Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngQuy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng tính...

Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng tính ứng phó với các vấn đề bất định


Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long cần tăng tính ứng phó với các vấn đề bất định

Quá trình quy hoạch thủy lợi không chỉ giải quyết vấn đề cấp bách mà cần tạo hạ tầng mang tính đột phá, làm nền tảng cho những chiến lược lâu dài giải quyết đa mục tiêu trong tương lai.

Thách thức từ hạ tầng thủy lợi

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã chủ trì Hội thảo Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch).

Hội thảo nhằm lấy ý kiến các địa phương, cơ quan liên quan, chuyên gia… để Quy hoạch phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh trong lưu vực sông Cửu Long, cũng như các yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.





Hội thảo Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện nay hạ tầng thủy lợi khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế. Trong đó, nhiều ô bao, bờ bao kiểm soát lũ còn chưa bảo đảm tiêu chuẩn ngăn lũ, nguy cơ ngập vẫn thường xuyên xảy ra.

Đồng thời, việc thiếu trạm bơm tiêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các khu vực nền địa hình thấp trũng, ảnh hưởng giáp nước, khó tiêu thoát ở khu vực Long Mỹ, Vị Thủy – Hậu Giang; Ngã Năm, Thạnh Trị, Châu Thành – Sóc Trăng

Ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (đơn vị tư vấn Quy hoạch) thông tin, hiện các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đầu tư còn chưa hoàn chỉnh, hệ thống kênh nội đồng không được nạo vét theo định kỳ, trạm bơm tưới chưa được đầu tư… nên tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô vẫn xảy ra.

Trong khi đó, các khu vực đô thị như Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tân An… chưa được đầu tư hệ thống chống ngập, tình trạng ngập ngày càng nặng. Vùng Tứ giác Long Xuyên tuy đã đầu tư các công trình kiểm soát lũ đầu mối, tuy nhiên vẫn chưa khép kín (còn hở các cửa kênh thông với sông Hậu) nên chưa hoàn toàn chủ động kiểm soát lũ vào nội đồng.

Hiện khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển dịch từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy, thủy lợi vừa phải bảo đảm chủ động nguồn nước phục vụ kinh tế – xã hội trong mọi tình huống bất lợi; vừa gắn với không gian sống, không gian văn hóa – du lịch

“Trước những thách thức và xây dựng chiến lược đến năm 2050, tầm nhìn về Quy hoạch thủy lợi cần dài hạn, đề xuất được các bước đi, những việc cần làm để tăng tính chủ động ứng phó với các vấn đề bất định của vùng như: Biến đổi khí hậu, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn, các thay đổi, tiến bộ về khoa học công nghệ và cả biến động về thị trường…”, ông Dũng chia sẻ.

Xây dựng nội dung cụ thể

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho hay, điểm mới của Quy hoạch này là bước đầu hình thành các hệ thống kiểm soát nguồn nước theo quy mô lớn, liên vùng (vùng Hữu sông Hậu, vùng Tả sông Tiền…). Các công trình cống lớn kiểm soát cửa sông cũng được tính toán, đánh giá hiệu quả vận hành kỹ hơn (cống Vàm Cỏ, Hàm Luông), làm cơ sở đề xuất đầu tư, xây dựng.

Ngoài ra, do nhu cầu thực tế của việc nuôi trồng thủy sản cần nước ngọt pha loãng, hoặc các khu vực sản xuất tôm – lúa cần hỗ trợ cấp nước ngọt cho vụ lúa, quy hoạch lần này đã đề xuất 2 hệ thống chuyển nước cho vùng Nam Cà Mau và Nam Quốc lộ 1A Bạc Liêu.

Về vấn đề cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, quy hoạch lần này đề xuất mô hình cấp nước biển từ khoài xa bờ bằng trạm bơm và đường ống trực tiếp cho các khu nuôi, hệ thống kênh sẽ chỉ còn nhiệm vụ tiêu thoát nước (mô hình cấp thoát tách rời hoàn toàn).

Một số khu vực có điều kiện hệ thống thủy lợi tương đối thuận lợi sẽ thí điểm bố trí hoàn thiện hệ thống công trình (cống, kênh), vận hành hệ thống để cấp thoát tách rời (khu Nam quốc lộ 1 Bạc Liêu, khu ven biển Vĩnh Châu Sóc Trăng, khu An Minh – An Biên Kiên Giang).





Cần quy hoạch thủy lợi đa mục tiêu, đa giá trị gắn với bảo tồn văn hóa, dịch vụ, du lịch…

Giải pháp cho các vùng còn lại là đầu tư các tiểu ô thủy lợi khép kín để chống ngập, vận hành tiêu thoát; mô hình sản xuất là nuôi thủy sản nước mặn; tăng cường nạo vét các trục kênh để tăng trao đổi nước, hạn chế tác động do nước quá mặn vì bị bốc hơi trên ruộng; các ô bao sẽ chủ động trữ nước mưa trên hệ thống kênh để hỗ trợ sản xuất thêm.

Cần nhanh chóng thực hiện để đối phó với thời tiết khắc nghiệt

Theo đại diện các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, việc thực hiện Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết. Tuy nhiên, cần đẩy nhanh tiến độ của Quy hoạch, do quá trình biến đổi khi hậu tác động không nhỏ vào nền kinh tế, xã hội của từng địa phương.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng thông tin, nhiều khu vực tại địa phương bị ngập lụt do vùng trũng không đều, thời gian nhiễm mặn không cố định khiến địa phương rất khó kiểm soát, người dân khó khăn trong phát triển nông nghiệp. Do vậy, Sóc Trăng mong muốn quy hoạch xây dựng các cống, hồ chứa nước ngọt trong thời gian tới.

Đồng tình với ý kiến, ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long chia sẻ: “Với tình hình biến đối khí hậu hiện nay, tỉnh Vĩnh Long đang có ý tưởng khai thác sông Măng Thít với diện tích trên 61 ha làm hồ trữ nước ngọt phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông, phát triển kinh tế…bằng giải pháp xây âu thuyền 2 đầu sông và thực hiện sau năm 2030.

Ngoài ra, trước tình trạng xâm nhập mặn trên các tuyến sông chính tăng cao kết hợp triều cường lấn sâu vào kênh, mương nội đồng khiến đời sống, sản xuất của người dân Bến Tre gặp nhiều khó khăn, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nêu thách thức, khó khăn nhất hiện nay là tình trạng nước biển dân, việc sử dụng nước ngọt thượng nguồn ở một vài quốc gia, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.

“Giai đoạn 2015-2016 được nhận định là đợt nhiễm mặn kỷ lục, hàng trăm năm mới diễn ra 1 lần. Tuy nhiên, sau 4 năm tình trạng nhiễm mặn này lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn. Sau 4 năm tiếp theo lại diễn ra tình trạng nhiễm mặn như năm 2015-2016 và diễn biến trong thời gian tới là khó đoán định”, ông Cảnh chia sẻ.

Thiếu nước ngọt, việc sử dụng nước ngầm nhiều hơn dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở. Vì vậy, nếu không có giải pháp căn cơ hơn thì đến năm 2050 hoặc năm 2100, Bến Tre nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ sẽ gặp tác động nhiều hơn nữa.

Vì vậy ông Cảnh cho rằng, việc quy hoạch một số hồ nước lớn sẽ khó khả thi vì gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng và vận chuyển nguồn nước. Do đó, nếu từng địa phương có các hồ nước nhỏ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt thì sẽ chủ động hơn.  

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, hiện nay, quy hoạch phát triển cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có đầy đủ. Vì vậy, làm sao các vấn đề đặt ra trong quy hoạch phải giải quyết được mâu thuẫn, khó khăn cơ bản của từng địa phương.

Đặc biệt, quy hoạch này phải gắn kết, phù hợp và đồng bộ với các quy hoạch trước đó đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt (quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên ngành thủy lợi, phòng thống thiên tai quốc gia; quy hoạch của địa phương).





Nguồn: https://baodautu.vn/quy-hoach-thuy-loi-dong-bang-song-cuu-long-can-tang-tinh-ung-pho-voi-cac-van-de-bat-dinh-d220464.html

Cùng chủ đề

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024. ...

Bộ GTVT khẳng định chưa sử dụng cát biển để thi công cao tốc phía Nam

Bộ GTVT khẳng định chưa sử dụng cát biển để thi công cao tốc phía NamĐến thời điểm này, các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 nói chung, Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau nói riêng đều sử dụng cát sông làm vật liệu nền đường. Thi công cao tốc Bắc -...

Người dân miền Tây ngày đêm chờ hứng từng can nước

TPO - Thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn người dân trong vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang phải mang từng can nhựa đến vòi nước công cộng chờ hứng nước. Theo ghi nhận của phóng viên, trưa 3/4, từ trung tâm huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang về các xã Phước Trung, Tăng Hoà... dọc hai bên đường không khó bắt gặp cảnh người dân mang theo can...

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây mặn vượt chuẩn

Chiều 18/3, ông Hồ Ngọc Hậu, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bến Tre - đơn vị quản lý hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp, xác nhận với phóng viên Dân trí việc nước trong hồ chứa này đang bị mặn vượt chuẩn."Nước ở sông Ba Lai và mương nội đồng xung quanh hồ Kênh Lấp đã bị xâm nhập mặn, tuy nhiên hồ không bị rò rỉ. Nước hồ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán rẻ khoảng 20.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, bị cáo này đã khai báo ý định bán một số tài sản bất động sản để khắc phục hậu quả, trong đó có dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TPHCM.Bà Lan đánh giá dự án có vị trí đắc địa, đã bồi thường hơn 20 năm nay. Dự án nằm gần Khu dân cư Trung Sơn, Khu dân cư Him Lam, trên...

Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings được chọn là nước uống chính thức tại Coffee Expo Vietnam 2024

Trong khuôn khổ sự kiện Coffee Expo Vietnam 2024, ngoài gian hàng triển lãm và giới thiệu sản phẩm Nuwa Coffee, thương hiệu Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings với chất lượng vượt trội đã được chọn là nước uống chính thức tại sự kiện.

Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng

Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng, cần tiếp tục gỡ những điểm nghẽn về đầu tư, nhân lực để nền kinh tế có thể tăng tốc. Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng,...

Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công

Kon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2025, phấu đấu đến cuối năm 2024 đạt tỷ lệ giải ngân vốn 100%. Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư côngKon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”,...

tăng do hy vọng nhu cầu phục hồi

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,1% lên 9.449 USD/tấn. Hợp đồng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 18/9 xuống còn 9.302 USD/tấn vào thứ Tư. Hợp đồng đồng tháng 12 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) đã giảm 1,4% xuống còn 76.370 Nhân dân tệ (10.644,35 USD)/tấn. Trước đó trong phiên, giá đã giảm xuống 75.520 Nhân dân tệ, mức thấp...

Cùng chuyên mục

Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định

Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư ngay trong quý IV/2024. Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xeDự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu...

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Nhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4,...

Mới nhất

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng phu nhân Melania và con trai út Barron trên sân khấu mừng chiến thắng...

Đại Từ (Thái Nguyên) đẩy mạnh phong trào “chung tay vì người nghèo – không bỏ ai ở lại phía sau”

Với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình...

Ông Trump chuẩn bị trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp?

Giới quan sát nhận định kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép của ông Trump đang dần được hiện thực hóa và có thể tác động đến ít nhất 11 triệu người. Kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép là một trong các trụ cột cốt lõi thuộc chương trình nghị sự của ông Trump xuyên...

Gương mặt nữ ‘thống trị’ lĩnh vực mật mã học nói điều ý nghĩa nhất của bà là ba đứa con

Mảnh mai và xinh đẹp, nụ cười đầy năng lượng luôn nở trên môi… là ấn tượng đầu tiên về Yael Tauman Kalai ở những ai gặp bà. ...

Mới nhất