Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếPhòng bệnh bạch hầu bằng vắc-xin

Phòng bệnh bạch hầu bằng vắc-xin


Bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát theo các chuyên gia là do đang có những khoảng trống tiêm chủng.

Tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vừa ghi nhận 1 ca tử vong do mắc bệnh bạch hầu; đây là ca bệnh đầu tiên tại địa phương này trong nhiều năm trở lại đây.





Bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát theo các chuyên gia là do đang có những khoảng trống tiêm chủng.

Cùng với đó, tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cũng ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh do có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong tại Nghệ An.

Trước tình hình đã có các ca bệnh bạch hầu lây lan trong cộng đồng sau một thời gian không ghi nhận các ổ dịch khiến người dân lo lắng về nguy cơ lây lan của bệnh bạch hầu, một bệnh khó phát hiện, dễ gây tử vong.

Trước đó, cuối năm 2023, tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên cũng đã ghi nhận các ổ dịch bạch hầu tái xuất hiện với hàng chục ca mắc.

Lý giải về việc gần đây Việt Nam lẻ tẻ ghi nhận các ổ dịch bạch hầu sau thời gian dài ít xuất hiện, các chuyên gia cho rằng, bệnh bạch hầu vẫn có mầm bệnh trong cộng đồng, nhưng do những năm trước kia, tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh cao, kể cả khu vực miền núi.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhất là giai đoạn dịch Covid-19, giai đoạn thiếu hụt vắc-xin phòng bệnh khiến tỷ lệ giảm xuống, người dân cũng không đi tiêm chủng được trong giai đoạn dịch bệnh.

Đặc biệt, gần đây, nhiều gia đình cũng lơ là việc tiêm chủng cho trẻ, thậm chí có những xu hướng không tiêm chủng cho trẻ; vì vậy mầm bệnh lây ra sẽ dễ bùng phát. Vì vậy đã có những ổ dịch xảy ra như vừa qua, rải rác tại các địa phương.

Về việc các ổ dịch bạch hầu gần đây thường xuất hiện ở khu vực miền núi các cho rằng, khu vực miền núi thường có tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp, nhất là những khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn.

Thậm chí dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin đưa đến tận nơi cũng khó khăn; trong khi đó, người dân đi làm trong rẫy, trong núi cũng khó tiếp cận với y tế, không bao phủ được tiêm chủng ở các khu vực này nên bệnh dễ bùng phát.

Với bệnh bạch hầu có thể dự phòng bằng vắc-xin, bảo vệ tránh lây nhiễm bằng việc cách ly cá nhân, tăng cường tiêm chủng vắc-xin.

Trước tình hình các ổ dịch bạch hầu xuất hiện lẻ tẻ như hiện nay, các địa phương cần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, hỗ trợ hệ thống y tế dự phòng ở những nơi đã ghi nhận ca bệnh để lấp khoảng trống tiêm chủng. Vì có thể trước đó tỷ lệ tiêm chủng đã cao nhưng một thời gian dài sau hàng rào miễn dịch có thể giảm hiệu lực bảo vệ.

Chủ yếu vẫn là trẻ em được tiêm chủng được tốt, đảm bảo miễn dịch thì dịch sẽ khó bùng phát lại. Về việc người dân có nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh khi xuất hiện các ổ dịch bạch hầu hay không theo chuyên gia, ở những nơi xuất hiện dịch thì có thể tiêm phòng cho trẻ; hoặc trong gia đình những người có ca mắc bệnh.

Với trẻ em, cần được tiêm chủng đầy đủ vắc – xin (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tại Việt Nam, nhờ có chiến lược tiêm chủng vắc-xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (DPT) trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1981 mà tỷ lệ nhiễm bạch hầu giảm mạnh vào những năm 2010.

Vắc-xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

Đối với trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.

Trẻ em cũng như người lớn được tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng khuyến cáo có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu. 

Nghĩa là người đã tiêm vắc-xin bạch hầu sẽ không có nguy cơ mắc bệnh này. Người lớn chỉ cần tiêm một mũi, nếu có điều kiện thì tiêm nhắc lại, để tăng miễn dịch kháng thể.

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và tử vong) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên.

Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vắc-xin. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%.

Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính, nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh, gây liệt. Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận…

Thể bệnh hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt.

Với thể bạch hầu họng, sau thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng như sốt nhẹ 37,5-38 độ C, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu. Khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amydan có điểm trắng mờ; sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

Sau khoảng 3 ngày, bệnh bước vào giai đoạn toàn phát với các triệu chứng điển hình nhất: Sốt tăng 38-38,5 độ C, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ; khám họng thấy giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên amydan, có thể lan trùm cả lưỡi gà và màn hầu; hạch vùng cổ sưng đau, phù nề, khi có dấu hiệu cổ bạnh (bull neck) là dấu hiệu nặng.

Giả mạc lan rộng có thể gây thở rít, tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, giả mạc hết nhanh (1-3 ngày), bệnh nhân hết sốt và hồi phục dần sau 2-3 tuần.

Bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gọi là bạch hầu ác tính, nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng thường gặp nhất là biến chứng tim (thường là viêm cơ tim và rối loạn dẫn truyền trong tim) và thần kinh (gây liệt). Ngoài ra có thể gặp biến chứng trên thận, gan, tuyến thượng thận.

Bệnh bạch hầu cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây biến chứng và dẫn đến tử vong. Liệu pháp điều trị chính của bệnh bạch hầu là huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD), cần được sử dụng càng sớm càng tốt để trung hòa độc tố bạch hầu còn lưu hành trong máu (hiệu quả nhất là trong vòng 48 giờ đầu).

Bên cạnh đó, kháng sinh (thường là Penicillin và Erythromycin) cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển và sinh độc tố của vi khuẩn và làm giảm sự lây nhiễm bệnh.

Các biện pháp điều trị phối hợp khác cũng được sử dụng như corticosteroid, quản lý đường thở, quản lý tim mạch và chế độ dinh dưỡng.

Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Để phòng bệnh, ngoài việc tiêm vắc-xin người dân cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh trong chăn nuôi, trong giết mổ để không lây sang người; ăn chín uống chín, sử dụng gia cầm có nguồn gốc, không ăn gia cầm ốm, chết và phải rửa tay bằng xà phòng sau khi giết mổ, làm thịt gia cầm…

Ở những nơi có ca bệnh, theo bác sĩ tất cả người bệnh nghi bạch hầu cần phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị.

Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Với người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần được sử dụng kháng sinh dự phòng.





Nguồn: https://baodautu.vn/phong-benh-bach-hau-bang-vac-xin-d219614.html

Cùng chủ đề

Bộ Y tế chỉ đạo phòng, chống dịch bạch hầu

Tin mới y tế ngày 13/8: Bộ Y tế chỉ đạo phòng, chống dịch bạch hầuTrước diễn biến phức tạp của dịch bạch hầu tại Thanh Hóa, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu tỉnh này tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, tránh để dịch lan rộng. Ngăn dịch bạch hầu lây lan Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y...

Thai phụ mắc bệnh bạch hầu ở Thanh Hóa được xuất viện

Thai phụ Ph.L.M., dân tộc Dao, thường trú ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn huyện Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Bệnh nhân khởi phát bệnh vào ngày 1/8, được xác định dương tính với bệnh bạch hầu vào ngày 5/8 và được chuyển ra Bệnh viện nhiệt đới Trung ương điều trị. Sau một thời gian điều trị bệnh bạch hầu, được chăm sóc tích cực và lấy mẫu xét nghiệm lại có...

Bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh bạch hầu ở Mường Lát đã xuất viện

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 13-8, bà Hà Thị Phúc - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát - cho biết đến chiều 12-8, bệnh nhân P.L.M. điều trị bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã đủ điều kiện xuất viện. Bệnh nhân vừa về đến nhà riêng ở khu phố Đoàn Kết.Hiện...

Thanh Hóa: Kiến nghị bổ sung 25.000 liều vaccine bệnh bạch hầu

Ngày 12-8, trước việc tỉnh Thanh Hóa vừa công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13-7 về việc tăng cường công...

Thông tin mới về ổ dịch bạch hầu tại Thanh Hóa

Thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho hay đã có kết quả xét nghiệm thêm 2 ca mắc bạch hầu tại ổ dịch khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Đây là những ca nghi ngờ, tiếp xúc gần với bệnh nhân trước đó đã được cách ly theo dõi. Theo đó, một em bé 10 tuổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm thời gian ân hạn cho dự án chậm tiến độ

Nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ có thể có thêm 12 tháng để hoàn thành trước khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt dự án. Sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc văn bản...

Giải mã làn sóng dịch chuyển của giới tinh hoa về khu Đông TP.HCM

Giải mã làn sóng dịch chuyển của giới tinh hoa về khu Đông TP.HCMSở hữu chuỗi tiện ích sang trọng phong cách resort 5 sao, dự án Vinhomes Grand Park - The Opus One là mảnh ghép tiếp theo góp phần đưa khu Đông TP.HCM trở thành bến đỗ của giới tinh hoa trên hành trình tìm chốn an cư, đầu tư hoàn hảo. Có thu nhập...

Nike gặp khó với giấy phép lao động nước ngoài tại TP.HCM

Nike cho biết TP.HCM là nơi duy nhất yêu cầu nộp hồ sơ xin giấy phép lao động nước ngoài vào Việt Nam theo từng đợt, cũng như quy trình tuyển dụng tại Thành phố đã gây khó cho doanh nghiệp. Trước thềm chương trình đối thoại chính sách 2024 do UBND TP.HCM và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức...

Mía đường Sơn La sắp chia cổ tức 200%

Công ty cổ phần Mía đường Sơn La (mã chứng khoán SLS) vừa thông báo chốt danh sách nhận cổ tức niên độ 2023-2024 tỷ lệ 200%, tức mỗi cổ phiếu nhận tiền mặt 20.000 đồng. Công ty cổ phần Mía đường Sơn La vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên vào đầu tháng 9, trong đó thông qua việc điều...

Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc

Trong hai ngày 11-12/9 các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam cùng chia sẻ kinh nghiệm chương trình ngoại kiểm cho xét nghiệm phân tử Xpert chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc. Trong hai ngày 11-12/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) phối hợp tổ chức “Hội...

Bài đọc nhiều

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

Lợi ích uống sữa bổ sung canxi mỗi ngày ở người sau 50 tuổi

Sau 50 tuổi, cơ thể già đi nhanh hơn. Lúc này xương bắt đầu thoái hóa, lượng canxi trong cơ thể tiếp tục bị mất đi, từ đó dẫn đến chứng loãng xương.Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi 50 bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, tốc độ mất canxi sẽ tăng nhanh và dễ gây loãng xương.Tuy nhiên, nếu chúng ta kiên trì uống một ly sữa mỗi...

Bác sĩ cảnh báo: Đừng để trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn, dễ bị ung thư, vô sinh

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) chiều 15-9 cho biết bé N.V.L. (13 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang) được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vì không thấy tinh hoàn trong bìu trái. Mẹ bé phát hiện ra điều này trong một lần tắm cho bé.Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bé được chẩn đoán tinh hoàn...

Cùng chuyên mục

Hy hữu ca bệnh có u chi chít trong dạ dày và mọc khắp cơ thể

Đối với các u mềm ở đầu, tay, vai và các nốt sần trên mu bàn tay, mặt (ảnh bên dưới), bệnh nhân được khuyên thực hiện phẫu thuật bóc các u mềm lớn trên đầu, tay vừa để tìm hiểu bệnh vừa để giải quyết thẩm mỹ. Kết quả các khối đều là u xơ bì (Sclerotic Fibroma-like Dermatofibroma). Đặc điểm...

Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản tại Bệnh viện 19-8

TS.BS Masao Hashimoto, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và Y khoa toàn cầu (Nhật Bản) vừa có buổi chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản chọc hút bằng kim nhỏ xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA) và nội soi siêu âm phế quản kèm sinh thiết phổi xuyên thành phế quản...

Nhiều phụ nữ mắc bệnh khó nói

Bà P.P.N. (79 tuổi, tỉnh Kiên Giang) phải mang tã khoảng 8 năm nay do són tiểu. Chỉ cần bà có cảm giác muốn đi tiểu, nước tiểu tự động rỉ ra ngay, không thể nhịn. Bà đã đến khám tại nhiều bệnh viện nhưng chưa tìm ra phương pháp điều trị cảm thấy an tâm.Tại Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM, bà P.P.N tiếp tục được...

21 học sinh chóng mặt, nôn ói sau khi uống trà sữa

Theo báo cáo nhanh của UBND phường Thống Nhất (TP Pleiku), vụ nghi ngộ...

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân

Bánh trung thu có thành phần chính là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen... đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ...

Mới nhất

Ê-kíp “Mộ tư từ” bị ảnh hưởng vì lơ fan của Địch Lệ Nhiệt Ba

Phim "Mộ tư từ" bị ảnh hưởng "Mộ tư từ" đang là dự án gây chú ý vì có sự tham gia của Địch Lệ Nhiệt Ba. Đây cũng là phim cổ trang Trung Quốc đánh dấu sự trở lại của người đẹp sau thời gian im ắng.Chính vì thế, ngay từ khi tung ra dự án cũng...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục...

Chung tay bảo vệ, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên vừa tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư về công tác quản lý, bảo vệ và...

Công an TP Đà Nẵng ủng hộ hơn 1,8 tỷ đồng các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do thiên tai

Ngày 16/9, Công an thành phố Đà Nẵng tổ chức phát động cán bộ, chiến sĩ trong toàn...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

Mới nhất