Trang chủNewsThời sựquyết liệt ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng

quyết liệt ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng

Kinhtedothi-UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm”, ban hành trước 1/1/2025, để kịp thời có hiệu lực cùng với Luật Thủ đô.

Chính sách đặc thù của Hà Nội

Mới đây, Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức họp triển khai xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024.

Theo đó, khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô quy định:

UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm”
UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch thi hành Luật Thủ đô 2024, trong đó quy định “biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi xử lý vi phạm”

2. Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đây:

a) Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

b) Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;

d) Công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt;

đ) Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động;

e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy;

g) Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn. Quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước của người cung cấp dịch vụ điện, nước trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải được thông báo cho người sử dụng dịch vụ và thể hiện trong hợp đồng sử dụng dịch vụ điện, nước.

4. HĐND TP quy định chi tiết trường hợp áp dụng, thẩm quyền áp dụng và việc thực hiện biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Tổ xây dựng dự thảo Nghị quyết nêu rõ, tại khoản 2, Luật Thủ đô quy định các trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với từng nhóm để đảm bảo an toàn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Như vậy, có 7 trường hợp sẽ bị cắt điện, cắt nước nhưng các trường hợp trên bị cắt điện nước thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Bởi vậy, khi xây dựng Nghị quyết thì cần phải xác định xem trường hợp cần thiết là trường hợp nào.

Đại diện các cơ quan đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Nghị quyết. Các ý kiến tập trung phân tích, thảo luận trường hợp nào là trường hợp cần thiết, có ảnh hưởng đến an ninh trật tự phải cắt điện, cắt nước, quy trình và cấp có thẩm quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện nước.

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, khi đưa nội dung ngừng cung cấp điện, nước vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024, việc đánh giá tác động đã được TP Hà Nội thực hiện công phu. Đây là biện pháp quản lý hành chính chứ không phải xử lý vi phạm hành chính. Chính sách đặc thù này đến thời điểm hiện nay chỉ có Hà Nội thực hiện, được thể hiện trong Luật Thủ đô. Nghị quyết nếu được HĐND TP Hà Nội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, chỉ áp dụng với công trình phát sinh sau ngày 1/1/2025 mà không “hồi tố”, tức áp dụng với công trình vi phạm trở về trước.

“Dự thảo quy định thẩm quyền yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo hướng giao cho chủ tịch UBND cấp xã, bởi đây là cấp sát dân, sát công trình vi phạm. Từ khi chính quyền cấp xã lập biên bản xác định chủ công trình cố tình vi phạm, chỉ trong 2-3 ngày phải áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước. Việc ban hành nghị quyết không làm tăng biên chế, không tạo ra yêu cầu bổ sung nhân lực cho bộ máy nhà nước, không tạo ra sự cồng kềnh trong tổ chức” -Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh nêu quan điểm. 

Tác động mạnh đến ý thức chấp hành của người vi phạm

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Sơn Tây Đào Hiến Chương góp ý: Về đối tượng áp dụng, tại khoản 1 Điều 2 dự thảo Nghị quyết đang quy định một trong các đối tượng áp dụng của Nghị quyết là: “Chủ đầu tư, cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng, sở hữu các công trình phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô”. Đề nghị bổ sung thêm đối tượng là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình là khách hàng được cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình không thuộc quy định tại Điều 3 Nghị quyết nhưng cung cấp điện, nước cho các công trình, cơ sở vi phạm. 

Lý do được Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Sơn Tây đưa ra, đó là để ngăn chặn, xử lý việc các công trình phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước sử dụng nhờ điện, nước của các khách hàng khác trước hoặc sau khi bị áp dụng biện pháp này. Có một thực tế việc cho dùng nhờ điện, nước đồi với các công trình vi phạm diễn ra phổ biến trong giai đoạn trước khi xử lý cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm.

Theo nguyên Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội Nguyễn Đức Nghi, khi xử lý các công trình vi phạm, UBND TP Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục nhưng tiến độ chậm, xử lý không dứt điểm. Chủ đầu tư không tự giác khắc phục nên việc bổ sung biện pháp cắt điện, cắt nước sẽ tác động mạnh đến ý thức chấp hành của đối tượng vi phạm.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam lưu ý, theo Hiến pháp, người dân được quyền cung cấp điện, nước. Do đó, cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn các trường hợp áp dụng biện pháp cắt điện, nước khi xử lý vi phạm là “trường hợp cần thiết”.

Trong khi đó, TS Nguyễn Tiến Dĩnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế. “Bởi vì đã thuộc trường hợp khẩn cấp và nguy hại đến tính mạng mà cơ quan chức năng lại tiếp tục cho ở, chỉ cắt mỗi điện, nước là chưa đầy đủ. Khi cơ quan chức năng đã thuyết phục, có quyết định nhưng không di dời thì biện pháp khẩn cấp phải là cưỡng chế” – TS Nguyễn Tiến Dĩnh nêu quan điểm.

PGS.TS Bùi Thị An – nguyên đại biểu Quốc hội cho hay, việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là rất cần thiết nhằm bảo đảm kỷ cương, phép nước, diện mạo đô thị Thủ đô, cũng như liên quan trực tiếp đến an sinh và an ninh của nhân dân. Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tình trạng chủ đầu tư không tuân thủ, không chấp hành các quy định pháp luật về trật tự xây dựng, trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, việc giám sát, thực hiện quy định sao cho đúng đối tượng, công bằng, vừa là biện pháp xử lý mạnh tay với những người coi thường pháp luật, nhưng cũng để người vi phạm tâm phục, khẩu phục. Vì đây là nội dung liên quan đến quyền lợi trực tiếp của các đối tượng vi phạm nên việc thực hiện phải chuẩn mực, tránh áp dụng sai. 

“Muốn vậy, cần công khai các công trình vi phạm, thông tin về việc áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là Mặt trận Tổ quốc cấp tương thích và người dân giám sát, hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật” – PGS.TS Bùi Thị An nêu quan điểm.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/cat-dien-nuoc-cong-trinh-vi-pham-quyet-liet-ngan-chan-vi-pham-trat-tu-xay-dung.html

Cùng chủ đề

Đề xuất nhiều giải pháp phát triển Thủ đô bền vững, văn minh, hiện đại

Kinhteodothi-Theo các chuyên gia, nhà khoa học, với Luật Thủ đô 2024, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị hiệu quả, hiện đại; đặc biệt, triển khai các quy hoạch, bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững. Ngày 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số...

Tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Kinhtedothi – Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, việc triển khai Luật Thủ đô 2024 cùng với các Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng của Trung ương như một cú hích quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững. Ngày 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển...

Tạo cơ hội để Thủ đô Hà Nội có các chính sách “mở đường”, đột phá

Kinhtedothi - Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tham dự hội thảo có PGS.TS Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó...

Phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô tới người dân Hà Nội

Kinhtedothi - Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TP Hà Nội xây dựng Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng Luật Thủ đô tới mọi người dân Hà Nội. Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024 (Luật Thủ đô). Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ ngày...

Báo chí Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024

Kinhtedothi - Chiều 1/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí TP tháng 11/2024. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương thông tin cơ bản về Luật Thủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn thực phẩm tái sống

Dễ nhiễm giun sán vì món ăn quen thuộc Thời gian qua, nhiều bệnh viện tiếp nhận các ca bệnh nhiễm sán lá gan, ký sinh trùng do tập quán sinh hoạt, ăn thực phẩm tái sống không bảo đảm an toàn thực phẩm. Mấy năm nay, anh N.H.M. (43 tuổi, huyện Đan Phượng, Hà Nội) xuất hiện sẩn ngứa kèm theo ban đỏ rải rác toàn thân. Dù ạnh M. đã điều trị nhiều đợt bằng thuốc kháng sinh...

tăng thu ngân sách hiệu quả từ đấu giá đất

Thu ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng Trung tuần tháng 11/2024, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh đấu giá đất Việt Nam tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 12 thửa đất thuộc khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc), khu Cổng chợ (xã Tích Giang) và khu Hương Nam (xã Xuân Đình). Phiên đấu giá có tổng số 123 hồ sơ tham gia, với...

Hôm nay, khai mạc Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội

Kinhtedothi - Sáng nay, 19/11, HĐND TP Hà Nội tổ chức Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP. Theo chương trình kỳ họp, HĐND TP sẽ xem xét, thông qua 16 nghị quyết quy phạm pháp luật và nghị quyết cá biệt, trong đó nhiều nghị quyết quan trọng như: Quy định...

Cán bộ Mặt trận là những người tâm huyết, gần dân, hiểu dân

Kinhtedothi - Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công tới toàn thể đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp trong tỉnh - những cán bộ luôn tâm huyết, gần dân, hiểu dân. Ngày 18/11, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng...

Quảng Nam ẩn họa từ dự án đường nội thị thi công chậm tiến độ

Quảng Nam ẩn họa từ dự án đường nội thị thi công chậm tiến độ ...

Bài đọc nhiều

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Hệ thống xác định VĐV khuyết tật tại Paralympic hoạt động như thế nào?

Paralympic 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 8/9. Một điều có thể gây bối rối cho những người mới xem Paralympic là hệ thống phân loại độc đáo của giải đấu này. "Phân loại là nền tảng của Phong trào Paralympic, nó quyết định vận động viên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Dự báo thời tiết 18/11/2024: Không khí lạnh gây mưa, Bắc Bộ chuyển rét

Dự báo thời tiết 18/11/2024, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, mang theo mưa rét và gió lạnh. Các tỉnh Trung Bộ đang trải qua những ngày mưa giông diện rộng. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (18/11), bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cùng chuyên mục

Anh nông dân “từ nương ngô ra Thủ đô” vô địch giải chạy: Kỳ tích chân đất

(Dân trí) - Không giày xịn, không đồng hồ, kỳ tích được anh nông dân người Tày tạo nên từ 20 năm chân đất miệt mài duy trì đam mê trên con đường làng lởm chởm đá. Anh nông dân "từ nương ngô ra Thủ đô" vô địch giải chạy: Kỳ tích chân đất (Video: Đoàn Thủy) Sáng 27/10, các cổ động viên và thành viên ban tổ chức đứng tại vạch đích của giải Long Biên Marathon từ ngạc nhiên...

Thủ tướng đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên toàn cầu

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi các nước cần có quyết tâm chính trị cao hơn, nguồn lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn cho các chương trình, dự án cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn, bởi xóa đói nghèo không chỉ có ý nghĩa nhân văn cao cả, mà còn là một trong những nền tảng quan trọng nhất, tác động trực tiếp tới bảo đảm hoà bình, an ninh, ổn...

Phim hoạt hình Việt hội nhập thế giới: Để phim hoạt hình Việt vươn ra biển lớn

Với những bước tiến mới trong ngành hoạt hình và chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của nhà nước, việc đưa phim hoạt hình Việt vươn ra thế giới rất "rộng đường". CHẤT LIỆU VĂN HÓA DÂN GIAN LÀ LỢI THẾ Theo nhà biên kịch phim hoạt hình Phạm Đình Hải, điểm hấp dẫn vô hạn của hoạt hình là năng lực xây dựng những thế giới mà trong hiện thực khán giả khó có cơ hội trải nghiệm....

Xếp hàng online, chi chục triệu xem show “Anh trai”: Cơn khát vé hiếm có?

(Dân trí) - Giới chuyên gia nhận xét ngành công nghiệp biểu diễn và xu hướng hâm mộ của khán giả Việt đã có nhiều điểm sáng trước hiện tượng fan đổ xô săn vé xem các đêm nhạc "Anh trai". Hơn 150.000 người chạy đua săn vé concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" Gần đây, cơn sốt săn vé concert Anh trai vượt ngàn chông gai khiến mạng xã hội bùng nổ. Hôm 12/11, khi chương trình vừa mở bán vé...

Chủ tịch Trung Quốc nói AI không nên là ‘trò chơi của các nước giàu’

(CLO) Hôm thứ Hai (18/11), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo (AI) không nên là "trò chơi của các nước giàu và người giàu" khi phát biểu tại Phiên họp II của Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil...

Mới nhất

Ba mươi lăm năm một tấm lòng, một tình yêu

(ĐCSVN) - Đã thuộc lớp người xưa nay hiếm nhưng với Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo - nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Hải Phòng, 87 xuân xanh của ông là năm tháng của cống hiến, của quả ngọt trồng người được ươm bởi tình yêu thương, trách nhiệm, bởi tinh thần "Học...

Tô mắm chưng của má

Má tôi có niềm đam mê bất tận với nghề làm mắm. Mà đã là người miền Tây thì không ai là không biết ăn mắm hoặc từng ngửi thấy mùi mắm trong nhà. ...

Phim hoạt hình Việt hội nhập thế giới: Để phim hoạt hình Việt vươn ra biển lớn

Với những bước tiến mới trong ngành hoạt hình và chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của nhà nước, việc đưa phim hoạt hình Việt vươn ra thế giới rất "rộng đường". CHẤT LIỆU VĂN HÓA DÂN GIAN LÀ LỢI THẾ Theo nhà biên kịch phim hoạt hình Phạm Đình Hải, điểm hấp dẫn vô hạn của hoạt hình...

Thời lượng đi bộ tốt nhất cho các nhóm tuổi

Thời lượng đi bộ lý tưởng hàng ngày thay đổi tùy theo độ tuổi, vì mỗi nhóm tuổi có nhu cầu và khả năng thể chất khác nhau… ...

Indonesia không thắng 5 trận vẫn sáng cửa giành vé dự World Cup

Bảng C có thể xem là bảng đấu cân bằng và khó lường nhất ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á. Sau 5 lượt trận đầu tiên, chỉ có Nhật Bản vượt lên với 13 điểm. Đội tuyển Indonesia xếp cuối bảng với 3 điểm và hiệu số -5. Bahrain đứng thứ 5...

Mới nhất

Tô mắm chưng của má