Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngquy hoạch phải đi trước một bước

quy hoạch phải đi trước một bước


Chiều 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Cần xây dựng quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương

Tham gia ý kiến đối với nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho hay, tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022), khi Quốc hội thảo luận về nội dung giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, đại biểu đã nêu vấn đề mà đại biểu cho là đang còn thiếu sót trong quy định của pháp luật về quy hoạch, đó là chưa có quy định về việc xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho hay, công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho hay, công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Ảnh: Quochoi.vn

Do chúng ta chưa xem xét việc sửa đổi Luật Quy hoạch tại thời điểm đó nên tại mục 2.6 của Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương (đến đơn vị hành chính cấp xã) phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đến nay, đã qua hơn 2 năm nhưng việc triển khai của Chính phủ cũng mới dừng ở việc ban hành Kế hoạch xây dựng Quy hoạch nói trên và theo dự kiến trong kế hoạch thì phải đến hết năm 2026 mới có thể có nội dung để báo cáo Chính phủ. Đồng thời, cũng chưa có 1 văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về nội dung này để làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện việc nghiên cứu, lập quy hoạch ở cấp mình.

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, đa phần các nội dung quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hiện nay ở nước ta đều đang gắn trên địa bàn của các đơn vị hành chính cụ thể. Việc chúng ta chưa có 1 Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính cấp quốc gia và việc từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng chưa có quy hoạch về đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc địa phương mình để làm định hướng cho việc sắp xếp các không gian phát triển, tập trung các nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội thực sự đang là một vấn đề bất cập.

Đại biểu băn khoăn, tại sao trong hệ thống quy hoạch quốc gia (quy định tại Điều 5 của Luật Quy hoạch) có Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt mà lại không có quy hoạch đối với các việc tổ chức các đơn vị hành chính có tính phổ biến là vấn đề đại biểu chưa lý giải được. Trên thực tế, do không có quy định trong Luật Quy hoạch nên trong quá trình xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, các địa phương hầu như bỏ qua phần liên quan đến quy hoạch hệ thống các đơn vị hành chính trên địa bàn.

Do đó, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 35/2023 về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030, Thủ tướng Chính phủ đã cấp bách ban hành Công điện số 616/CĐ-TTg ngày 04/7/2023 yêu cầu tất cả các địa phương tiến hành rà soát, bổ sung vào quy hoạch tỉnh nội dung liên quan đến việc sắp xếp các đơn vị hành chính để làm cơ sở cho việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030.

“Do đây là giải pháp mang tính tình thế nên nội dung được ghi nhận trong các quy hoạch cấp tỉnh hiện nay cũng hết sức chung chung chưa thể hiện tính chất của việc quy hoạch, làm định hướng lâu dài cho việc sắp xếp tổ chức các đơn vị hành chính cũng như định hướng cho việc phát triển kinh tế – xã hội gắn với đơn vị hành chính lãnh thổ” – đại biểu Nguyễn Phương Thủy nêu quan điểm.

“Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, vừa qua, qua các bài viết, bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư Tô Lâm thường xuyên đề cập đến việc tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Do đó, Tổng Bí thư liên tục nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới, phải sắp xếp, phải tinh gọn lại, hướng tới yêu cầu “Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Quochoi.vn

Để thực hiện được điều này, việc tổ chức một cách hợp lý các đơn vị hành chính với quy mô về diện tích, dân số phù hợp, không chỉ ở cấp xã mà còn đối với cả cấp tỉnh, cấp huyện là một trong những điều kiện căn bản và cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị với tầm nhìn chiến lược, dài hạn, xuất phát từ đặc điểm, nhu cầu phát triển của từng địa phương, không phải chỉ để thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh chỉ đạo cụ thể của Bộ Chính trị, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như đối với việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính thời gian qua.

Về việc này, ngay từ Nghị quyết số 17- NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa X (năm 2007) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đặt ra yêu cầu khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Yêu cầu này tiếp tục được nhắc lại trong Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị năm 2018 và Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị năm 2022.

Do vậy, để thể chế hóa các nội dung chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm bổ sung nội dung xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và Quy hoạch đơn vị hành chính của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào hệ thống quy hoạch chung của quốc gia và quy định rõ đây là một nội dung chủ yếu cần được tích hợp trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch cấp tỉnh (tại khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch) để có cơ sở pháp lý cho Chính phủ, các địa phương chủ động nghiên cứu, chuẩn bị nội dung này trong các lần điều chỉnh quy hoạch tiếp theo làm cơ sở, định hướng cho việc sắp xếp, bố trí không gian phát triển, bảo đảm hiệu quả đầu tư và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tổ chức bộ máy quản lý hành chính các cấp và trực tiếp làm cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các đơn vị hành chính theo chủ trương của Đảng trong các giai đoạn tiếp theo đúng với tinh thần quy hoạch phải đi trước một bước.

Giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi)

Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) chỉ ra mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch chung với các quy định về quy hoạch tại các Luật chuyên ngành, hiện nay không thống nhất, đơn cử là Luật Điện lực (sửa đổi) cũng được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) chỉ ra mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch chung với các quy định về quy hoạch tại các Luật chuyên ngành, hiện nay không thống nhất. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) chỉ ra mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch chung với các quy định về quy hoạch tại các Luật chuyên ngành, hiện nay không thống nhất. Ảnh: Quochoi.vn

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, trong Luật Quy hoạch chung quy định, khi điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn phải đảm bảo không được làm thay đổi mục tiêu, quan điểm của quy hoạch. Trong Luật Điện lực (sửa đổi) quy định thay đổi mục tiêu, quan điểm vẫn được điều chỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng trong Luật Quy hoạch chung lại không có những trường hợp như vậy, không có những căn cứ như vậy.

Hay, trong Luật Điện lực (sửa đổi), trong trường hợp cần phải bảo đảm an ninh, quốc phòng, có thể được điều chỉnh theo cái trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng căn cứ này trong Luật Quy hoạch lại không có. Trong trường hợp này, dù có trường hợp bảo đảm an ninh quốc phòng, vẫn phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch theo thủ tục chung chứ không được điều chỉnh quy hoạch theo thủ tục rút gọn. Hay trong trường hợp hình thành dự án làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường thì trong Luật Điện lực (sửa đổi) quy định rằng, trường hợp đó điều chỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng trong Luật Quy hoạch lại không có trường hợp này, không có căn cứ…

“Giữa 2 Luật này có những quy định không thống nhất, về sau này sẽ không biết trường hợp nào áp dụng quy định của Luật chuyên ngành và trường hợp nào áp dụng quy định của Luật chung” – đại biểu Nguyễn Mạnh Cường băn khoăn.

Theo đại biểu, khi áp dụng pháp Luật, chúng ta phải giải quyết được mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch (luật chung) với các luật chuyên ngành hiện nay. Lĩnh vực điện lực có rất nhiều đặc thù cần phải có quy định liên quan tới vấn đề quy hoạch. Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư có nói rằng: “Luật Quy hoạch chỉ quy hoạch những vấn đề chung thôi, còn những vấn đề chi tiết liên quan đến quy hoạch ở các ngành, các lĩnh vực thì phải do các Luật chuyên ngành quy định và áp dụng theo các quy định của Luật chuyên ngành”.

Nếu chúng ta định có nguyên tắc áp dụng pháp luật như vậy, cần phải quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật – bổ sung 1 quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật ở trong Luật Quy hoạch. Hiện nay trong Luật Quy hoạch không có Điều về nguyên tắc áp dụng pháp luật. Ngoài các căn cứ Luật Quy hoạch quy định, có thể có những căn cứ khác mà Luật chuyên ngành nhận thấy những trường hợp đó cũng phải áp dụng theo trình tự, thủ tục rút gọn để đảm bảo không chồng chéo giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực.

“Ở đây, không chỉ có Luật Điện lực, có rất nhiều luật khác có liên quan đến quy hoạch. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu không được giải quyết ở ngay trong Luật Quy hoạch lần này, việc chồng chéo, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về quy hoạch sẽ tồn tại mãi, gây ra những ách tắc, vướng mắc trong thực hiện” – đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nêu quan điểm.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dai-bieu-quoc-hoi-quy-hoach-phai-di-truoc-mot-buoc.html

Cùng chủ đề

lo ngại đầu cơ, sốt giá đất

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) bày tỏ lo ngại cơn sốt giá đất sẽ lây lan nếu mở rộng quỹ đất làm nhà ở thương mại. Giá đất đang sốt, tăng phi mã Ngày 13/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất...

Đường sắt tốc độ cao tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ, các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam hết sức cần thiết, là nguyện vọng của đại đa số Nhân dân, tạo động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế... Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội Đoàn...

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam tạo động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ, các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam hết sức cần thiết, là nguyện vọng của đại đa số Nhân dân, tạo động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế... Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội Đoàn...

Đại biểu Quốc hội chất vấn về nguồn lực thực hiện chuyển đổi số báo chí

Kinhtedothi - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ Bộ có kế hoạch như thế nào đối với nguồn lực tài chính và nguồn lực con người để có thể thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số báo chí. Ngày 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại...

Rà soát Dự thảo Luật Đầu tư công với quy định của Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Đại biểu Quốc hội đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo các cơ quan khẩn trương tiến hành rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng của các quy định trong Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đối với việc thực hiện các quy định của Luật Thủ đô… Sáng 6/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

giấc mơ trở thành “Kinh đô ẩm thực mới của thế giới”

Kinhtedothi - Trong một cuộc bình chọn năm 2023 các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp đánh giá, ẩm thực Việt Nam đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng 100 nền ẩm thực ngon nhất thế giới. Phở bò, bún chả, bánh hỏi, nem rán, bún bò Huế, nước mắm Phú Quốc… là những món được đánh giá cao Giờ đây, ẩm thực Việt đã và đang bước xa hơn, chạm đến giấc mơ trở thành “Kinh đô ẩm...

Giá thép hôm nay 21/12: tiếp tục mất giá

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Giá kim loại đồng ngày 21/12: giữ ổn định

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) ổn định ở mức 8.884,50 USD/tấn. Kim loại được sử dụng trong điện và xây dựng này đã giảm 20% kể từ tháng 5 khi các khoản cược đầu cơ của các nhà đầu tư đẩy giá lên mức cao kỷ lục là 11.104,5 USD. Natalie Scott - Gray, nhà phân tích kim loại cấp cao tại StoneX cho biết, tất cả các yếu tố này sẽ...

Điểm check in “vườn địa đàng” tại Phú Quốc có thể được gỡ vướng?

Kinhtedothi - Ông Trần Văn Lương thuê 30.000m2 đất, đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng một khu vườn sinh vật cảnh theo mô hình sử dụng đất kết hợp đa mục đích. Tuy nhiên, việc xây dựng này đang gặp phải trở ngại. Làm đẹp vùng đất bỏ hoang Ông Trần Văn Lương (ngụ Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, đặc...

Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện số 138/CĐ-TTg về việc thực hiện Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công...

Bài đọc nhiều

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Tiềm năng kinh doanh quanh trục đại lộ

(Dân trí) - Những trục đại lộ lớn trên thế giới không chỉ là biểu tượng kiến trúc, văn hóa mà còn mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất. Đây cũng là tương lai hứa hẹn của Phủ Lý khi sắp xuất hiện trục đại lộ quy mô hàng đầu Việt Nam. Sức hút của những trục đại lộHơn 300.000 người đã đổ về quảng trường biển, trục đại lộ lễ hội TP Sầm...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến...

Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức

Khối lượng của hạng mục kết nối (250 m) với cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc Gói thầu XL3 của Dự án thành phần 7 vành đai 3 TP.HCM qua Long An còn lại không nhiều nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành như kế hoạch đề ra. Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long ThànhKhối lượng của hạng mục kết nối (250 m) với cao tốc Bến Lức - Long...

Xu hướng thị trường bất động sản 10 năm tới sẽ ra sao?

(NLĐO) - Nếu không giải quyết bài toán về giá nhà ở, thị trường bất động sản khó ổn định. Trong khi đó, việc tăng giá nhà gây khó khăn cho người dân. ...

Giá kim loại đồng ngày 20/12: quay đầu giảm

Đồng chuẩn CMCU3 trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,8% xuống còn 8.869 USD/tấn từ mức 8.869 USD trước đó, mức thấp nhất kể từ ngày 14/11. Đồng USD tăng giá khiến kim loại trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác và làm giảm nhu cầu. Mối quan hệ này được các quỹ giao dịch sử dụng mô hình số sử dụng. Các nhà giao dịch cho biết các...

Cùng chuyên mục

Giá thép hôm nay 21/12: tiếp tục mất giá

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Giá kim loại đồng ngày 21/12: giữ ổn định

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) ổn định ở mức 8.884,50 USD/tấn. Kim loại được sử dụng trong điện và xây dựng này đã giảm 20% kể từ tháng 5 khi các khoản cược đầu cơ của các nhà đầu tư đẩy giá lên mức cao kỷ lục là 11.104,5 USD. Natalie Scott - Gray, nhà phân tích kim loại cấp cao tại StoneX cho biết, tất cả các yếu tố này sẽ...

Làm rõ phương án đầu tư cao tốc Bắc Ninh

Dự án Xây dựng cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại, đoạn từ Vành đai 4 vùng Thủ đô đến Quốc lộ 18 có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng đang được UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương. Dự án Xây dựng cao tốc Bắc Ninh - Phả Lại, đoạn từ Vành đai 4 vùng Thủ đô đến Quốc lộ 18 có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng...

Đề xuất khai thác 68,35 km cao tốc Vân Phong

Đây là đoạn tuyến thuộc Dự án thành phần Vân Phong - Nha Trang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Đề xuất khai thác 68,35 km cao tốc Vân Phong - Nha Trang trước 10/1/2025, vượt tiến độ 12 thángĐây là đoạn tuyến thuộc Dự án thành phần Vân Phong - Nha Trang thuộc Dự án xây dựng...

Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đất

Trong 29 khu đất dự kiến đưa ra đấu thầu trong 2 năm 2025 và 2026, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đề cập mới có Dự án Khu đô thị Cát Hải là đang thẩm định hồ sơ để phê duyệt chủ trương đầu tư. Bình Định thúc tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, đưa ra đấu thầu 29 khu đấtTrong 29 khu đất dự kiến đưa ra đấu thầu trong 2 năm 2025...

Mới nhất

Có tiền cũng không mua được

Mới đây, bức ảnh một nhóm bạn tái hiện khoảnh khắc trong chuyến du lịch đầu tiên của họ 50 năm về trước đã thu hút sự chú ý của nhiều người. ...

Việt Nam có 11,8 triệu ha đất đang bị sa mạc hoá

Biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra khiến 11,8 triệu ha đất của nước ta đang bị sa mạc hoá. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có khoảng 1,2 triệu ha đất bị suy thoái nặng, 3,8 triệu ha đất suy thoái trung bình và 6,8 triệu ha đất suy thoái...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm...

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định phải vào Khánh Hòa mua đá

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định vượt hàng trăm km vào Khánh Hòa tìm nguồn đá đảm bảo chất lượng. ...

Mới nhất