Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn...

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024.

Với đề tài nghiên cứu hệ thống màng kết hợp FO-MD để xử lý nước nhiễm mặn nhằm cung cấp nước sạch cho vùng ven biển và hải đảo, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, giảng viên Khoa Hóa học và môi trường Trường ĐH Đà Lạt, trở thành một trong 17 tác giả lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024.

Đây là đề tài được các nhà khoa học trong ban giám khảo đánh giá có giá trị thực tiễn cao, cùng với 16 đề tài khác vượt qua hàng trăm công trình nghiên cứu và sản phẩm công bố khoa học-chuyển giao của các giảng viên trẻ đến từ 29 cơ sở giáo dục ĐH trên cả nước.

Tìm kiếm giải pháp tối ưu

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ: “Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và được dự báo là sẽ có diễn biến phức tạp trong những năm tới, biểu hiện rõ nhất là các hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài”.

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt- Ảnh 1.

Giảng viên trẻ Nguyễn Thị Hậu (giữa) tại phòng thí nghiệm

Theo nữ giảng viên, vào mùa khô, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng ở một số tỉnh miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các giếng khoan đều bị nhiễm mặn và người dân không có nguồn nước ngọt để sử dụng.

“Hiện tại vẫn chưa có phương pháp thực sự hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Người dân ở đó thường phải trả chi phí rất cao cho việc mua nước ngọt để sử dụng. Vì vậy, cần thiết phải tìm ra một nguồn nước sạch để sử dụng cho vùng ven biển và hải đảo khi các công nghệ đang áp dụng hiện tại không đảm bảo yêu cầu tạo ra một nguồn nước sạch bền vững”, tiến sĩ Hậu nhìn nhận.

Để xử lý tình trạng nhiễm mặn, biến nước biển thành nước ngọt từng có nhiều công nghệ được áp dụng, như công nghệ chưng cất bằng nhiệt, trao đổi ion, thẩm thấu ngược (Reverse osmosis – RO), màng lọc nano, phương pháp điện thẩm tách (Electrodialysis -ED). Các công nghệ trên đều có ưu điểm nhưng có nhược điểm chung là chi phí đầu tư cao, thiết bị dễ và nhanh bị bám bẩn…

Chính vì thế, tiến sĩ Hậu đã lựa chọn nghiên cứu về công nghệ màng kết hợp FO – MD (Forward Osmosis – Membrane Distillation) nhằm tìm ra những điều kiện hoạt động tối ưu cho mô hình FO và MD và đánh giá hiệu quả cũng như chi phí xử lý của công nghệ đề xuất với các công nghệ khử mặn khác hiện có ở Việt Nam.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

“Màng thẩm thấu thuận FO là một trong những công nghệ mới hiện nay của thế giới và có tính khả thi cao trong việc ứng dụng cho quá trình khử muối với ưu điểm vượt trội như: sử dụng năng lượng thấp, bẩn màng ít, và hiệu quả khử muối cao. Đây là lựa chọn hiệu quả nhất cho xử lý nước nhiễm mặn”, nữ giảng viên cho hay.

Theo tiến sĩ Hậu, ưu điểm nổi bật của công nghệ này là hoạt động theo nguyên tắc thẩm thấu tự nhiên do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa hai dung dịch, nước sẽ đi từ nơi có nồng độ thấp qua màng và đến nơi có nồng độ cao. Do đó, công nghệ màng lọc thẩm thấu thuận không sử dụng áp suất thủy lực như thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis – RO), điều này giúp tiết kiệm năng lượng và giảm tình trạng bẩn màng, dẫn đến chi phí xử lý thấp.

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt- Ảnh 2.

Nữ giảng viên trăn trở khi bà con vùng bị nhiễm mặn phải trả chi phí cao cho việc mua nước ngọt sinh hoạt

Khi nghiên cứu, tiến sĩ Hậu quyết định chọn mẫu nước biển tại ven biển tỉnh Ninh Thuận và đảo An Bình, tỉnh Quảng Ngãi để xử lý vì nơi đây đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng hơn cả.

Kết quả cho thấy hệ thống FO-MD đạt hiệu quả xử lý muối cao và không phụ thuộc vào độ mặn của dòng cấp vào. Những chất bẩn bám trên bề mặt màng FO là không đáng kể, có thể được làm sạch bằng cách rửa bằng nước DI trong 5 phút là đã có thể sẵn sàng cho chu kỳ tiếp theo. Hơn nữa, hệ thống tích hợp FO-MD có thể sản xuất nước sạch có chất lượng cao bởi vì nước mặn được xử lý qua 2 bậc màng trong suốt quá trình vận hành.

Theo tính toán sơ bộ ở phòng thí nghiệm (có kết hợp năng lượng mặt trời), tổng chi phí vận hành hệ thống FO-MD để xử lý 1 m3 nước ngọt là 20.389 đồng. Trong khi đó, tổng chi phí vận hành cho hệ thống RO (công nghệ thẩm thấu ngược) để xử lý 1 m3 nước ngọt là 49.160 đồng, đắt gấp 2,4 lần công nghệ FO-MD.

Được biết đề tài này đã được Trường ĐH Đà Lạt nghiệm thu loại xuất sắc trước khi tham gia giải thưởng. “Hiện nay, tôi đang tiếp tục thực hiện các đề tài của quỹ NAFOSTED, dự án của Vingroup tập trung vào tổng hợp màng lọc FO và MD, sử dụng những kết quả tối ưu ở phòng thí nghiệm để từng bước thiết kế máy lọc nước biển có tích hợp năng lượng mặt trời ứng dụng cho xử lý nước biển vùng hải đảo và tàu thuyền đi biển”, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ.

Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ (không quá 35 tuổi) trong các cơ sở giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT khởi xướng, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức từ năm 2018.

Các tiêu chí mà giải thưởng đưa ra là công trình nghiên cứu phải có tính mới mẻ, sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn, được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất một năm (tính đến thời điểm nộp hồ sơ), chưa tham gia hoặc nhận bất cứ giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế nào.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nu-giang-vien-tre-nghien-cuu-cong-nghe-moi-bien-nuoc-man-thanh-nuoc-ngot-185241030213818512.htm

Cùng chủ đề

Lần đầu tiên trong lịch sử tuyết rơi trên sa mạc Al-Jawf ở Ả Rập Xê-út

Ngày 8/11, khu vực Al-Jawf của Ả Rập Xê-út, nơi nổi tiếng với cái nóng sa mạc khắc nghiệt, chứng kiến ​​tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử. Hiện tượng bất thường này đã biến cảnh quan khô cằn thường thấy như thành xứ sở thần tiên phủ đầy tuyết, khiến cả người dân địa phương và các chuyên gia trên toàn thế giới ngạc nhiên.Video tuyết rơi ở khu vực Al-Jawf, Ả Rập Xê-út. (Nguồn: Instagram/navaskcalukkal)Các chuyên...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?

Trứng được khoa học chứng minh là chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là nguồn protein dồi dào trong trứng. Có rất nhiều cách chế biến trứng, từ luộc, chiên đến nướng khi còn nguyên vỏ. Các chuyên...

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch....

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Cùng chuyên mục

Công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Triển lãm khoa học của trường Ams thu hút hơn 3.000 người tham gia

Hơn 3.000 người ở Hà Nội đã có mặt tại triển lãm khoa học "Science Tornado 2024" do chính học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức tại trường. ...

Hơn 3.000 người tham gia ngày hội lớn ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Sáng nay, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” với sự tham gia của hơn 3.000 học sinh giáo viên... Tại sự kiện, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” thu hút sự tham gia của 47 đơn vị, đại diện 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế.  Cùng với đó là...

Hội LHPN Bình Phước tổ chức diễn đàn cho CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi "Rung chuông vàng", sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm… là những hoạt động nổi bật tại Diễn đàn giao...

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Mới nhất

Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử dụng đất

Bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM chưa ảnh hưởng ngay đến các dự án, nhưng trong thời gian tới sẽ tác động đến thị trường, vì làm tăng chi phí tạo lập quỹ đất, chi phí đóng tiền sử dụng đất… của doanh nghiệp. TP.HCM: Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử...

Suy tim, suy thận vì lạm dụng thuốc giảm đau

Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. ...

Medvedev thua Fritz ở trận mở màn ATP Finals 2024

(Dân trí) - Taylor Fritz đã đánh bại Daniil Medvedev với tỷ số 6-4, 6-3 ở trận đấu mở màn ATP Finals 2024, tay vợt người Mỹ tạm thời vươn lên đứng đầu Bảng Ilie Nastase. Vào tối 10/11, Taylor Fritz đã có màn trình diễn ấn tượng để khởi động chiến dịch của mình tại ATP Finals 2024. Tay...

Nhiều doanh nghiệp về tay người Thái ‘chăm’ chia cổ tức

Từ đầu tháng 11 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Thậm chí một doanh nghiệp bất ngờ tăng tỉ lệ cổ tức bằng tiền mặt từ 24% lên 133%. ...

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. ...

Mới nhất