gồm: luống cà rốt mặt luống từ 45 cm cao 30cm, rãnh 17 cm; luống trồng rau ăn lá kích thước từ 90 – 100 cm; luống trồng dưa hấu kích thước mặt luống từ 140 -160 cm, độ chếch 20 độ; luống dưa lê kích thước mặt luống từ 130 – 150 cm, mặt luống vòm cong và luống trồng hành vụ đông kích thước mặt luống từ 80 – 100 cm, độ cao luống từ 35 – 45 cm phù hợp với độ cao đặc thù của cây hành tỏi.

Cùng với dàn phay lên luống, anh Nam tiếp tục chế tạo dàn đào rãnh trồng mía và đường ống tưới hoa màu với tác dụng đào sâu được từ 30 – 40 cm, độ rộng của rãnh 30 cm; phụ kiện khoan hố đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp, lâm nghiệp với tác dụng đào hố có kích thước sâu 60 – 90 cm, đường kính 40 – 60 cm chỉ trong thời gian một phút (nếu đào thủ công sẽ phải mất nhiều giờ đồng hồ). Các loại máy này đều đáp ứng thiết thực nhu cầu người nông dân và được sử dụng rộng rãi cho nông nghiệp hiện đại.

Phát triển nông nghiệp hiện đại

Đã sử dụng dàn máy phay lên luống của anh Nam trong thời gian dài, anh Nguyễn Văn Thái (xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) cho biết, trước đây, khi chưa có máy, bà con nông dân phải vất vả khi làm màu, nhất là công đoạn lên luống thường sử dụng cuốc, cào dẫn đến năng suất lao động thấp, nhiều khi không kịp thời vụ. 

Từ khi có dàn phay lên luống tích hợp 5 trong 1, chỉ trong khoảng 20 phút, chiếc máy đã làm luống xong cho 1 sào đất. Nếu làm bằng sức người với cuốc, xẻng, thời gian sẽ phải mất cả ngày công lao động, trong khi rãnh luống không sạch đất, má luống không chặt, khi tưới hoặc mưa sẽ làm đất sạt luống làm ngập úng, ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây trồng. 

Nhận thấy được những ưu điểm máy mang lại, anh quyết định đầu tư dàn phay lên luống tích hợp 5 trong 1 không chỉ làm cho gia đình mình mà còn làm thuê, giúp bà con nông dân kịp thời vụ.

Để quảng bá sản phẩm đến đông đảo người dân, anh Nam lập kênh Youtube và thường xuyên đăng tải video giới thiệu sản phẩm, giải đáp các thắc mắc của khách hàng; đồng thời, trực tiếp hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm phù hợp với địa hình, loại đất địa phương. 

Với nhiều tính năng ưu việt, sản phẩm máy cày phay lên luống của anh không chỉ được bà con trong huyện, trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tin tưởng sử dụng.

Một người Bắc Ninh sáng chế máy phay đất lên luống

Anh Phùng Văn Nam (bên trái), nông dân sáng chế máy nông nghiệp ở xã Minh Tân (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) giới thiệu sản phẩm máy cày phay lên luống đến với người dân.

Đến nay, trung bình mỗi năm, xưởng sản xuất của anh Nam cung cấp ra thị trường 200 sản phẩm, tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên với thu nhập từ 10 – 12 triệu đồng/người/tháng. 

Doanh thu từ sản xuất, kinh doanh máy móc của anh hàng năm là hàng tỷ đồng, cho lợi nhuận 400 triệu đồng/năm. 

Chia sẻ về định hướng thời gian tới, anh Nam cho biết, anh sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, cải tiến sản phẩm để phù hợp hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của người dân. 

Bên cạnh đó, anh tích cực học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và nghiên cứu chế tạo ra các sản phẩm hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, giúp người dân giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất cây trồng, tăng lợi nhuận thu được.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh Đào Duy Hữu cho biết, anh Phùng Văn Nam là nông dân tiêu biểu, say mê sáng tạo, lao động sản xuất. Những sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp của anh phù hợp với nhu cầu thực tiễn, được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nông nghiệp của người dân trong và ngoài tỉnh, đáp ứng về tiến bộ khoa học trong ngành nông nghiệp nhằm tăng năng suất cho người nông dân nói chung và phát triển kinh tế quê hương, đất nước.

 

Với những sản phẩm sáng tạo đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp nền nông nghiệp địa phương ngày càng phát triển, anh Phùng Văn Nam được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020.

Anh đã đoạt giải Nhất với sáng kiến “Cải tiến kỹ thuật máy phay lên luống Phùng Nam” do Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức năm 2020; được Trung ương Hội Nông dân vinh danh “Nhà Khoa học của nhà nông” lần thứ Ba, năm 2020. Đặc biệt, năm 2023, anh vinh dự được Trung ương Hội Nông dân vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc.





Nguồn: https://danviet.vn/sang-che-may-phay-dat-len-luong-tien-loi-du-duong-mot-nguoi-bac-ninh-khien-ca-lang-phuc-lan-20241031162744717.htm

Cùng chủ đề

Nông dân sáng chế máy nông nghiệp ở Bình Phước, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền

Hội viên Hội Nông dân, ông Nguyễn Văn Lĩnh (phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã nghiên cứu, chế tạo ra, sáng chế máy nông nghiệp, thiết bị máy móc với giá cả cạnh tranh. Đó là máy phun thuốc bảo vệ thực vật “5 trong 1”;...

Một nông dân sáng chế máy nhổ lạc, máy gieo hạt ở Long An, cho máy chạy cả làng phục lăn

Được vinh danh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024, ông Võ Văn Út, nông dân ấp Tân Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa (tỉnh Long An)cảm thấy tự hào, được động viên, khích lệ tiếp tục sáng tạo.Sinh ra...

Một nông dân sáng chế máy nông nghiệp ở Bình Phước nhờ “học lỏm” khiến cả làng phục sát đất

Thật vậy, Quyết định số 841-QĐ/HNDTW ngày 17/9/2024 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, về việc tôn vinh "Nhà khoa học của nhà nông" lần thứ V năm 2024 thể hiện: Hội viên nông dân Nguyễn Văn Lĩnh - thường trú...

Kỹ sư cơ khí một đời say mê sáng tạo máy cuộn rơm

Theo kỹ sư Phan Tấn Bện, hiện nay một số máy cuộn rơm nước ngoài đang có mặt ở nước ta đều là loại máy phải liên hợp với...

Nông dân sáng chế máy cày lên luống làm nhanh gấp 5 lần thủ công, cả làng ở Bình Định phục sát đất

Những sáng chế máy, cải tiến máy nông nghiệp của ông Tiễn được áp dụng có hiệu quả, góp phần giải phóng sức lao động của con người và nhiều lần đạt giải cao tại hội thi “Sáng tạo nhà nông” do Hội Nông dân tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Nhiều học sinh ở Phú Thọ đang phấn khởi với thời khóa biểu chỉ học 5 ngày, nghỉ 2 ngày cuối tuần, từ học kỳ 2, năm học này. ...

Cả nước có 11,8 triệu ha đất đang bị thoái hóa, chuyên gia hiến kế phục hồi

Tại Hội nghị “Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa” do Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng tổ chức, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp...

Kè chắn sóng ở biển Hội An bị sóng xé toạc hàng trăm mét

Hàng trăm mét bờ kè tạm thuộc phường Cẩm An bị sóng kết hợp nước biển dâng cao, kèm theo gió mạnh đã làm hư hỏng, một khối lượng cát lớn bị trôi. Chiều sâu trung bình từ 5-7 m, tạo thành rãnh khoét sâu vào bờ. ...

Dân một xã ở Thái Nguyên trồng bưởi theo tiêu chuẩn gì mà 10 quả ngọt cả 10, bán dễ như ăn kẹo?

Nhiều nông dân ở xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng bưởi theo hướng VietGAP, trồng bưởi hữu cơ giúp đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa bưởi lại thơm ngon, dễ bán. ...

Vùng núi Thất Sơn của An Giang lắm hang hốc, rợn người nghe kể chuyện rắn hổ mây khổng lồ

Là vùng đất được xem là linh thiêng nhất của đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, Thất Sơn (gồm 7 ngọn núi là núi Cấm, Tô, Tượng, Sam, Két, Dài, Nước) ở vùng biên giới tỉnh An Giang, xa xưa đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết vừa hư, vừa...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Cả nước có 11,8 triệu ha đất đang bị thoái hóa, chuyên gia hiến kế phục hồi

Tại Hội nghị “Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa” do Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng tổ chức, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp...

Dân một xã ở Thái Nguyên trồng bưởi theo tiêu chuẩn gì mà 10 quả ngọt cả 10, bán dễ như ăn kẹo?

Nhiều nông dân ở xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng bưởi theo hướng VietGAP, trồng bưởi hữu cơ giúp đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa bưởi lại thơm ngon, dễ bán. ...

Vùng núi Thất Sơn của An Giang lắm hang hốc, rợn người nghe kể chuyện rắn hổ mây khổng lồ

Là vùng đất được xem là linh thiêng nhất của đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, Thất Sơn (gồm 7 ngọn núi là núi Cấm, Tô, Tượng, Sam, Két, Dài, Nước) ở vùng biên giới tỉnh An Giang, xa xưa đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết vừa hư, vừa...

Nhiệt độ giảm sâu, chênh lệch lớn giữa ngày và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21-22/12, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh tăng cường mạnh, nhiệt độ ban ngày duy trì trên ngưỡng 20 độ C. Tuy nhiên, vào ban đêm, nền nhiệt giảm sâu, dao động từ...

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai Bộ NNPTNT và Bộ TNMT

Ngày 19/12, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, Phó Thủ tướng đã kết luận về việc thống nhất tên gọi...

Mới nhất

Thăng Bình kỳ vọng lớn vào sản phẩm OCOP

QUANG VIỆT Phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng chuỗi giá trị, huyện Thăng Bình kỳ vọng khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều hình thức hỗ trợ Thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP huyện Thăng Bình đã phối hợp, tham mưu cấp...

Bạn bè quốc tế ấn tượng với bước trưởng thành nổi bật của Quân đội nhân dân Việt Nam

Bạn bè quốc tế nhận định, với sức mạnh, kinh nghiệm, bản lĩnh và năng lực chiến lược, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay đã trở thành một đội quân tinh nhuệ và hiện đại. Đại tướng Rudzani Maphwanya - Tư lệnh Quốc phòng Nam Phi - phát biểu chúc mừng Nhân dân và Quân đội nhân dân...

Tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Ôn lại truyền thống vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, chúng ta càng thêm tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng... Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I...

Thí điểm khu thương mại tự do: Vì sao Đà Nẵng muốn lấn biển?

Đà Nẵng thí điểm nhiều chính sách trong vòng 5 năm, trong đó có nội dung thành lập khu thương mại tự do. Thời gian ngắn nhưng vì sao có đề xuất lấn biển? ...

Mới nhất