Trang chủNewsNhân quyềnPhụ nữ Chăm An Giang bằng tất cả tâm huyết giữ nghề...

Phụ nữ Chăm An Giang bằng tất cả tâm huyết giữ nghề truyền thống


Khi nhắc đến người Chăm An Giang, không khó để liên tưởng ngay đến hình ảnh những phụ nữ thoăn thoắt bên khung dệt thổ cẩm hay khéo tay với từng đường nét thêu thùa trên chiếc khăn Matơra truyền thống.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng bào Chăm vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, trong đó có nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống hiện vẫn đang tồn tại và phát triển.

Phụ nữ Chăm An Giang bằng tất cả tâm huyết giữ nghề truyền thống
Chị Phatymah (ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) giới thiệu các sản phẩm của đồng bào dân tộc Chăm đến du khách. (Ảnh: Phương Nghi)

Từ năm 14 tuổi, chị Phatymah (ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) đã được mẹ truyền nghề thêu truyền thống của dân tộc mình. Suốt hơn 40 năm gắn bó với nghề, qua thăng trầm của năm tháng, chị vẫn miệt mài chỉ dạy cho những người con, cháu trong gia đình, ở xóm để cùng nhau gìn giữ nét đẹp bao đời nay.

Chị Phatymah chia sẻ: “Hầu như, cô gái Chăm nào khi lớn lên, cũng đều được người bà, người mẹ truyền lại nghề thêu, dệt, làm bánh. Đó là những tiêu chí đánh giá sự khéo tay, giỏi giang của người phụ nữ khi đến tuổi dựng vợ, gả chồng…”.

Không còn chạy hàng như trước, nhưng các sản phẩm thêu của phụ nữ Chăm ở Châu Phong vẫn được nhiều người trong và ngoài nước lựa chọn. Có lẽ, nó không đa dạng mẫu mã, màu sắc nhưng người ta yêu thích vì tất cả các họa tiết, dù nhỏ nhất cũng được làm bằng tay. Người thợ phải đếm từng sợi chỉ của chiếc khăn, sau đó sẽ đi những nét đứng, nét xiên đều nhau. Choàng trên đầu chiếc khăn mas-pok màu trắng, điểm một vài họa tiết đơn giản, nhưng khi phối cùng trang phục lại giúp người phụ nữ Chăm thêm phần sang trọng, xinh đẹp khi đi tiệc cưới, lễ hội. Hiện nay, vì là loại hàng cao cấp, nên chiếc khăn mas-pok chủ yếu để xuất khẩu, tùy theo tay nghề của từng người mà từ 10 – 15 ngày mới hoàn thành. Đó là do phải trải qua nhiều công đoạn, từ thêu chân khăn, họa tiết và công phu nhất là đường viền.

“Bây giờ chủ yếu làm theo đơn đặt hàng, nên các họa tiết trên khăn đều có sẵn mẫu. Nhìn nhiều đường nét, nhưng với người trong nghề, chỉ cần nhìn sơ qua là nhớ ngay. Trước đây, chỉ cần nói ý thích chiếc khăn như thế nào, người thợ sẽ chế tác, sáng tạo thêm đường nét, hoa văn để tạo ra một chiếc khăn thật đẹp…”, chị Phatymah nói.

Phụ nữ Chăm An Giang bằng tất cả tâm huyết giữ nghề truyền thống
Chiếc khăn mas-pok giúp người phụ nữ Chăm thêm phần sang trọng, xinh đẹp khi đi tiệc cưới, lễ hội. (Ảnh: Phương Nghi)

Còn chị Saphynah (con gái út của nghệ nhân Mohamad – Chủ cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad) ở ấp Phủm Soài, xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), sau nhiều năm đi du học và làm việc ở nước ngoài, quyết định quay về quê hương, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống cùng gia đình.

Chị Saphynah cho biết: “Lúc trước, để làm ra một sản phẩm ba mẹ rất cực, vì hoàn toàn bằng thủ công, nhưng thu nhập rất ít, bấp bênh, khó tiêu thụ, nên mình hoàn toàn không muốn theo nghề này. Tuy nhiên, sau những lần về thăm nhà, được gặp gỡ, trao đổi, giới thiệu những sản phẩm truyền thống cho bạn bè, du khách trong và ngoài nước đã khiến tôi có suy nghĩ khác. Từ đây, tinh thần trách nhiệm tiếp nối nghề của ông cha, góp công sức cùng với cộng đồng gìn giữ nghề truyền thống đã không ngừng thôi thúc tôi”.

Hiện tại, chị và gia đình bố trí khung dệt ngay tại cơ sở, sẵn sàng trình diễn cho du khách tham quan các công đoạn hoàn thành một sản phẩm khăn rằn, thổ cẩm. Số còn lại được đặt ở nhà người dân để gia công. Vì là sản phẩm thủ công, nên mỗi tháng chị chỉ xuất bán được vài trăm đến 1.000 sản phẩm, thu nhập trừ chi phí cũng không còn là bao. Tuy nhiên, chị Saphynah vẫn quyết tâm với nghề, bởi du khách và đặc biệt là khách nước ngoài rất trân quý những sản phẩm được làm thủ công của gia đình và bà con trong làng nghề.

Cô gái Chăm Hứa Thị Rokya ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) quảng bá tung lò mò ANAS tại Ngày hội sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc thù tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang. (Ảnh: Phương Nghi)
Cô gái Chăm Hứa Thị Rokya ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong quảng bá Tung lò mò ANAS tại Ngày hội sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc thù tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. (Ảnh: Phương Nghi)

Cũng như chị Saphynah, cô gái Chăm Hứa Thị Rokya ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) con của ông Hứa Hoàng Vũ (tiếng Chăm là Salếch) – chủ cơ sở Tung lò mò ANAS, sau khi tốt nghiệp đại học và có cuộc sống ổn định ở TP. Hồ Chí Minh cũng trở về quê khởi nghiệp với nghề truyền thống của gia đình. Từ những ngày thơ ấu, Rokya đã được theo cha đến các hội chợ bán Tung lò mò (Lạp xưởng bò), một sản phẩm vốn nổi tiếng xưa nay trong cộng đồng người Chăm Islam ở An Giang, khiến nhiều thực khách phương xa tìm đến, mong một lần nếu thử hương vị đặc trưng của món ăn này.

Nghĩ đây là sản phẩm tiềm năng, lại được nhiều người ưa chuộng, chị quyết tâm ngược xuôi từ Nam ra Bắc, từ trong nước ra các nước Đông Nam Á. Miễn có cơ hội quảng bá sản phẩm là chị không ngần ngại tham gia. Để vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa giữ được chất lượng sản phẩm truyền thống, chị đã tìm tòi nghiên cứu đầu tư máy móc để tăng sản lượng, đồng thời hoàn thiện các công đoạn cho ra sản phẩm gần như nguyên bản với sản phẩm truyền thống.

Nhờ vậy, mỗi tháng trung bình cơ sở gia đình cho ra lò 1.000 đến 1.200kg thành phẩm. Ngoài ra, để nâng cao giá trị sản phẩm và quảng bá văn hóa Chăm đến với nhiều người hơn, chị đã mạnh dạn kết nối các tour tuyến du lịch tham quan trải nghiệm văn hóa ẩm thực Chăm tại cơ sở.

“Mình đang cho ra thị trường một số sản phẩm mới để làm phong phú các món ăn, để người Hồi giáo Islam có thêm nhiều lựa chọn. Đi nhiều nơi, nhưng mình rất say mê với ẩm thực của dân tộc mình. Nó thôi thúc mình phải nghiên cứu, học hỏi để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của dân tộc, lan tỏa được nét văn hóa đặc sắc của người Chăm đến mọi người”, chị Rokya chia sẻ.

Tin rằng, bằng tất cả tâm huyết và tình yêu mà các chị Phatymah, Saphynah, Rokya… dành cho truyền thống văn hóa dân tộc sẽ là câu chuyện truyền cảm hứng đến đồng bào Chăm, nhất là giới trẻ. Qua đó, mỗi cá nhân sẽ góp phần giữ gìn và xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Vĩnh Long: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long năm 2024.Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng...

Tháo gỡ khó khăn trong công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 18/12, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025) diễn ra tại TP Thái Nguyên. ...

Long Xuyên họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều 16/12, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP. Long Xuyên tổ chức họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Viếng và dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh Đại biểu tham dự họp mặt Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Chỉ...

Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 tặng quà Giáng Sinh tại Quảng Nam

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã trao tặng 60 suất quà cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số là tín đồ Đạo Tin Lành nhân dịp Giáng Sinh. ...

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Triển lãm ‘Xứng danh bộ đội Cụ Hồ’

Sáng 20/12, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm ‘Xứng danh bộ đội Cụ Hồ’ với 200 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được lựa chọn kỹ lưỡng, trong đó có nhiều hiện vật gốc quý hiếm.

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12, thế giới tiếp tục lao dốc, trong nước giá xăng đồng loạt tăng.

Chặn thêm vào nhóm Zalo cực đơn giản không phải ai cũng biết

Biết cách chặn thêm vào nhóm Zalo sẽ giúp bạn bảo vệ quyền riêng tư và hạn chế bị làm phiền bởi các nhóm không liên quan. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chặn thêm vào nhóm Zalo một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Quần đảo Solomon siết chặt an ninh nhờ viện trợ “khủng” từ Australia

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Australia sẽ hỗ trợ 190 triệu AUD (118,4 triệu USD) cho quần đảo Solomon để giúp mở rộng lực lượng cảnh sát, dần giảm bớt phụ thuộc vào đối tác bên ngoài.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Cùng chuyên mục

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Mới nhất

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tạo sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Cờ Lao

Được hỗ trợ kinh phí mua con giống, hướng dẫn cách làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, nhiều hộ đồng bào dân tộc Cờ Lao trên địa bàn xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có thêm sinh kế từng bước vươn lên thoát nghèo.Ngày 19/12, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Đại...

Biwase Long An phát hành thành công 700 tỷ đồng trái phiếu AAA đầu tiên tại Việt Nam

Công ty con của Công ty cổ phần - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) đã huy động thành công 700 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cố định 5,5%/năm. Biwase Long An phát hành thành công 700 tỷ đồng trái phiếu AAA đầu tiên tại Việt NamCông ty con...

Cứ 5 người sẽ có 1 người trên 75 tuổi, Nhật Bản chi mạnh tuyển nhân viên chăm sóc

Để đối phó với tình trạng dân số già hoá, thiếu hụt lao động trầm trọng, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đẩy mạnh chiến lược tuyển dụng nhân viên chăm sóc từ các nước Đông Nam Á. ...

TP.HCM: Thưởng Tết giáo viên phấn khởi hơn năm trước

Theo tính toán sơ bộ của các trường phổ thông ở TP.HCM, khoản thưởng Tết Ất Tỵ cho giáo viên năm nay "rất khá". ...

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Mới nhất