Trang chủNewsThời sựQuan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống...

Quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng

Những đúc kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (2012 – 2022) chính là hệ thống các quan điểm của ông về công cuộc “chống giặc nội xâm”.

Không khoan nhượng với tham nhũng

Cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng- Ảnh 1.

Từ công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết thành các bài học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn

NGỌC THẮNG

Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng. Tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có chức, có quyền thực hiện. Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; liên quan đến lợi ích, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, phải có thái độ thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả.

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế là với ý nghĩa như vậy.

Phải có thái độ thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Không chủ quan, nóng vội, thỏa mãn

Phòng, chống tham nhũng là “chống giặc nội xâm”, tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; tiền tài, của cải, vật chất…, do người khác “biếu xén”, “cho, tặng”, hối lộ,… với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra đối với những người có chức, có quyền.

Quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng- Ảnh 2.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội

NGỌC THẮNG

Vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng”; và một cơ chế bảo đảm để “không cần tham nhũng”.

Phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng”; và một cơ chế bảo đảm để “không cần tham nhũng”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
 

Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa ngay tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn.

Do vậy, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không thể chủ quan, nóng vội, thoả mãn; không được né tránh, cầm chừng; trái lại, phải rất kiên trì, không “ngừng”, không “nghỉ”; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe, không để xảy ra tham nhũng, vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Kết hợp trừng trị với khoan hồng

Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là đột phá, quan trọng.

Để chủ động, tích cực phòng ngừa, cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về kinh tế – xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Trong phát hiện, xử lý, phải quán triệt nguyên tắc: Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; xử lý cả hành vi tham nhũng và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng; can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật; vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước, đoàn thể.

Phải tiến hành đồng bộ giữa kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính của Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự. Kỷ luật của Đảng thực hiện trước, tạo tiền đề để xử lý kỷ luật hành chính của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Việc xử lý phải lấy giáo dục, răn đe, phòng ngừa làm chính, kết hợp giữa trừng trị với khoan hồng; đồng thời bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan dân cử

Phải gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; của nhân dân, cơ quan truyền thông và báo chí, doanh nghiệp, doanh nhân trong phòng, chống tham nhũng.

Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân là gốc”; dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc, tiếp thu cái đúng, nhưng không đơn giản “theo đuôi”, chạy theo dư luận. Triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh

Kiểm soát cho được việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng.

Ban Chỉ đạo phải thực sự là trung tâm chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động, là chỗ dựa vững chắc để các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng thực thi nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng phải có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; phải trung thực, liêm chính, “chí công vô tư”, thực sự là “thanh bảo kiếm” sắc bén của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Kiểm soát quyền lực và thực hành liêm chính trước hết phải được tiến hành có hiệu quả trong các cơ quan này, phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan làm công tác phòng, chống tham nhũng.

Xây dựng văn hoá công vụ

Các giải pháp phòng, chống tham nhũng phải phù hợp với bối cảnh yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hoá của Dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Đồng thời, phải xây dựng được văn hoá công vụ của mỗi ngành, cơ quan, đơn vị. Văn hoá công vụ sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ.

Trong từng giai đoạn khác nhau, phải xác định những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá, phù hợp với tình hình của đất nước, của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/quan-diem-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ve-phong-chong-tham-nhung-185240719170124932.htm

Cùng chủ đề

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa, kết quả chuyến thăm cấp nhà...

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa của chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith? Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ hai của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đến Việt Nam kể từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tháng 1/2021 đến nay. Nhân dịp chuyến thăm, hai bên đã tiến...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Dự Lễ trao quyết định có các đồng chí: Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Khai mạc LPBank V.League 1- 2024/25: Khởi tranh một mùa giải chất lượng

Sân bóng Hàng Đẫy những ngày cuối tuần lại rực sáng khi Giải bóng đá vô địch quốc gia LPBank V.League 1- 2024/25 chính thức khởi tranh, đánh dấu một mùa giải đầy hứa hẹn với nhiều màn so tài kịch tính. Không chỉ là sân chơi quốc nội chuyên nghiệp, LPBank V.League 1 còn thể hiện khát vọng vươn tầm của bóng đá Việt Nam tới các tiêu chuẩn của quốc tế. Đây cũng là dịp để nhà...

Kim Jae Joong chia buồn với khán giả Việt về thiệt hại sau bão số 3 trong concert Flower Garden

Kim Jae Joong gửi lời hỏi thăm và hy vọng khán giả Việt Nam sớm vượt qua những khó khăn do cơn bão Yagi gây ra, để sớm ổn định và có cuộc sống tươi đẹp hơn. Kim Jae Joong nhận được nhiều sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả Việt - Video: THƯỢNG KHẢI Kim Jae Joong biểu diễn đầy cảm xúc trong live concert Flower Garden - Ảnh: X Tối 14-9, live concert Flower Garden của ca sĩ Kim Jae Joong diễn ra...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Cùng chuyên mục

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi)

Cơn bão số 3 (Yagi) gây nhiều thiệt hại đối với Việt Nam.  ...

Nhiều tổ chức quốc tế chuyển hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão, lũ

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 16/9, tại sân bay Nội Bài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đã tiếp nhận hàng cứu trợ cho người dân vùng thiên tai từ ông David Paul Kletzing - Trưởng Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức Samaritan’s Purse (tổ chức phi chính...

Trung thu chia sẻ yêu thương việc làm ý nghĩa cho trẻ mầm non

NDO - Chiều 16/9, Trường mầm non Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tổ chức Tết Trung thu tại 4 điểm trường cho hơn 500 trẻ mầm non với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa. Với chủ đề Trung thu chia sẻ yêu thương, hơn 500 trẻ mầm non cùng các bậc phụ huynh, các cô giáo đã quyên góp được số tiền gần 33 triệu đồng để gửi tới các bạn nhỏ ở vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão...

9 cầu bộ hành kết nối nhà ga metro số 1 về đích trong tháng 10/2024

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến nay, nhà thầu SCC đã lắp đặt thành công 2 đoạn nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại vị...

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.   Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao,...

Mới nhất

Trung thu chia sẻ yêu thương việc làm ý nghĩa cho trẻ mầm non

NDO - Chiều 16/9, Trường mầm non Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tổ chức Tết Trung thu tại 4 điểm trường cho hơn 500 trẻ mầm non với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa. Với chủ đề Trung thu chia sẻ yêu thương, hơn 500 trẻ mầm non cùng các bậc phụ huynh, các cô giáo đã quyên góp...

9 cầu bộ hành kết nối nhà ga metro số 1 về đích trong tháng 10/2024

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.   Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu...

Mới nhất