Trang chủDi sảnPhát triển kinh tế di sản ở Huế theo xu hướng xanh...

Phát triển kinh tế di sản ở Huế theo xu hướng xanh và bền vững

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số là xu hướng tất yếu và bền vững đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới. Tại Thừa Thiên Huế, với hệ thống di sản và cảnh quan đa dạng, việc định hướng phát triển này sẽ thúc đẩy khai thác thế mạnh văn hóa vốn có.

Ngày 6.12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức diễn đàn quốc tế với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại Thừa Thiên Huế”.

Tại diễn đàn, các chuyên gia đã cùng thảo luận về các định hướng phát triển kinh tế địa phương như: kinh tế di sản, kinh tế số và kinh tế xanh, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển dữ liệu số và công nghiệp văn hóa.

Theo các chuyên gia, kinh tế di sản sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng Huế trở thành một thành phố hiện đại và phát triển bền vững; biến những giá trị văn hoá lịch sử thành những giá trị kinh tế mà kinh tế sẽ là nguồn nuôi sống lại di sản, góp phần ngược lại cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng.

Sự kết hợp độc đáo giữa các loại hình di sản tạo ra cơ hội phát triển đan xen giữa du lịch, văn hóa, giáo dục, công nghệ và sáng tạo, không chỉ bảo tồn và phát huy di sản mà còn tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng và phát triển Huế bền vững.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025) là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.

Nhiều vấn đề vướng mắc được điều chỉnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho việc sử dụng, khai thác di sản văn hóa góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Trong đó, sẽ góp phần phát triển bền vững di sản văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế di sản tại địa phương.

Những năm qua, Thừa Thiên Huế đã tiên phong áp dụng công nghệ số để phát huy giá trị di sản, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và văn hóa. Có thể dẫn chứng như: Scan dữ liệu 3D các công trình kiến trúc quan trọng như điện Thái Hòa, điện Kiến Trung,… vừa để lưu trữ dữ liệu, đồng thời phục vụ tái hiện trong môi trường số.

Xây dựng không gian số và sản phẩm phái sinh, định danh số cho cổ vật, tạo ra không gian số trên museehue.vn và các sản phẩm phái sinh như Đế Đô Khảo Cổ Ký. Bảo tàng số và 3D mapping với việc tổ chức các buổi trình diễn ánh sáng và hoạt động tương tác trên nền tảng di sản, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR góp phần tái hiện các công trình đã mất và cho phép du khách khám phá di sản bằng công nghệ hiện đại. Cùng hệ thống cơ sở dữ liệu di sản, lưu trữ thông tin về các công trình vật thể và phi vật thể, giúp quản lý hiệu quả hơn…

“Phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Các mô hình như khai thác tại Thái Y Viện, hệ thống thủy đạo, du lịch trải nghiệm trên Thượng Thành, giáo dục di sản và tổ chức Festival văn hóa đã chứng minh tiềm năng lớn của di sản Huế trong việc xây dựng nền kinh tế bền vững” – ông Hoàng Việt Trung nhấn mạnh.

Theo ông Reigh Young Bum, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc, chủ đề về phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại Huế đề cập đến một trong những thách thức quan trọng nhất mà thời đại chúng ta đang phải đối mặt. Để bảo tồn di sản văn hóa quý giá đồng thời thúc đẩy nền kinh tế địa phương cần sự tiếp cận một cách sáng tạo là sự kết hợp của kinh tế xanh và công nghệ thông tin.

Ông Reigh Young Bum cũng đặt vấn đề về việc phát triển và thiết kế những không gia đô thị dựa trên di sản văn hóa của Huế. Cụ thể là việc tạo lập tổ hợp bảo tàng Huế với sự kết nối các điểm đến văn hóa ở Kinh thành Huế gồm Đại Nội Huế – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện tại – Bảo tàng mới tại không gian di tích Quốc Tử Giám – và trụ sở Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Điều này sẽ góp phần mở rộng khả năng sáng tạo của người dân TP. Huế thông qua các hoạt động lịch sử và văn hóa, mở rộng hệ sinh thái văn hóa và mang lại sức hút cho du lịch của địa phương. Đồng thời, góp phần thúc đẩy giao lưu giữa các trường học và các nhóm sáng tạo khác nhau trong cộng đồng địa phương thông qua văn hóa và giáo dục nghệ thuật.

“Các không gian lịch sử và văn hóa kiểu mạng lưới sẽ làm tăng mật độ văn hóa của toàn thành phố, tạo ra một luồng không gian nơi mọi người có thể trải nghiệm nhiều trải nghiệm lịch sử và văn hóa khác nhau khi đi bộ. Khi trung tâm thương mại bảo tàng lịch sử Huế kiểu mạng lưới hình thành, thì giá trị đáng sống đối với người dân trong thành phố và giá trị đáng nhớ đối với du khách ngoài thành phố sẽ tăng lên” – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc nhận định.

Các chuyên gia tham dự diễn đàn cũng đã cũng đưa ra những mô hình phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số tại một số thành phố trên thế giới; trong đó có các địa phương ở Hàn Quốc có nhiều di sản văn hóa và có nét tương đồng với Huế để có các góp ý, hiến kế cho Huế.

Dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác thực hiện chương trình nghiên cứu, tư vấn thiết kế tái thiết có chuyên môn cao nhằm phát triển đa dạng mô hình kiến trúc sinh thái lịch sử, công nghiệp văn hóa, dịch vụ du lịch… tại di tích Huế.

Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/phat-trien-kinh-te-di-san-o-hue-theo-xu-huong-xanh-va-ben-vung-114349.html

Cùng chủ đề

Lãnh đạo TP.HCM nói về kế hoạch hành động tăng trưởng xanh với 14 nhóm nhiệm vụ chính

Mô hình tăng trưởng xanh sẽ giúp TP.HCM giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hút nguồn lực đầu tư. Việt Nam đang chứng kiến một bước chuyển quan trọng trong lĩnh vực kinh...

Thừa Thiên Huế bàn giải pháp phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh, kinh tế số

(Tổ Quốc) - "Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng", nhận định này được ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại Diễn đàn...

Bộ Công Thương lên tiếng lý do Temu tạm dừng hoạt động ở Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết vẫn đang tiến hành rà soát hồ sơ đăng ký hoạt động thương mại điện tử của Temu nên đã yêu cầu sàn này tạm dừng hoạt động. Người mua sản phẩm Temu lo lắng khi sàn này tạm dừng hoạt động - Ảnh: Tuổi Trẻ Trả lời Tuổi Trẻ Online trước việc sàn thương mại điện tử Temu đã tạm dừng hoạt động với các nền tảng tiếng Việt tại Việt Nam, Cục Thương mại điện tử...

TP HCM tìm cách thu hút giảng viên, sinh viên quốc tế

(NLĐO)- TP HCM xác định đột phá nguồn nhân lực và văn hoá tạo ra sự đột phá cho TP HCM ...

Phó Chủ tịch Quốc hội gợi mở hướng phát triển của Quảng Nam

(NLĐO) – Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng đã đến lúc phải nghĩ đến việc thu hút các dự án công nghệ cao vào khu vực vùng Đông Quảng Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm sáng trong công tác trùng tu di tích Chăm và thu hút khách du lịch

Sáng ngày 3.12, tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 25 năm – Chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (1999-2024) , cùng nhìn lại những dấu mốc đạt được trong công tác quản lý, gìn giữ bảo tồn và phát huy giá trị Khu di sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải...

Loạt sự kiện đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

Với chủ đề chung “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An”, loạt hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999-4.12.2024) được thành phố Hội An tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm. Cao điểm trong hai ngày 3-4.12 diễn ra nhiều sự kiện đặc biệt ý nghĩa như:...

Mở cửa tham quan Bảo tàng Thổ sản ở Hội An

Với 130 hình ảnh, tư liệu, thư tịch, bản đồ cổ; 178 hiện vật có giá trị cao về lịch sử văn hóa liên quan được trưng bày, kết hợp cùng một số mô hình, sa bàn, tiêu bản đa dạng về hình dáng, chất liệu, giải pháp… tại Bảo tàng Thổ sản ở Hội An đã mở ra cho du khách một điểm tham quan mới. Bảo tàng Thổ sản Hội An mở cửa phục vụ khách tham quan...

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống

VHO - Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian “Tri thức may, mặc áo dài Huế”. Đây được xem là kết quả vận động trong hơn 4 năm qua của địa phương, nhằm phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của trang phục áo dài truyền thống từ...

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung

VHO - Nhiều vấn đề về phát triển bền vững văn hóa và di sản trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa, bảo vệ di sản gắn với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường… được thảo luận tại Hội thảo khoa học “Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” diễn ra vào cuối tuần...

Bài đọc nhiều

Rừng Cúc Phương: Di Sản Xanh Cần Được Bảo Vệ Trước Tác Động Của Khí Hậu

Rừng Cúc Phương, vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nằm trải dài trên ranh giới của ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, và Thanh Hóa. Với diện tích hơn 22.000 ha và thảm thực vật phong phú, nơi đây không chỉ là môi trường sống cho hàng ngàn loài động thực vật quý hiếm mà còn mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Được thành lập vào năm 1962, rừng Cúc Phương nổi tiếng với...

Lịch Sử Ngã Ba Đồng Lộc: Tượng Đài Thanh Niên Xung Phong Qua Các Thế Hệ

Ngã Ba Đồng Lộc không chỉ là một địa danh, mà còn là biểu tượng bất diệt về lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần quật khởi của những người con đất Việt. Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Ngã Ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từng là điểm nóng trong những ngày tháng chiến tranh khốc liệt, nơi những trận bom dồn dập của không quân Mỹ nhằm...

Hệ Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Cần Giờ: Lá Chắn Xanh Bảo Vệ TP.HCM Trước Biến Đổi Khí Hậu

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km về phía Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ từ lâu đã được ví như một "lá phổi xanh" khổng lồ, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái ven biển và đối phó với những thách thức từ biến đổi khí hậu. Với diện tích trải rộng hơn 75.000 ha, Cần Giờ không chỉ là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất ở Việt...

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung

VHO - Nhiều vấn đề về phát triển bền vững văn hóa và di sản trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa, bảo vệ di sản gắn với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường… được thảo luận tại Hội thảo khoa học “Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” diễn ra vào cuối tuần...

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

VHO - Festival "Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản" với nhiều hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh đã chính thức khép lại. Thành công Festival đã góp phần lan tỏa, tôn vinh các giá trị tinh hoa của các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Tối 30.11, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Hà Tĩnh, đã diễn...

Cùng chuyên mục

Về xứ Thanh xem trò Xuân Phả có ‘1-0-2’ tồn tại 1.000 năm

Được ghi vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016, trò Xuân Phả đã vượt ra khỏi phạm vi làng xã, trở thành một biểu tượng quý giá của văn hóa dân gian Việt Nam. Trò diễn “độc nhất vô nhị” Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, trò Xuân Phả xuất hiện vào thời nhà Đinh (968 - 980), phát triển rực rỡ vào thời Lê sơ.  Xuân Phả nổi bật với 5 điệu...

Rừng Cúc Phương: Di Sản Xanh Cần Được Bảo Vệ Trước Tác Động Của Khí Hậu

Rừng Cúc Phương, vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nằm trải dài trên ranh giới của ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, và Thanh Hóa. Với diện tích hơn 22.000 ha và thảm thực vật phong phú, nơi đây không chỉ là môi trường sống cho hàng ngàn loài động thực vật quý hiếm mà còn mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Được thành lập vào năm 1962, rừng Cúc Phương nổi tiếng với...

Hài Hòa Giữa Bảo Tồn Và Phát Triển Bền Vững: Hành Trình Gìn Giữ Di Sản Thế Giới Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên thế giới, đã trở thành biểu tượng không chỉ của Quảng Ninh mà còn của cả Việt Nam. Được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan kỳ vĩ, vịnh Hạ Long là nơi hội tụ những giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo và văn hóa lịch sử. Hành trình bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên này là một câu chuyện kết nối...

Bài 1: Đưa đề án vào cuộc sống

VHO - Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian “Tri thức may, mặc áo dài Huế”. Đây được xem là kết quả vận động trong hơn 4 năm qua của địa phương, nhằm phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của trang phục áo dài truyền thống từ...

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung

VHO - Nhiều vấn đề về phát triển bền vững văn hóa và di sản trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa, bảo vệ di sản gắn với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường… được thảo luận tại Hội thảo khoa học “Khu đền tháp Mỹ Sơn và các Di sản văn hóa thế giới ở miền Trung: Trữ lượng và viễn cảnh” diễn ra vào cuối tuần...

Mới nhất

Bắt giam người đàn ông nhắn tin vu khống các cán bộ ở Cần Thơ suốt nhiều tháng

Sáng nay (7/12), Công an TP Cần Thơ khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Cao Long (36 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) để điều tra hành vi “Vu khống”.Theo công an, bị can Long làm nghề bán hàng online qua mạng. Bước đầu, Long thừa nhận hành vi vi phạm của mình. Công an...

Thủ tướng Campuchia và Lào nhất trí kế hoạch xây trạm kiểm soát biên phòng mới

Tờ Khmer Times ngày 7/12 đưa tin Campuchia và Lào sẽ tiếp tục xây dựng một trạm kiểm soát biên phòng mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương xuyên biên giới, du lịch, vận tải và kết nối nhân dân giữa hai nước láng giềng.

Bộ Tài chính đang nghiên cứu thuế với người nhiều nhà đất, bất động sản bỏ hoang

Trước ý kiến lo ngại đánh thuế bất động sản với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất có thể gây sốc dẫn đến việc bán tháo ồ ạt trên thị trường, Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp. Đang có luồng dư luận cho...

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất

Nhận lời mời của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương phía Trung Quốc Vương Nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương...

Tôn vinh những tấm gương bình dị mà cao quý

Trung tướng Trương Thiên Tô - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ghi nhận: Các tác giả đã phát hiện, tôn vinh hàng trăm tấm gương quân nhân, cựu quân nhân, cựu chiến binh tiêu biểu với những việc làm bình dị nhưng thiết thực, giàu giá trị nhân văn, có sức...

Mới nhất