Quốc hội thảo luận về Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
Các ý kiến cho rằng, qua các kỳ Đại hội Đảng, nhiều chủ trương, đường lối và định hướng của Đảng đã chỉ đạo phải đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị và đặc điểm vùng nông thôn, hải đảo. Thực tiễn cho thấy sau khi sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 các địa phương như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng đã được Quốc hội cho phép thực hiện chính quyền đô thị. Qua đánh giá những nơi này đã triển khai thực hiện và mang lại kết quả tốt. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để hoạt động lực, hiệu quả thì tổ chức chính quyền địa phương cần phải được xem xem xét thận trọng để có thể thiết kế lại cho phù hợp với đặc điểm của khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
Liên quan đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương quy định tại Điều 4, đại biểu cho rằng, do Luật đã thiết kế theo tư duy chỉ đạo của lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là “địa phương biết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” và phân cấp, phân quyền mạnh mẽ để khơi thông các nguồn lực phát triển đất nước, nếu nội dung này thiếu những thiết chế, cơ sở, cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu lực, hiệu quả khi chính quyền địa phương được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ thì có thể xảy ra trường hợp tiêu cực, cao hơn là tha hóa quyền lực nhà nước ở địa phương. Đây là xu hướng khó tránh khỏi. Vì lẽ đó, cần phải bổ sung vào Điều 4 của dự thảo luật về nguyên tắc tăng cường kiểm soát quyền lực khi được phân cấp, phân quyền, ủy quyền./.
Biên tập: Thu Hương
Nguồn: https://danangtv.vn/view.aspx?ID=155612
Bình luận (0)