Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuan tâm nghề giáo nhiều hơn nữa

Quan tâm nghề giáo nhiều hơn nữa

NDO – Ngày 18/11, Viện Phát triển chính sách (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã thông tin về Đề án “Nghiên cứu đời sống của giáo viên khu vực Nam Bộ: Thực nghiệm tại tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Hậu Giang”. Đề án trên được Viện nghiên cứu, phỏng vấn gần 13 nghìn nhà quản lý giáo dục, giáo viên về các nội dung liên quan thu nhập, đời sống, áp lực, động lực theo nghề… Thời điểm nghiên cứu là thời điểm chính sách tiền lương mới đã có hiệu lực.

Thu nhập tăng, nhưng…

Kết quả phỏng vấn, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên các cấp đều cho rằng: Kể từ khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (1/7/2024), đã cải thiện thu nhập giáo viên được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát diện rộng (12.505 giáo viên) lại cho thấy, thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 51,87% nhu cầu chi tiêu hằng tháng của gia đình giáo viên đối với nhóm không có làm thêm các nghề phụ. Đối với nhóm giáo viên có làm thêm nghề phụ thì đáp ứng khoảng 62,55%. Riêng giáo viên có thâm niên dưới 10 năm đánh giá “thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 45,7% nhu cầu chi tiêu hằng tháng của gia đình”.

Một số giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ, cho rằng: Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương, nhiều thầy không dám có bạn gái vì không lấy đâu ra khoản “chi tiêu cho tình phí”. Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp bởi “lương sẽ cao hơn lương giáo viên trẻ”. Và thực tế, nhiều địa phương đều có tình trạng giáo viên bỏ nghề, chuyển sang các công việc khác, trong đó có đi làm công nhân.

Mong tháo gỡ khó khăn, áp lực “đè nặng lên đôi vai người thầy” ảnh 1

Các giáo viên là tiến sĩ đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu vàng năm 2024, và các nữ sinh đạt Giải Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024, thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại khu vực biên giới, hải đảo, nông thôn, điều khá bất ngờ từ kết quả khảo sát là giáo viên lại thấy rằng, với mức thu nhập từ nghề giáo đáp ứng 62% nhu cầu chi tiêu hằng tháng của gia đình (cao hơn so với giáo viên ở thành thị). Điều này có thể lý giải là do mức sống và mức chi tiêu ở vùng biên giới, hải đảo thấp hơn các vùng khác, trong khi mức lương của giáo viên khu vực này lại có phần phụ cấp cao hơn.

Về đánh giá mức độ áp lực tài chính (Thu nhập từ nghề giáo không trang trải đủ cuộc sống) là điểm bình quân khá cao 3,61/5 (5 là rất áp lực). Trong đó, 44% giáo viên cho rằng họ đang chịu từ áp lực đến rất áp lực, riêng 46,45% giáo viên có thâm niên dưới 10 năm đang cảm thấy áp lực hoặc rất áp lực trong vấn đề tài chính. Trong khi đó, chỉ có 19% giáo viên cho rằng họ đang thoải mái và rất thoải mái, không bị áp lực tài chính.

Nhiều áp lực, nhất là từ phụ huynh

Một điều khá bất ngờ từ kết quả khảo sát cho thấy giáo viên ít bị áp lực liên quan công việc chuyên môn (giảng dạy hay thời gian giảng dạy) mà áp lực lớn nhất là từ… phụ huynh học sinh.

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 70,21% giáo viên cho rằng họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực từ phụ huynh học sinh với điểm trung bình 4,4/5 điểm (5 điểm là rất áp lực). Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 40,63% giáo viên từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh.

Phỏng vấn sâu, quý thầy, cô trong các ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn và giáo viên các cấp đều có chung nhận định là hiện nay áp lực từ phía phụ huynh đối với giáo viên đang là vấn đề đáng báo động trong ngành giáo dục. Nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng quá cao, thường xuyên can thiệp sâu vào công việc giảng dạy, thậm chí gây áp lực về điểm số. Họ liên tục theo dõi, đặt câu hỏi và yêu cầu báo cáo chi tiết về tình hình học tập của con qua các nhóm Zalo hay Facebook…

Đáng lo ngại hơn, một số giáo viên còn cho rằng một số phụ huynh còn có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến thầy, cô (như trực tiếp đến trường gây gổ, chửi bới, thậm chí hành hung…). Nhiều giáo viên còn phải đối mặt với tình trạng bị đe doạ hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội.. Điều này không chỉ khiến đội ngũ giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm hứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục.

Quá tải, ít thời gian nghỉ

Kết quả khảo sát cũng thấy 71,83% giáo viên bị quá tải trong công việc, tỷ lệ này của giáo viên mầm non là 87,65%. Kết quả khảo sát khác cũng cho thấy gần 70% giáo viên mầm non không có thời gian hoạt động thể dục-thể thao, giải trí; trong khi 46% giáo viên ở các cấp khác dành dưới 10% thời gian trong ngày cho hoạt động thể dục-thể thao, giải trí. Đồng thời, thời gian trung bình giáo viên dành cho chăm sóc gia đình chiếm 15,81% quỹ thời gian.

Đáng chú ý, đối với giáo viên hệ mầm non, thời gian trung bình dành cho chăm sóc gia đình chỉ bằng khoảng 1/3 so với mặt bằng chung, khoảng 5,25% quỹ thời gian. Nhiều giáo viên mầm non tâm sự rằng họ cảm nhận nghề của mình còn nặng hơn cả nghề thợ hồ vì nghề thợ hồ còn có giờ nghỉ trưa, trong khi giáo viên mầm non quần quật cả ngày với đàn con trẻ. Trong khi đó, giáo viên các cấp còn lại thì cho rằng họ sợ nhất là các hoạt động ngoài chuyên môn chiếm quá nhiều thời gian của họ.

Dạy thêm: cần nhìn nhận đa chiều

Ngoài hoạt động dạy chính khóa tại trường, vẫn còn tình trạng giáo viên tham gia hoạt động dạy thêm để gia tăng thu nhập. Có 25,4% giáo viên được khảo sát có thực hiện dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trường. Việc dạy thêm chủ yếu tập trung vào nhóm các môn học như Toán, Văn, Anh Văn, Lý, Hóa (79,03%).

Thời gian dạy thêm của giáo viên cũng tăng dần theo các cấp học, trung bình những giáo viên có dạy thêm ở cấp giáo dục tiểu học là 8,6 giờ/tuần, cấp trung học cơ sở là 13,75 giờ/tuần và cấp phổ thông trung học là 14,91 giờ/tuần.

Nhiều giáo viên tâm sự rằng ngoài một số trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh” trong hoạt động dạy thêm, thì hiện nay nhu cầu được học thêm là có thật và chính đáng. Do tình trạng bệnh thành tích nên nhiều trường hợp học sinh yếu vẫn cứ được “tạo điều kiện” để lên lớp hoặc chuyển cấp. Kết quả các học sinh này bị mất gốc, tiếp thu không nổi và kịp kiến thức đang học ở lớp, cảm thấy chán học, trường hợp này phụ huynh rất có nhu cầu cho các em được học thêm để củng cố lại kiến thức. Thêm vào đó, một bộ phận phụ huynh hiện nay cũng đặt kỳ vọng về con mình rất cao nên họ rất muốn con mình phải học thêm, đặc biệt là các lớp chuẩn bị chuyển cấp để được vào học các trường tốt.

Mong tháo gỡ khó khăn, áp lực “đè nặng lên đôi vai người thầy” ảnh 4

Giáo viên vùng nông thôn ít áp lực hơn thành thị

Trước những nhu cầu có thật này thì giáo viên phải dạy “chui”. Điều này theo nhiều giáo viên thừa nhận làm tổn thương nghiêm trọng đến hình ảnh của nhà giáo trong mắt các em học sinh và cả xã hội, nhưng vì “gánh nặng mưu sinh” nên họ buộc phải dạy “chui”.

Đồng thời, kết quả phỏng vấn sâu quý thầy, cô ban giám hiệu các trường phần lớn đều cho rằng họ biết thầy, cô nào trong trường mình có dạy thêm ở nhà hoặc mướn nơi khác dạy nhưng “ngó lơ”, trừ trường hợp nào bị phụ huynh phản ánh ép buộc học thêm hay bị kiện tụng thì họ phải đau đầu xử lý. Chính vì vậy, có đến 63,57% giáo viên bày tỏ nguyện vọng được hợp pháp hóa việc dạy thêm (bao gồm cả dạy thêm ở nhà và dạy thêm online) để tăng thu nhập từ chính năng lực của mình; đồng thời, giữ được hình ảnh cao quý của nghề giáo trong mắt học sinh và xã hội còn hơn làm các nghề tay trái ít liên quan đến nghề nghiệp.

Theo PGS,TS Đỗ Phú Trần Tình, Viện Phát triển chính sách, Dự thảo Luật Nhà giáo đã xác định “lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” nhưng nhiều thầy cô cũng lo ngại sẽ chậm triển khai chủ trương đó trên thực tế do thiếu nguồn lực. Cạnh đó, chúng ta cần phải đặt việc tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể của giáo viên lên hàng đầu và tiếp tục phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo trong bối cảnh mới. Bởi bối cảnh hiện nay, khi mà quyền của học sinh và phụ huynh được đề cao thì dường như quyền của nhà giáo bị hạ thấp, nhất là quyền được bảo vệ nhân phẩm. Và thay vì nghiêm cấm dạy thêm, chúng ta cần xây dựng cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cơ chế minh bạch, công khai trong việc dạy thêm để lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh và cộng đồng cùng tham giám sát. Đồng thời, nhà nước cần xem xét ban hành chính sách về ưu đãi về tài chính, cũng như xây dựng Quỹ hỗ trợ tài chính quốc gia cho giáo viên trẻ, giáo viên các môn đặc biệt, giáo viên tài năng, giáo viên vùng đặc biệt.





Nguồn: https://nhandan.vn/mong-thao-go-kho-khan-ap-luc-de-nang-len-doi-vai-nguoi-thay-post845570.html

Cùng chủ đề

Giáo dục không nên chỉ tập trung vào ‘dạy cái gì’

TS Ngô Tuyết Mai cho rằng các nhà trường không nên chỉ tập trung vào việc hôm nay dạy môn gì hay sẽ đem đến cho học trò nội dung nào. Học sinh cần được giáo dục “cả về trái tim lẫn trí óc”. Chia sẻ tại Hội thảo quốc tế Hạnh phúc trong giáo dục do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức ngày 23/11, TS Ngô Tuyết Mai, giảng viên Đại học...

Ranh giới mong manh, khó kiểm soát

TP - Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm. TP - Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng...

Giáo viên: Nghề lãnh đạo trẻ em

Đôi khi chính các thầy cô giáo cũng không nghĩ mình chính là "nhà lãnh đạo" của các em học sinh, trong cả kỳ vọng của xã hội lẫn trong mắt của chính các em. Nếu ý thức được vai trò của "nhà lãnh...

Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh ngày một bền chặt hơn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cô bé lớp 3 mắc ung thư máu tin sẽ khỏe mạnh để có thể tiếp tục đi học

NDO - Tiếp nối thành công ở lần tổ chức thứ nhất vào tháng 8/2023, ở lần tổ chức này, có 68 "Người con hiếu thảo" được tuyên dương, khen thưởng. Đây đều là những thanh, thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, được cộng đồng, xã hội ghi nhận. NDO - Tiếp nối thành công ở lần tổ chức thứ nhất vào tháng 8/2023,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.   Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. (Ảnh: TTXVN) Quốc vương Norodom Sihamoni nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam sang thăm chính thức và tham dự Hội nghị toàn thể lần...

Chính thức thông qua Nghị quyết nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý bất động sản

Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” với tỷ lệ tán thành cao.   Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản...

22 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 25 đến 29/11

NDO - Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 25 đến 29/11, có 22 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. * Ngày 20/12/2024, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 3.500 đồng/cổ phiếu (CP), ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/11/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 2/12/2024. * CTCP In và Bao bì...

Thư ký báo chí Gen Z của Nhà trắng

Karoline Leavitt (trong ảnh) vừa được bổ nhiệm làm Thư ký báo chí Nhà trắng trong chính quyền mới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ở tuổi 27, cô là người trẻ nhất trong lịch sử Mỹ nắm giữ vị trí này. Theo AFP, ngày 16/11 vừa qua, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bổ nhiệm Karoline Leavitt làm Thư ký báo chí Nhà trắng. Trong một tuyên bố, ông Trump cho biết: “Karoline Leavitt đã làm một công việc...

Bài đọc nhiều

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Hội đồng trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM miễn nhiệm ông Nguyễn Anh Thi

Hội đồng trường Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa công bố kết quả phiên họp đột xuất với nhiều nội dung, trong đó có việc miễn nhiệm chức danh thành viên hội đồng trường đối với ông Nguyễn Anh Thi. ...

Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024, một ứng viên rút hồ sơ

Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo, ít hơn một ứng viên so với danh sách công bố trước đó. Một ứng viên phó giáo...

Trung tâm giáo dục thông minh ở Gò Vấp: Có thể xem hình ảnh bữa ăn bán trú mỗi ngày

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, TP.HCM vừa hoàn thành giai đoạn 1 trong quá trình xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh. Trung tâm điều hành giáo dục thông minh quận Gò Vấp dự kiến hoàn thành...

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

(NLĐO)- Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học. ...

Sẽ tăng giải pháp chống gian lận thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc

Dự thảo thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đang được trưng cầu ý kiến. Dự thảo thông tư...

Mới nhất

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt tại Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn cộng đồng người Việt tại Campuchia luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau; tuân thủ các quy định pháp luật của sở tại, tự lực vươn lên. Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, chiều 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần...

Xây dựng chính sách phù hợp, đồng bộ thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa chất

Về phát triển công nghiệp hóa chất, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, cần thiết phải xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ và khả thi để thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa chất. Chiều 23/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội...

Loại hạt giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường ăn cần biết điều này để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu...

Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỷ đồng không rõ nguồn gốc, người đàn ông lo bị lừa đảo, hoảng hốt cầu cứu...

Một số tiền lớn bất ngờ được chuyển đến khiến người đàn ông ở Quảng Tây, Trung Quốc vô cùng hoang mang. ...

Nhiều người ở Gaza chỉ ăn một lần trong ngày, khi nạn đói lan rộng giữa các vấn đề viện trợ

(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con...

Mới nhất