Trang chủNewsThời sựQuốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

2.jpg
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC, CNCH) gồm 8 Chương, 55 Điều quy định về PCCC, CNCH; lực lượng, phương tiện, bảo đảm điều kiện hoạt động và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong hoạt động PCCC, CNCH.

Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC, CNCH, Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về PCCC, CNCH. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về PCCC, CNCH. Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về PCCC, CNCH. UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về PCCC, CNCH tại địa phương. Tại huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã quy định tại Luật này.

Luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động PCCC, CNCH. Cụ thể, PCCC, CNCH là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào Đội PCCC, CNCH cơ sở, Đội PCCC, CNCH chuyên ngành hoặc Đội dân phòng khi có yêu cầu…

1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật

Trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút thông Luật, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Theo đó, so với dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 thì dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua có 55 điều (giảm 4 điều do bỏ 2 điều quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nội dung quản lý nhà nước về PCCC, CNCH; ghép nội dung 2 điều thành 1 điều (Điều 28); chuyển nội dung Điều 56 thành khoản 6 Điều 55)…

Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Điều 8): Có ý kiến đề nghị quy định rõ cơ sở chỉ cần phân công người thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH, cơ sở phải thành lập Đội PCCC và CNCH cơ sở, Đội PCCC và CNCH chuyên ngành.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc Lê Tấn Tới, tại khoản 4 Điều 37 của dự thảo Luật đã giao “Chính phủ quy định cơ sở phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, cơ sở phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành…”. Còn cơ sở không thuộc 2 danh mục nêu trên thì không bắt buộc thành lập Đội PCCC và CNCH cơ sở hoặc Đội PCCC và CNCH chuyên ngành; trường hợp không thành lập Đội PCCC và CNCH thì phải phân công người thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH tại cơ sở đó.

Về phòng cháy đối với nhà ở (Điều 20): Có ý kiến đề nghị thay cụm từ “thành phố trực thuộc trung ương” tại khoản 5 bằng từ “địa phương” hoặc từ “đô thị” để quy định nhà ở tại các khu vực này phải trang bị thiết bị truyền tin báo cháy.

Đối với nhà ở tại các khu vực đô thị có mật độ dân cư rất cao, chật chội, trong ngõ, hẻm sâu, không bảo đảm hạ tầng giao thông hoặc nguồn nước phục vụ chữa cháy theo quy định của pháp luật và quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động PCCC, chủ yếu là ở các thành phố lớn (thành phố trực thuộc trung ương) và do lịch sử quy hoạch, xây dựng trước đây.

Để bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của các địa phương hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Quốc hội cho phép quy định bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy, thiết bị truyền tin báo cháy theo lộ trình do Chính phủ quy định đối với các nhà ở thuộc các khu vực không bảo đảm hạ tầng giao thông hoặc nguồn nước phục vụ chữa cháy tại 5 thành phố trực thuộc trung ương. Còn đối với nhà ở tại khu vực khác thì khuyến khích trang bị thiết bị truyền tin báo cháy, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu về PCCC, CNCH và truyền tin báo cháy.

3.jpg
Có 448/450 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Về nguồn tài chính và ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (Điều 49 và Điều 50): Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, gia đình phải chịu một phần kinh phí về công tác chữa cháy khi lực lượng PCCC và CNCH thực hiện chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, gia đình của mình theo quy định của pháp luật và giao Chính phủ quy định mức phí cụ thể trong từng trường hợp.

UBTVQH cho biết, công tác chữa cháy là một nội dung trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, được nhà nước bảo đảm ngân sách thực hiện đối với các lực lượng theo quy định của pháp luật (khoản 3 và khoản 4 Điều 50 của dự thảo Luật). Khi xảy ra cháy, nổ thì cơ quan, tổ chức, gia đình đã phải chịu thiệt hại nhất định về người và tài sản, nếu bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, gia đình đó phải chịu một phần kinh phí khi lực lượng PCCC và CNCH thực hiện chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, gia đình của mình sẽ gia tăng khó khăn cho người dân sau khi đã bị thiệt hại về người, tài sản trong vụ cháy.

Vì vậy, để phù hợp với quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và thể hiện tính nhân văn trong quy định của pháp luật, UBTVQH đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, gia đình chịu một phần kinh phí về công tác chữa cháy khi lực lượng PCCC và CNCH thực hiện chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, gia đình của mình.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thong-qua-luat-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-383875.html

Cùng chủ đề

Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới

DNVN - Nhóm nghiên cứu từ Đại học Kỹ thuật quốc gia sông Đông (DSTU) của Nga, kết hợp cùng các nhà khoa học quốc tế, đã phát triển khái niệm “giờ địa phương” nhằm mô tả dòng chảy thời gian trong các hệ vật lý khác biệt. ...

Vì sao lùi thời gian nâng tốc độ tối đa trên đại lộ nối Vinh

Những ngày đầu tháng 11/2024, PV Báo Giao thông có mặt tại dự đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 2) và ghi nhận dự án đã thông xe, đưa vào khai thác. ...

Tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 có gì nổi bật?

Ngày 16/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản thông...

Thay đổi thời gian lưu thông qua cầu phao Phong Châu

Trao đổi nhanh với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

(TN&MT) - Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. ...

Tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam

Chiều 28/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Phần Lan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Rikka Purra. Đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng

Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Chiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia

Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm cảm ơn những tình cảm của Quốc vương Campuchia đối với Việt Nam, khẳng định chuyến thăm lần này của Quốc vương là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dấu mốc góp phần củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Cùng chuyên mục

Ông Putin xin lỗi cựu Thủ tướng Đức Merkel

Trong cuộc gặp cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel năm 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin mang theo chú chó Labrador đen Koni vào phòng họp khiến bà sợ hãi. Sự kiện trở thành sự cố ngoại giao tai tiếng.Trong cuốn hồi ký mới Freedom, cựu Thủ tướng Đức Merkel viết rằng bà biết Tổng thống Nga Putin đôi khi mang theo thú cưng đến các cuộc gặp với khách nước ngoài, nên nhờ trợ lý yêu cầu đội...

Những món ngon khó cưỡng của người Ba Na ở huyện Kbang

(NLĐO) - Ẩm thực truyền thống của người Ba Na được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên, mang đậm hương vị núi rừng. ...

Chủ tịch Quốc hội Singapore chào đón chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Trước thềm chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Singapore từ ngày 1-3/12, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Singapore về ý nghĩa của chuyến thăm đối với quan hệ hai nước, ngày 28/11, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng đã gửi thư, trong đó khẳng định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Thủ tướng Úc cho biết các mạng xã hội phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em

(CLO) Thủ tướng Úc Anthony Albanese vừa tuyên bố rằng các nền tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho trẻ em, sau khi quốc hội nước này thông qua luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi truy cập các dịch vụ này. ...

đơn giản hóa 32 thủ tục hành chính ngành Nội vụ

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6159/QĐ-UBND (ngày 27/11/2024) thông qua phương án đơn giản hóa 32 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nội vụ. Cụ thể, cắt giảm thành phần hồ sơ thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính “Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh”, “Đề nghị thành lập, chia,...

Mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Singapore chào đón chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Trước thềm chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Singapore từ ngày 1-3/12, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Singapore về ý nghĩa của chuyến thăm đối với quan hệ hai nước, ngày 28/11, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah...

Gìn giữ và bảo tồn trò chơi Gà đất của dân tộc Tày – Nùng, Lạng Sơn

Trò chơi gà đất là một di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc Tày - Nùng, Lạng Sơn. Để trò chơi này không bị mai một và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ sau, chúng ta cần có những giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả. Việc bảo tồn và phát...

Vietjet chào mừng chuyến bay đầu tiên giữa Kuala Lumpur (Malaysia) và Hà Nội

Chào mừng chuyến bay đầu tiên kết nối thủ đô Hà Nội với thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia),...

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn...

Gạo đẹp nhích nhẹ, giá lúa tăng giảm trái chiều

Giá lúa gạo hôm nay ngày 29/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang so với hôm qua. Thị trường đa số mặt gạo yếu, thơm đẹp nhích nhẹ, giá lúa neo cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 29/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến so với hôm...

Mới nhất

Cao nguyên huyền thoại