Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhQuốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô


Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô

Trước khi bước vào thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP. Hà Nội

Trong đó, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP. Hà Nội nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô; không quy định lại các nội dung, các vấn đề đã được quy định trong các luật khác. Đồng thời, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý theo hướng sắp xếp lại trật tự một số điều, khoản để bảo đảm logic, phù hợp hơn.

Về áp dụng Luật Thủ đô (Điều 4), dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng: Tiếp tục quy định trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội (ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành) có quy định khác về cùng một vấn đề mà cần được áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó.

Để bảo đảm hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của Luật Thủ đô, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô, dự thảo Luật quy định các văn bản này được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Về mô hình tổ chức chính quyền tại TP. Hà Nội, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14, theo đó, không tổ chức HĐND ở các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc TP. Hà Nội.

Về cơ cấu tổ chức của HĐND TP. Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố (Điều 9 và Điều 11), dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tăng cường tổ chức bộ máy cho HĐND TP. Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố nhằm bảo đảm để chính quyền các cấp của Thành phố đảm đương được các nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm.

Dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho TP. Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của Việt Nam; Chỉnh lý theo hướng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn cho TP. Hà Nội so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định rõ các chính sách đặc thù cần được áp dụng, quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan và trình tự, thủ tục thực hiện để vừa thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố vừa có cơ chế để tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực thi.

Trong đó, cho phép UBND TP. Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố; quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn thành phố; phân quyền cho UBND thành phố quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao, ban hành quy chế hoạt động của các khu công nghệ cao do UBND thành phố thành lập, quy định một số cơ chế đặc thù đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại khu công nghệ cao, trong đó bao gồm cả các cơ chế áp dụng đối với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (khoản 2 Điều 24)…

Mở rộng các lĩnh vực mà HĐND thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn; bổ sung một số thẩm quyền cho HĐND, UBND thành phố trong việc quyết định và triển khai thực hiện một số giải pháp về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, nông thôn và cải tạo, chỉnh trang đô thị…

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thủ đô

Dự thảo Luật cũng tiếp thu, chỉnh lý theo hướng bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung, biện pháp cụ thể nhằm thu hút, huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô.

Thiết kế 01 chương riêng về liên kết, phát triển vùng, trong đó thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô; xác định các chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, không chỉ giới hạn trong vùng Thủ đô.

Về điều khoản thi hành, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, dự thảo Luật dự kiến thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Thủ đô là từ ngày 1/1/2025 (trừ 7 nội dung cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 53 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 để các cơ quan có thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết). Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung các nội dung quy định chuyển tiếp để bảo đảm tính liên tục trong việc áp dụng pháp luật.

Cần áp dụng đồng bộ, thống nhất các nội dung về chính quyền đô thị

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các đại biểu tập trung vào một số vấn đề lớn như: Nguyên tắc áp dụng pháp luật; các quy định về tổ chức chính quyền đô thị; xây dựng, phát triển, quản lý bảo vệ Thủ đô; tài chính, ngân sách, huy động nguồn lực để phát triển thủ đô và các vấn đề khác đại biểu quan tâm.

Đồng góp về tổ chức chính quyền tại TP. Hà Nội, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho biết, chủ trương của Đảng và các văn kiện từ Đại hội XI đến nay đều xác định chính quyền địa phương phải tổ chức phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn và hải đảo. Thực tế cho thấy, đến nay TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều đã tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cấp chính quyền và rất hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của đô thị.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng
Đại biểu Hà Sỹ Đồng

Còn Hà Nội đang thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở phường. Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, nếu như dự thảo được thông qua, tổ chức chính quyền đô thị ở Hà Nội là 2 cấp chính quyền, nghĩa là không tổ chức HĐND quận và phường, còn chính quyền đô thị ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là một cấp chính quyền. Do đó, đại biểu đề nghị cần xem xét kỹ lại mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Thủ đô như trong dự thảo để đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam.

Đưa ra góc nhìn khác, đại biểu Lê Hoàng Hải (Đồng Nai) tán thành với quy định về tổ chức chính quyền tại TP. Hà Nội như quy định tại Điều 8 của dự thảo Luật. Theo đó, việc không tổ chức HĐND ở các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc TP. Hà Nội sẽ góp phần khiến tổ chức chính quyền cấp xã, phường tinh gọn và năng động hơn.

Tuy nhiên cũng theo đại biểu Lê Hoàng Hải, mô hình này đang khác với mô hình chính quyền đô thị tại TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Do đó, đại biểu Lê Hoàng Hải đề nghị cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, xem xét việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc xây dựng Luật Chính quyền đô thị riêng để tạo cơ sở áp dụng đồng bộ, ổn định, thống nhất các nội dung về chính quyền đô thị.

Đại biểu Lý Thị Lan
Đại biểu Lý Thị Lan

Tán thành với các quy định vượt trội trong dự thảo Luật để phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô, đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) cho rằng điều này sẽ giúp hoàn thiện các biện pháp đặc thù để khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về UBND TP. Hà Nội quản lý, tương xứng với vị trí, vai trò.

Đại biểu cũng đồng tình cao với nguyên tắc áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất cho các dự án, hoạt động đầu tư vào khu công nghệ cao, các biện pháp ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại các khu công nghệ cao.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/quoc-hoi-thao-luan-du-thao-luat-thu-do-152096.html

Cùng chủ đề

‘Gạo ST25 đăng ký sở hữu tại nước ngoài, doanh nghiệp trong nước không làm gì được’

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu thực tế rằng, các sản phẩm gạo ST25, cà phê Trung Nguyên… đăng ký sở hữu tại nước ngoài, nhưng 'các doanh nghiệp trong nước không làm gì được'. Ngày 28.5, Quốc hội thảo luận về dự án luật Tổ chức TAND sửa đổi. Tại dự thảo, TAND tối cao đề xuất thành lập 3 loại tòa án chuyên biệt, gồm hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản. Đa số các đại biểu...

Đại biểu Quốc hội tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

“Quá trình thực hiện 3 năm vừa qua không vướng nhưng để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và phục vụ cho công tác hậu kiểm Chương trình sau này nên có sự điều chỉnh như Chính phủ đề xuất”, đại biểu Y Vinh Tơr đề nghị. Theo đó, đại biểu đề nghị Quốc hội điều chỉnh quy định về nguồn vốn thực hiện Chương trình thành “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong...

Cần cân chỉnh lại việc xây dựng các công trình ven sông

Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, khi xây dựng Luật Thủ đô, tất cả các đại biểu quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để thủ đô phát triển. Sự chung tay của đại biểu quốc hội với chính quyền thành phố Hà Nội trong...

Chương trình làm việc của Quốc hội ngày 28/5

Tiếp tục nội dung làm việc kỳ họp thứ 7, quốc hội khóa XV, hôm nay - 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận về 2 dự án Luật gồm: Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi và Luật thủ đô sửa đổi. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/chuong-trinh-lam-viec-cua-quoc-hoi-ngay-28-5-122296.htm

Xóa sổ khu vực “nhếch nhác” trong phát triển Hà Nội

Tạo ra bước phát triển vượt trội bứt phá Bên hành lang Quốc hội, Người Đưa Tin (NĐT) đã lắng nghe chia sẻ từ ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) xoay quanh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7. Ông Cường khẳng định, sự chung tay của mỗi một ĐBQH với chính quyền thành phố Hà Nội trong việc cùng nhau tạo ra một khuôn khổ pháp lý vượt trội và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ khó cho doanh nghiệp và tận dụng các Hiệp định FTA để thúc đẩy xuất khẩu

Bộ Công Thương đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy tận dụng các Hiệp định FTA Chủ động tháo gỡ khó khăn cho DN Trong 4 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa...

TP. Hồ Chí Minh: Thu xếp, tìm kiếm nguồn vốn triển khai các dự án metro

Ban Quản lý Đường sắt đô thị (MAUR) TP. Hồ Chí Minh cho biết trong thời gian tới, Ban sẽ tập trung nguồn lực, thu xếp tìm kiếm nguồn vốn để triển khai đầu tư các dự án metro đã quy hoạch trên địa bàn thành phố.MAUR đưa ra kế hoạch tăng cường quản lý công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu, thương thảo hợp đồng với các nhà thầu; ứng dụng công nghệ BIM trong công...

Đà Nẵng thông qua chủ trương đầu tư 7 dự án với gần 1.206 tỷ đồng

Tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã thảo luận, thông qua chủ trương đầu tư 7 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1.206 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.Theo đó, các dự án được thông qua chủ trương đầu tư tại Kỳ họp HĐND TP. Đà Nẵng lần này gồm: Khu lưu trữ hiện hành Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng; Cải...

Xuất khẩu cá tra khởi sắc

Sau những tháng đầu sụt giảm, đến nay xuất khẩu cá tra đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng kì. Xuất khẩu cá tra hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD năm 2024 Xuất khẩu cá tra sang Mỹ...

Bài đọc nhiều

Đột ngột tăng sốc, có thể quay lại ngưỡng kỷ lục?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới tăng nhẹ trong bối cảnh chỉ số USD có xu hướng giảm xuống. Ghi nhận lúc 9h20 ngày 27.5, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,380 điểm (giảm 0,13%).Theo Kim Cramer Larsson - Nhà phân tích kỹ thuật tại Ngân hàng Saxo, kim loại quý đã chứng kiến ​​​​sự điều chỉnh giảm giá mạnh vào tuần...

Thêm ba ngân hàng tăng lãi suất

Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kỳ. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline ‎để được tư vấn cụ thể.Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết về lãi suất TẠI ĐÂY. Nguồn: https://laodong.vn/kinh-doanh/lai-suat-ngan-hang-hom-nay-285-them-ba-ngan-hang-tang-lai-suat-1345455.ldo

Điểm tên những cổ phiếu “khỏe”

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch khá giằng co và ngắt mạch tăng 4 tuần liên tiếp sau khi kiểm tra lại đỉnh cũ hồi tháng 3 (vùng 1.280 – 1.295 điểm). Phiên cuối tuần đã kéo thị trường giảm hơn 19 điểm, khi lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn tăng vọt và vượt mốc 5%, phản ánh thanh khoản trên hệ thống không còn dư thừa như giai đoạn trước. Bên...

Đại lý thanh toán giao dịch tối đa 200 triệu/ngày là không phù hợp

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư quy định về hoạt động đại lý thanh toán của các tổ chức tín dụng. Việc luật hóa cụ thể các quy định về hoạt động đại lý ngân hàng được kỳ vọng sẽ giúp các nhà băng mở rộng địa bàn hoạt động và nối dài cánh tay phát triển dịch vụ tài chính. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của...

Chính thức dừng đấu thầu vàng miếng

Đấu thầu vàng chưa thực sự hiệu quảTrước tình hình giá vàng trong nước nhiễu động mạnh, liên tục lập đỉnh; chênh lệch của giá vàng thế giới và giá vàng trong nước liên tục leo thang. Theo ghi nhận của Lao Động, giá vàng miếng SJC cao nhất có lúc đạt 92 triệu đồng/lượng.Nhằm tăng cung và bình ổn thị trường, NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC từ ngày 22.4, sau 11 năm kể từ...

Cùng chuyên mục

Đại lý thanh toán giao dịch tối đa 200 triệu/ngày là không phù hợp

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư quy định về hoạt động đại lý thanh toán của các tổ chức tín dụng. Việc luật hóa cụ thể các quy định về hoạt động đại lý ngân hàng được kỳ vọng sẽ giúp các nhà băng mở rộng địa bàn hoạt động và nối dài cánh tay phát triển dịch vụ tài chính. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của...

Cảng Hải Phòng lãi cao nhờ đâu?

Tại ngày 31.3.2024, nợ phải trả tại Cảng Hải Phòng ở mức 1.183 tỉ đồng, giảm 12% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ở mức 520 tỉ đồng, giảm 3,7% so với đầu năm. Công ty có khoản nợ dài hạn đến hạn trả hơn 24 tỉ đồng, đây là khoản vay ODA giai đoạn II.Vốn chủ sở hữu tăng 3,1%, đạt 5.914 tỉ đồng, trong đó có 984 tỉ đồng là lợi nhuận sau thuế...

Không để dự án thành phần 4 làm chậm tiến độ xây dựng sân bay Long Thành

Dịch vụ ở sân bay Long Thành phải đạt tiêu chuẩn hàng đầuKết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch đề ra...

VietinBank đấu giá khoản nợ của Mariana Hotel lần thứ 5

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Thành An vừa có thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Khách sạn Bến Du Thuyền (Marina Hotel) – chủ đầu tư dự án Trung tâm bến du thuyền Hoàng Gia (Swisstouches La Luna Resort) tại Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lần 5. Tổng dư nợ tính đến hết ngày 16/1/2024 là 646,4 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 485,9 tỷ đồng, nợ lãi...

Đột ngột tăng sốc, có thể quay lại ngưỡng kỷ lục?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới tăng nhẹ trong bối cảnh chỉ số USD có xu hướng giảm xuống. Ghi nhận lúc 9h20 ngày 27.5, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,380 điểm (giảm 0,13%).Theo Kim Cramer Larsson - Nhà phân tích kỹ thuật tại Ngân hàng Saxo, kim loại quý đã chứng kiến ​​​​sự điều chỉnh giảm giá mạnh vào tuần...

Mới nhất

Việt Nam phải ở nhóm nước dẫn đầu về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Lựa chọn chiến lược của Việt Nam Chiều ngày 28/5, tại Hà Nội, Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á (Vietnam - Asia DX Summit) năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số”, đã được Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt...

Nữ ca sĩ vừa xin lỗi Văn Mai Hương từng ví bản thân với Song Hye Kyo

Phương Linh sinh năm 1984 tại Thanh Hóa. Cô được khán giả biết đến khi giành ngôi Á quân dòng nhạc nhẹ của cuộc thi Sao Mai 2005, sau đó cô tiếp tục tạo được dấu ấn tại Sao mai điểm hẹn 2006.Phương Linh được nhận xét có giọng hát da diết, ngọt ngào, sâu lắng.Thời điểm thi...

Mới nhất