Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống sau bão Yagi (bão số 3), HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách, biện pháp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đã 3 tháng trôi qua, việc giải ngân gói hỗ trợ 1.180 tỉ đồng khắc phục sau bão số 3 tại Quảng Ninh mới chỉ đạt 13%.Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.Sáng 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Buổi lễ được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 9 tỉnh có Dự án đi qua.Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.Tối ngày 7/12, tại huyện An Lão, UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 – 07/12/2024) nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ, quân và dân huyện An Lão.Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn cùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản dồi dào, đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình. Nghề nuôi cá lồng trên hồ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ổn định và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.
Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống sau bão số 3, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn tỉnh năm 2024; Nghị quyết số 43/2024/NQ-HĐND về nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 01/10/2024.
Các nghị quyết này bao gồm các chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho các hộ dân bị thiệt hại; miễn học phí 100% cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên năm học 2024-2025, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ chi phí trục vớt tàu thuyền bị chìm đắm…
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh dành 1.180 tỉ đồng thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả của bão Yagi, thực hiện an sinh xã hội. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỉ lệ giải ngân gói hỗ trợ mới đạt khoảng 13%.
Đặc biệt, đối với 2 nhóm đối tượng bị thiệt hại nặng nề là ngành lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng đang khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp nhận hỗ trợ cơn bão số 3. Cụ thể: Một số hộ trồng rừng nhưng chưa được giao rừng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ nuôi trồng thủy sản chưa được giao khu vực biển…nên không được hỗ trợ theo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Bên cạnh đó, mức hỗ trợ ngành lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản hiện đang áp dụng theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Trên thực tế, nhiều chủ rừng và hộ nuôi trồng thủy sản phản ánh các mức hỗ trợ theo Nghị định này là quá thấp.
Đứng trước cánh rừng keo gần 30ha gãy nát, ông Trịnh Hồng Quyết, xã Tân Dân (Hạ Long) xót xa. Hơn 70% diện tích rừng keo của gia đình ông Quyết sắp đến kỳ khai thác chỉ còn lại những thân cây gãy gập đang dần khô héo. Cố gắng dựng lại những cây bạch đàn mới trồng ven suối, người đàn ông hơn 60 tuổi trải lòng: “Mất hết rồi, chỉ có nợ ngân hàng là ở lại. Không những vậy, chi phí thuê nhân công cao, trong khi giá keo chưa bóc vỏ chỉ còn 750.000 đồng/tấn, tiền bán keo không đủ trả tiền công”.
Ông Quyết cũng cho hay, theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ, đối với rừng keo bị thiệt hại, mức hỗ trợ chỉ từ 2-4 triệu đồng/ha, trong khi giá keo tận thu sau bão giảm khiến việc thuê nhân công trở nên khó khăn.
Cùng với ngành lâm nghiệp, bão số 3 vừa qua cũng đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, đặc biệt là các hộ nuôi lồng bè trên biển. Ước tính tổng thiệt hại lên tới 3.692 tỷ đồng, với hàng nghìn cơ sở nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, tổn thất hàng chục nghìn tấn cá và nhuyễn thể các loại.
Song hiện nay nhiều hộ do không đáp ứng được các điều kiện kê khai ban đầu hoặc các biện pháp phòng ngừa thiên tai nên không đủ điều kiện để nhận hỗ trợ.
Tại buổi họp báo thường kỳ 26/11 vừa qua, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Lê Văn Ánh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã giải ngân 141,3 tỉ đồng, trong đó hỗ trợ học phí 72 tỉ đồng, thực hiện chính sách nâng mức trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội 38,5 tỉ đồng, hỗ trợ các hộ khó khăn về nhà ở 30,7 tỉ đồng và sửa chữa các công trình khẩn cấp 17,4 tỉ đồng.
“Tỉ lệ giải ngân thấp như vậy do trong quá trình triển khai từ UBND các địa phương (cấp huyện, cấp xã) chưa rà soát kỹ lưỡng, nhiều trường hợp không nằm trong nhóm đối tượng được hưởng chính sách hoặc không đủ điều kiện để hưởng chính sách. Đối với 2 nhóm đối tượng bị thiệt hại nặng nề là ngành lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản hiện đang áp dụng theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP, người dân đã có đề nghị nâng mức hỗ trợ, hiện tỉnh đã báo cáo Chính phủ về việc này. Đây cũng là cái khó và cũng là trăn trở của lãnh đạo tỉnh mong muốn tháo gỡ để hỗ trợ người dân”.
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương niêm yết danh sách hỗ trợ và rà soát kỹ lưỡng để đảm bảo chi trả đúng đối tượng, đúng thời gian. Tuy nhiên, với tổng thiệt hại ngành nông – lâm nghiệp lên đến 13.888 tỉ đồng, việc khắc phục hậu quả đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực từ chính quyền, cơ quan chức năng và ngay chính người dân địa phương trong việc đảm bảo các thủ tục điều kiện được hỗ trợ.
Quảng Ninh – nơi tâm bão Yagi đi qua, gây thiệt hại khoảng 24.876 tỉ đồng; 102.859 nhà bị tốc mái; 254 nhà bị đổ sập; 5.008 nhà bị ngập, sạt lở; hơn 133.000ha rừng bị hư hại, 3.067 cơ sở nuôi trồng và 194 tàu cá bị hư hỏng.
Nguồn: https://baodantoc.vn/quang-ninh-giai-ngan-ho-tro-khac-phuc-hau-qua-bao-so-3-dat-thap-1733566125880.htm