Phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực của ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển KTXH của đất nước; sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ảnh minh họa (internet).
Theo đó với việc hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ (LGSP), kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP0, xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng dùng chung cho các ứng dụng, dịch vụ phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng hệ thống xác thực điện tử dùng chung kết nối với nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử quốc gia, xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng trong ngành tài nguyên và môi trường. Giám sát an toàn thông tin cho toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin, các hệ thống thông tin và các Trung tâm dữ liệu của Bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục; phát hiện và xử lý kịp thời các lỗ hổng, nguy cơ mất an toàn và các cuộc tấn công mạng, không để xảy ra các sự cố mất an toàn thông tin nghiêm trọng, kết nối, chia sẻ dữ liệu về mã độc, giám sát với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia (NCSC), thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh và bảo mật thông tin đối với các hệ thống thông tin của Bộ, đối với các hệ thống thông tin quan trọng, để bảo đảm an toàn thông tin theo 4 lớp, đã được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin do đơn vị độc lập thuộc Bộ Thông tin và Truyển thông thực hiện.
Ảnh minh họa (internet).
Nâng cấp, hợp nhất, hoàn thiện, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, kết nối với Hệ thống giám sát quốc gia về Chính phủ số; ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm người dùng dịch vụ công, tiếp thu ý kiến người dân và doanh nghiệp khi xây dựng, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và Thủ tướng Chính phủ giao lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Thông tin một cửa quốc gia, kết nối với các CSDLQG, chuyên ngành.
Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành và các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường khác tạo nền tảng, kết nối, chia sẻ dữ liệu số ngành tài nguyên và môi trường phục vụ chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường. Xây dựng, nâng cấp, vận hành các ứng dụng, dịch vụ phục vụ nội bộ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin trong và ngoài Bộ theo nhu cầu, các hệ thống ra quyết định phải dựa trên dữ liệu.
Về kinh tế số xây dựng các nền tảng dữ liệu để cung cấp thông tin, dữ liệu, hệ sinh thái nội dung số về tài nguyên và môi trường nhằm tạo ra động lực phát triển dữ liệu, tăng giá trị dữ liệu, là cơ sở để đổi mới sáng tạo, phát triển các dịch vụ nội dung số, phát triển nền kinh tế số; dịch vụ sáng tạo thông minh; thương mại điện tử…
Đối với xã hội số tuyên truyền, phổ biến, giải đáp chính sách pháp luật trên các nền tảng số, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại và đa dạng hóa các kênh truyền thông số giúp cộng đồng dễ tiếp cận, sử dụng, nâng cao nhận thức về tài nguyên và môi trường, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, được xác thực một lần, thanh toán số, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia. 60% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng, 85% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính, 85% cuộc họp trên môi trường trực tuyến, sử dụng tài liệu điện tử thay thế cho tài liệu giấy.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp trong đó ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần thay đổi phương thức người dân tương tác với cơ quan nhà nước, hình thành văn hóa số cho người dân.
Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp với việc huy động sự tham gia của cộng đồng, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ mới triển khai, khai thác các nền tảng và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển hệ sinh thái Chính phủ số phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hợp tác với các hãng công nghệ lớn để ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới trong thu nhận, phân tích xử lý dữ liệu; phát triển Chính phủ số ngành tài nguyên và môi trường. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin bằng các chương trình đào tạo cụ thể, gắn với việc trực tiếp phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, chú trọng tiếp nhận và phát triển các công nghệ mới, tiên tiến.
Thanh Tú