Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuỹ phụ huynh năm nào cũng tranh cãi: Bao nhiêu là vừa…...

Quỹ phụ huynh năm nào cũng tranh cãi: Bao nhiêu là vừa… lòng?


“Quỹ phụ huynh không có vừa đủ, chỉ có vừa… lòng”

Nhận định đây là vấn đề nhạy cảm, cô N.T.T.C., giáo viên dạy ngữ văn có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại Hà Nội, cho rằng: Câu chuyện quỹ phụ huynh sẽ không bao giờ hết tranh cãi nếu còn tồn tại.

Theo cô C., quỹ phụ huynh gọi chính xác là kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh. Nguồn kinh phí này có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Điều này được quy định trong Thông tư 55 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Quỹ phụ huynh năm nào cũng tranh cãi: Bao nhiêu là vừa… lòng? - 1

Phụ huynh đưa con đi thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Thành Đông).

Do đó, về bản chất, ban phụ huynh hay bất kỳ phụ huynh nào trong một lớp học không được quyền yêu cầu đóng góp với các phụ huynh khác, cũng như không được đưa ra quy định về mức đóng góp bắt buộc.

“Nhưng thực tế diễn ra như chúng ta vẫn thấy. Một tập thể vài chục người muốn hoạt động tốt dựa trên sự tự nguyện của mỗi cá nhân thì từng cá nhân trong tập thể đó phải là những người có hiểu biết và đồng lòng, đồng sức vì một mục tiêu chung. 

Ai sẵn sàng tự nguyện đóng góp tiền bạc nhiều hơn người khác chỉ để con cái họ hưởng lợi ích ngang bằng với những học sinh khác?”, cô C. đặt câu hỏi.

Trước thực tế này, cô C. cho rằng, việc đóng góp tự nguyện theo khả năng để ban phụ huynh có kinh phí hoạt động là điều không khả khi. 

Để thuận lợi nhất, kinh phí hoạt động sẽ chia cho đầu người ra con số bình quân – khoản tiền mà mỗi phụ huynh phải đóng góp bắt buộc. Đây là cách làm phổ biến nhất hiện nay. 

“Ưu điểm của cách làm hiện nay là tất cả phụ huynh đóng góp đồng đều như nhau, con của họ có quyền lợi như nhau, tránh việc người hơn người kém dẫn đến những ưu ái, đặc quyền riêng. 

Nhược điểm là không bao giờ có một con số làm hài lòng tất cả. Cùng một số tiền, với người này là ít, với người kia là nhiều. 

Cho nên, không có con số nào là con số vừa đủ, chỉ có vừa lòng hay không. Đó là lý do từ năm này qua năm khác, cứ đầu năm học là chuyện quỹ phụ huynh được xới lên”, cô C. phân tích.

Nên thay đổi hình thức từ đóng góp bắt buộc sang gây quỹ 

Cô C. đề xuất một giải pháp xây dựng kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh mà không cần quy định mức đóng góp bắt buộc, đó là gây quỹ thông qua hoạt động bán hàng, đấu giá. 

“Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội cha mẹ học sinh thường chọn cách này để có nguồn kinh phí dồi dào. 

Họ có thể tổ chức một hội chợ đồ cũ quy mô nhỏ ở trường hoặc khu dân cư, thậm chí là chợ online.

Các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn có giá trị được phụ huynh quyên góp cho hội chợ. Chính những phụ huynh của lớp bỏ tiền ra mua những món đồ đó. Một số có điều kiện kinh tế tốt và hào phóng có thể bỏ ra số tiền lớn hơn giá trị món đồ.

Toàn bộ tiền hàng bán được sẽ bỏ vào quỹ phụ huynh để chi trả cho các hoạt động của lớp trong năm học.

Một năm phụ huynh có thể tổ chức 2-3 lần sự kiện như thế này”, cô C. chia sẻ.

Chị Mai Nhật Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, lớp con chị cũng từng tổ chức một hoạt động tương tự để gây quỹ lớp. Sự kiện tổ chức cùng với hội chợ xuân của trường.

“Thay vì trích quỹ lớp để mua đồ tham gia gian hàng hội chợ xuân, chúng tôi vận động các bố mẹ quyên góp bằng hiện vật để bán. 

Rất nhiều sách cũ, giầy dép cũ được quyên góp. Rồi đồ ăn, bao lì xì, áo dài diện Tết… Kết thúc 2 tiếng hội chợ, chúng tôi thu về hơn 10 triệu tiền hàng, tương đương với 1/2 ngân sách chi tiêu của kỳ 2″, chị Nhật Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, theo chị Nhật Anh, để các sự kiện gây quỹ thành công, tất cả phụ huynh phải đồng lòng tham gia, mỗi người góp công góp sức vào khâu tổ chức. Nếu chỉ phó mặc cho ban phụ huynh, chương trình sẽ thất bại.

“Một người quen của tôi cũng làm trưởng ban phụ huynh, khi đưa ra đề xuất về tổ chức hoạt động gây quỹ, nhiều phụ huynh lớp con chị ấy đã xua tay nói “thôi, đóng góp cho nhanh”.

Có không ít phụ huynh xem việc đóng quỹ là trách nhiệm duy nhất của họ với tập thể phụ huynh lớp. Họ chỉ cần đóng tiền là xong nhiệm vụ, việc còn lại ban phụ huynh tự lo”, chị Nhật Anh bày tỏ.

Ở góc nhìn riêng, cô N.T.T.C. cho rằng chỉ khi nào phụ huynh thực sự tham gia vào các hoạt động của các con thì mới hiểu ban đại diện phải làm những gì.

“Cũng chỉ khi các phụ huynh thực sự tham gia vào các hoạt động giáo dục lẫn ngoại khóa của con mình, ban phụ huynh mới có thể “giải tán””, cô C. nói.

Điều 10 Thông tư 55 quy định kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:

“Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp; 

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường”.

Về quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh, Thông tư 55 quy định Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu và chỉ sử dụng khi toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến.

Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí và không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. 



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/quy-phu-huynh-nam-nao-cung-tranh-cai-bao-nhieu-la-vua-long-20240925152359649.htm

Cùng chủ đề

Một huyện ở TPHCM yêu cầu giáo viên không vận động quỹ phụ huynh

(Dân trí) - Nhà trường không đứng ra vận động và không cho phép giáo viên chủ nhiệm vận động, thu hộ, giữ hộ quỹ phụ huynh. Nội dung này được Phòng GD&ĐT huyện Củ Chi, TPHCM nhấn mạnh trong văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện đối với nguồn kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) theo đúng Thông tư số 55 của Bộ GD&ĐT.Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Củ Chi đề nghị...

Hội phụ huynh lớp 8 dự chi hơn 21 triệu cho 1 tiết mục văn nghệ mừng ngày 20/11

Phụ huynh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TPHCM dự kiến chi 21,6 triệu đồng cho một tiết mục văn nghệ mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu dừng ngay việc này. Bảng dự trù kinh phí tổ chức tiết mục múa hát dân ca, do một trung tâm đào tạo năng khiếu trên địa bàn quận 12 gửi cho lớp 8A1 Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, đang gây xôn xao khi được...

Hiệu trưởng nói về trường học không quỹ lớp, quỹ trường

Mô hình “trường học không quỹ lớp” được nhiều phụ huynh đánh giá cao bởi sự minh bạch và xóa tan áp lực trong những cuộc họp đầu năm. Qua phân tích của những nhà quản lý trường học, liệu nó có thực sự lý tưởng? Cứ vào đầu năm học, những sự việc xôn xao liên quan chuyện tiền trường, quỹ lớp, đóng góp “tự nguyện”... lại diễn ra ở không ít trường học. Mới đây, một trường tiểu học ở...

Quỹ phụ huynh toàn tiền phong bì: Mệt mỏi với “hiếu hỉ” ở trường học

(Dân trí) - "20/10 này, lớp mình có 8 cô. Cô chủ nhiệm chi quà 1 triệu đồng, các cô bộ môn và bảo mẫu 500.000 đồng. Chi phí chia đều cho tất cả phụ huynh nhé!". Đó là nội dung tin nhắn chị Trần Thị Ngà, có con học tiểu học ở TPHCM, nhận được trong nhóm trao đổi của phụ huynh từ đại diện cha mẹ học sinh lớp nhiều ngày trước. Tiếp đó là những thông tin,...

TPHCM yêu cầu báo cáo thu, chi của Ban đại diện phụ huynh trước ngày 31/10

TPO - Trước ngày 31/10, Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường bị dư luận phản ánh việc thu, chi quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh phải báo cáo về Sở GD&ĐT TPHCM.  TPO - Trước ngày 31/10, Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường bị dư luận phản ánh việc thu, chi quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh phải báo cáo về Sở GD&ĐT TPHCM.  Ngày 22/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM ban hành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Y tế bị chất vấn về tình trạng thiếu thuốc triền miên

(Dân trí) - Chất vấn Bộ trưởng Y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng cả 3 "chân kiềng" ngành y tế gồm dự phòng, điều trị và cung ứng đều đang rất khó khăn, điển hình là tình trạng thiếu thuốc triền miên. Sáng 12/11, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan có thêm 55 phút đầu giờ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Cuối...

Sự trở lại của Trump 2.0 sẽ vẽ lại bức tranh kinh tế toàn cầu?

(Dân trí) - Các chuyên gia nhận định rằng việc ông Donald Trump đắc cử có thể giúp kinh tế bùng nổ thông qua loạt chính sách mạnh tay, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP và chuỗi thương mại toàn cầu. Ngày 6/11, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump vượt qua đối thủ đảng Dân chủ Kamala Harris để đắc cử Tổng thống Mỹ. "Ở đây có ai cảm thấy dưới thời ông Biden và...

Diện mạo 9 cầu đi bộ kết nối nhà ga Metro số 1 vừa hoàn thành

(Dân trí) - Hoàn thành 9 cây cầu đi bộ kết nối nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là bước ngoặt quan trọng, tiến đến vận hành toàn tuyến vào cuối năm nay. Vừa qua, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã hoàn tất việc xây dựng 9 cây cầu đi bộ kết nối với nhà ga của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Đây được xem là bước ngoặt quan...

Chuyện đằng sau phong bì mừng cưới 60.000 đồng của hai bé trai ở Hà Nội

(Dân trí) - Hai bé trai ở Hà Nội góp nhặt bìa carton và vỏ lon đem bán lấy tiền, gửi phong bì mừng cưới đồng nghiệp cũ của mẹ với lời nhắn: "Chúc cô chú hạnh phúc, sinh ra em bé đẹp trai như bọn con". Ngày 11/11, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh chiếc phong bì mừng cưới dễ thương của "hai anh em Tý Mon" với số tiền 60.000 đồng. Bên dưới phần "người nhận" của...

Vàng trong dân là vàng chết, không khuyến khích người dân giữ vàng

(Dân trí) - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết chủ trương chính sách vẫn là chống vàng hóa và USD hóa, do đó không khuyến khích người dân nắm giữ vàng, nhất là vàng miếng giá trị cao. Ngày 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về lĩnh vực ngân hàng. Bà Trần Thị Hồng Thanh, Phó trưởng đoàn đại biểu Ninh Bình, đề cập một trong những...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

Phụ huynh tâm sự con học đại học không bằng con hàng xóm học trung cấp

TRUNG QUỐC - Ở tuổi xế chiều, thay vì được nghỉ ngơi, ông Phong - một phụ huynh ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vẫn lo lắng cho tương lai của con trai 30 tuổi không đi làm, chỉ ở nhà. Chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, câu chuyện của ông Phong đang gây chú ý dư luận nước này. Người đàn ông tâm sự, hơn nửa đời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", nên tuổi...

Thực hư đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT chương trình mới sẽ “gây áp lực và thiệt thòi cho học sinh”

Học sinh cho rằng môn Văn có nhiều tác phẩm hay nhưng lại không có trong chương trình học, còn cách chấm điểm trắc nghiệm đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đang khiến học sinh khó đạt trọn điểm. ...

Giáo sư nổi tiếng ngành y quê Vĩnh Long, qua Mỹ học ngành độc lạ nay ‘siêu hot’

Bác Sĩ Phạm Lê An là nam giáo sư ngành Y duy nhất năm nay. Hơn 20 năm trước, ông từng qua Mỹ theo học một chuyên khoa lạ lẫm và trở thành một trong những bác sĩ đặt nền móng cho khoa này ở Việt Nam. Năm nay, ngành Y có thêm 3 giáo sư là Phạm Lê An, Trần Phan Chung Thủy và Trịnh Thị Diệu Thường. Trong đó, bác sĩ An là nam giáo sư duy nhất. Ông...

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020

Chất lượng giáo dục phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiến bộ, thoát khỏi 'vùng trũng' và có sự bứt phá về kết quả thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024. ...

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Mới nhất

Ra mắt siêu đô thị CaraWorld, hàng xóm chung vách với Sân bay quốc tế Cam Ranh

Cam Ranh đang đứng trước vận hội lớn bởi bệ phóng từ hạ tầng - du lịch, ngay thành phố biển, một siêu đô thị 800 ha đang trỗi dậy với khát vọng trở thành điểm đến được định danh độc lập trên bản đồ du lịch Việt Nam. Ra mắt siêu đô thị CaraWorld, "hàng xóm chung vách" với...

Quản lý bệnh nhân Gout và ý nghĩa chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng (DECT) trong lâm sàng

Từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh Gout (gút) không còn hiếm nữa, ngược lại tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Trước thực tế...

TP.HCM quyết tâm di dời hơn 46.000 căn nhà ven sông, kênh, rạch

TP.HCM hiện còn khoảng 46.452 căn nhà trên và ven sông, kênh, rạch chưa di dời, giải tỏa. Điều này ảnh hưởng đến mỹ quan và cuộc sống người dân. ...

Yên Sơn (Tuyên Quang): Công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên

Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cùng với quyết tâm nỗ lực của các ngành, các cấp và sự đồng tình hưởng ứng của Nhân dân, công tác giảm nghèo của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau...

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

GĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng. ...

Mới nhất