Trang chủNewsThời sựPhát triển giáo dục và đào tạo trong Luật Thủ đô 2024

Phát triển giáo dục và đào tạo trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi – Luật Thủ đô 2024 xác định mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô: “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao…”

Phát triển giáo dục và đào tạo (Điều 22; khoản 2 Điều 43)

Nghị quyết số 15-NQ/TW xác định phương hướng phát triển giáo dục của Thủ đô “Thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; hệ thống trường có nhiều cấp học, trường chất lượng cao; các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế”.

Luật Thủ đô năm 2024 xác định mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô: “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế” (khoản 1 Điều 22).

Luật Thủ đô 2024 xác định mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô: “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao...”. Ảnh: Hồng Thái 
Luật Thủ đô 2024 xác định mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô: “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao…”. Ảnh: Hồng Thái 

Luật Thủ đô năm 2024 kế thừa quy định về giáo dục tại Luật Thủ đô năm 2012, đồng thời bổ sung quy định một số chính sách đặc thù nhằm phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô hướng theo mục tiêu trên.

Cụ thể: a) Cho phép cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài và giao Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ (khoản 3 Điều 22)

Pháp luật hiện hành mới chỉ cho phép các cơ sở giáo dục tư thục thực hiện việc liên kết đào tạo. Quy định mới này của Luật Thủ đô năm 2024 là nhằm tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triển các loại hình liên kết đào tạo trong nước – quốc tế trong các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập, nâng cao chất lượng đào tạo của giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập Thủ đô, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, trẻ em được tiếp cận với giáo dục chất lượng cao.

b) Phân quyền cho HĐND TP quy định một số chính sách đặc thù, khác với pháp luật hiện hành về phát triển giáo dục, đào tạo trên địa bàn TP.

– Quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục công lập thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài (điểm a khoản 4 Điều 22).

– Hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông và trẻ em mầm non trên địa bàn Thành phố không phân biệt trường công lập, dân lập và trường tư thục; hỗ trợ học phí học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho người học thường trú tại Hà Nội (điểm b khoản 4 Điều 22).

Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục công lập thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài nên việc quản lý tài chính gặp nhiều khó khăn. Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định về hỗ trợ giá dịch vụ cho học sinh không phân biệt công lập và tư thục. Các quy định này sẽ góp phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mở rộng hệ thống các trường tư thục, từng bước giảm tải cho hệ thống trường công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội.  

c) Phân quyền cho UBND TP quy định một số nội dung đặc thù, vượt trội so với pháp luật hiện hành về giáo dục chất lượng cao và bổ sung, điều chỉnh chương trình giáo dục

– UBND TP quy định về giáo dục chất lượng cao:

+ Các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục của cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục có nhiều cấp học (điểm a khoản 5 Điều 22);

+ Trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở giáo dục chất lượng cao; việc đánh giá, kiểm định, bảo đảm duy trì chất lượng của cơ sở giáo dục chất lượng cao (điểm b khoản 5 Điều 22). UBND TP quyết định công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở giáo dục chất lượng cao (khoản 6 Điều 22).

Mô hình giáo dục chất lượng cao tại một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đã được quy định tại Luật Thủ đô năm 2012. Những quy định cụ thể về trường chất lượng cao trong Luật Thủ đô năm 2012 áp dụng ổn định từ năm 2013 đến nay. Vì vậy, quy định này của Luật Thủ đô năm 2024 là việc hoàn thiện và luật hoá các quy định đã qua kiểm nghiệm thực tế.

– UBND TP quy định việc điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với một số môn học, hoạt động giáo dục bổ trợ tại cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao hiểu biết và lưu truyền những kiến thức, giá trị, nét đẹp văn hóa đặc trưng riêng của Thủ đô đồng thời tăng tính chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; đưa chương trình giáo dục của Thủ đô tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới (điểm c khoản 5 Điều 22).

d) Áp dụng ưu đãi đầu tư

Ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư thành lập mới cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục có nhiều cấp học; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tại các vùng khó khăn về kinh tế – xã hội; cơ sở đào tạo người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhà đầu tư có các dự án trên được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, về thuế suất và miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (khoản 1, 2 Điều 43).  

Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Để Hà Nội là trung tâm tiêu biểu về giáo dục, đào tạo chất lượng cao

Những điểm mới về giáo dục và đào tạo trong Điều 22 Luật Thủ đô năm 2024 đã thể hiện rõ ý nghĩa sâu sắc, khẳng định tính kế thừa, sự nhất quán trong quan điểm của Đảng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Đó là, luôn đề cao vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu nhằm thúc đẩy, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô nhanh, bền vững.

Nêu quan điểm của mình, TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, cho rằng Luật Thủ đô năm 2024 với nhiều quy định đặc thù cho phép Hà Nội làm được rất nhiều việc. Ngành Giáo dục cần phải đi trước cả nước, giữ vững vị trí “đầu tàu”. Ngành giáo dục Hà Nội cần tập trung xây dựng trường học với 4 yếu tố: Tự chủ, dân chủ, nhân văn, sáng tạo, trong đó yếu tố tự chủ rất quan trọng. Mỗi nhà trường cần tự chủ để lựa chọn phương pháp giáo dục, xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với học sinh và điều kiện giáo dục, giúp học sinh phát huy tối đa năng lực, phẩm chất.

Có thể nói, sự ra đời của Luật Thủ đô 2024 sẽ có nhiều cơ chế đặc thù để Hà Nội nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; từng bước xây dựng Thủ đô thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.

Đồng thời, Luật Thủ đô cũng trao quyền cho TP Hà Nội chủ động hơn trong cơ chế tài chính, hỗ trợ học phí cho người học trên địa bàn TP không phân biệt trường công lập, dân lập và tư thục cũng như nhiều lĩnh vực khác để bảo đảm “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế”.

Trong khi đó, theo TS Ngô Văn Hiệp (giảng viên trường Đại học Thủ đô), là “trái tim của cả nước”, chính vì vậy, Hà Nội cần phải có những cơ chế, chính sách cần thiết để phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hộp nhập quốc tế.

 

Luật Thủ đô 2024 với nhiều chính sách, cơ chế đặc thù, vượt trội, đột phá nhằm mục đích xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp và an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Việc hoàn thiện, sửa đổi Luật Thủ đô với nhiều chính sách đột phá như: về phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; thu hút, trọng dụng người có tài năng…. đã tác động đến các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Đây là cơ sở để các trường đa dạng hoá các loại hình giáo dục; mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho thủ đô; tôn trọng, trọng dụng người có đức có tài; phát triển sản phẩm khoa học, công nghệ để từ đó Thủ đô xứng đáng là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước.

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/phat-trien-giao-duc-va-dao-tao-trong-luat-thu-do-2024.html

Cùng chủ đề

UBND phường của Hà Nội có không quá 9 công chức

Theo Nghị định 169 vừa được Chính phủ ban hành, UBND phường của TP Hà Nội có không quá 9 công chức, gồm Chủ tịch, không quá 2 Phó Chủ tịch và 6 công chức thuộc lĩnh vực đô thị, kế toán, tư pháp, văn hóa... Chính phủ vừa ban hành Nghị định 169 quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của UBND phường của TP Hà Nội. Nghị định nêu rõ, cơ cấu tổ chức của UBND phường...

Cơ hội xây dựng quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù được xem là động lực, cơ hội để Hà Nội tập trung nguồn lực, xây dựng quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá. Về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị; cải tạo, chỉnh trang, tái...

Tổ chức chính quyền đô thị trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Tổ chức chính quyền đô thị - được quy định một chương trong Luật Thủ đô 2024 (Chương II) - là 1 trong 9 nhóm vấn đề quan trọng trong Luật Thủ đô. Nghị quyết số 15-NQ/TW xác định nhiệm vụ  “Hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản...

Ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô 2024 trong hệ thống pháp luật 

Kinhtedothi - Luật Thủ đô năm 2024 đã quy định ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô tại Điều 4, nhằm tạo cơ chế, chính sách thực sự đột phá, vượt trội cho Hà Nội phát triển. Theo quy định tại Điều 4 Luật Thủ đô năm 2024 về “áp dụng Luật Thủ đô”:   Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025...

Cải tạo, chỉnh trang đô thị theo quy định của Điều 20 Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi- Trong bối cảnh đô thị hóa, các đô thị lớn phải đối mặt với nhiều thách thức, như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thiếu không gian xanh, vì vậy, việc cải tạo, chỉnh trang đô thị không chỉ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sống mà còn hướng tới phát triển bền vững. Cải tạo, chỉnh trang đô thị bảo đảm phù hợp với thực tiễn Quy định tại Điều 20 của Luật Thủ đô...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoàn Kiếm: công bố bộ nhận diện thương hiệu di sản ẩm thực

Sự kiện công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch, đến năm 2025, định hướng 2030". Sáng 28/12, UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn di sản ẩm thực quận phục...

Hà Nội triển khai chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Kinhtedothi- UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 4405/UBND–SNV ngày 29/12 về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các đơn vị được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc TP Hà Nội quản lý. Trước đó, ngày 10/12/2024, HĐND TP ban hành Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho...

Giá thép hôm nay 30/12: tiếp tục mất giá

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Giá kim loại đồng ngày 30/12: tăng nhẹ

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) ở mức 8.982 USD/tấn, tăng nhẹ so với mức đóng cửa tuần trước là 8.950 USD. Giá đã tăng 4,6% trong năm nay. Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với ethan và một số nguyên liệu thô đồng và nhôm tái chế từ năm tới. Bộ Tài chính nước này đã công bố điều chỉnh đối với nhiều loại thuế nhập khẩu, có hiệu lực từ...

Tạo hiệu quả bằng việc làm, hành động cụ thể

Kinhtedothi - Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, tính chủ động, sáng tạo; nâng cao công tác tuyên truyền, tạo thêm các mô hình hiệu quả mới... trong đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là một trong những vấn đề được các đơn vị của TP Hà Nội tập trung thực hiện hiệu quả, thể hiện rõ nét qua các phong trào thi đua, các...

Bài đọc nhiều

Bão số 10 tác động thế nào đến nước ta?

Dự báo bão số 10 (bão Pabuk) suy yếu thành vùng ấp thấp trên vùng biển Ninh Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu nên ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 10 lúc 4h sáng 24-12 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia lúc 4h sáng này (24-12), tâm bão số 10 đang ở trên vùng biển phía tây nam...

Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam: Tại sao không?

Đại biểu Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh vươn lên từ bùn lầy, hoa sen xứng đáng là quốc hoa, thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất, cao cả của người Việt Nam.   Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn - Ảnh: Media Quốc hội Bên lề hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam, trao đổi với báo chí mới đây, PGS.TS Đặng Văn Đông - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả - chia sẻ ông là...

Xuân Son – Tiến Linh: Đối thủ ở CLB, đối tác chiến lược ở đội tuyển

Hai chân sút hàng đầu của đội tuyển Việt Nam gồm Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Tiến Linh đã dập tắt những sự nghi ngờ về khả năng kết hợp của họ trong trận đấu với Myanmar. Bộ đôi này tiếp tục được kỳ vọng sẽ tỏa sáng ở giai đoạn cuối AFF Cup. Nhận định trước trận Singapore - Việt Nam: Xuân Son có tiếp tục tỏa sáng? Xuân Son chạy đua cùng Tiến Linh Tại giải V-League 2024-2025, Xuân Son và Tiến Linh đang...

Dự báo thời tiết 13/12/2024: Nhiệt độ hạ thấp, ban đêm Hà Nội xuống tới 10 độ

Dự báo thời tiết 13/12/2024: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc chìm trong giá rét, nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu. Trong khi đó, miền Trung tiếp tục hứng chịu mưa lớn, có nơi mưa rất to, tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt. Ngày 13/12, không khí lạnh tăng cường mang theo cái rét buốt cắt da cắt thịt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Xuân Son, Tiến Linh tỏa sáng, đội tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2024

(Dân trí) - Với cú đúp của Xuân Son và một bàn của Tiến Linh, tuyển Việt Nam thắng 3-1 trước Singapore tại trận bán kết lượt về. Tuyển Việt Nam thắng 5-1 chung cuộc và hiên ngang giành vé vào chung kết AFF Cup. Xuân Son, Tiến Linh tỏa sáng, đội tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2024 Với lợi thế thắng 2-0 tại trận bán kết lượt đi, đội tuyển Việt Nam đã nhập cuộc bình tĩnh...

Niềm vui với nhiều người muốn sang đất cho con

Lãnh đạo TP HCM chỉ đạo nhiều nội dung hướng tới giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở trong các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở ...

Hội Nhà báo Việt Nam 2024

(NB&CL) Năm 2024 là năm Hội Nhà báo Việt Nam tạo dựng được nhiều dấu ấn trong đời sống báo chí, trong đó nổi bật là Hội Báo Toàn quốc 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại TP. HCM với tâm điểm là Diễn đàn báo chí toàn quốc; những...

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Không khí lạnh liên tiếp, rãnh áp thấp trở lại

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (30/12/2024-8/1/2025), không khí lạnh tăng cường liên tiếp; khả năng rãnh áp thấp trở lại. Miền Bắc vẫn rét đậm về đêm và sáng. Trung Bộ mưa lớn cục bộ. Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có nhận định diễn biến thời tiết trong 10 ngày tới (30/12-8/1/2025). Theo đó, áp cao lạnh lục địa cường độ suy yếu, sau được tăng cường yếu trở...

Hà Nội triển khai chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Kinhtedothi- UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 4405/UBND–SNV ngày 29/12 về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các đơn vị được ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc TP Hà Nội quản lý. Trước đó, ngày 10/12/2024, HĐND TP ban hành Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho...

Mới nhất

Đề xuất tập trung phát triển các dạng năng lượng tái tạo

DNVN - Góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, VCCI kiến...

Du khách đu dây, chèo thuyền khám phá ‘cung điện dưới lòng đất’ ở Lạng Sơn

Ẩn sâu trong lòng núi là dòng sông ngầm dài khoảng 3km cùng hệ thống thạch nhũ ấn tượng, khiến những vị khách Hà Nội liên tục thốt lên thích thú. "Tôi từng chinh phục nhiều hang động ở Việt Nam. Song từ Hà Nội, di chuyển hơn 2 tiếng đồng hồ lên Lạng Sơn, đến hang Khuôn Bồng, tôi...

Quà tặng Tết ‘độc’ nhờ công nghệ

Chỉ thêm một con chip NFC nhỏ xíu vào trong sản phẩm, những món quà tặng rất đơn giản như thiệp chúc mừng cũng có thể thành độc nhất vô nhị nhờ những thông điệp được lưu giữ trong chip. ...

Thị trường ô tô Việt tháng cuối năm: Khuyến mãi lớn để ‘hâm nóng’ sức mua

Thị trường ô tô Việt Nam bước vào tháng cuối cùng của năm, khi cú huých giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe trong nước đã kết thúc. Nhiều hãng xe và đại lý đang phải khuyến mãi sâu nhằm kéo thêm lượng khách cho những ngày cận Tết. Thị trường "hụt hơi" sau đợt giảm lệ phí trước...

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kích cầu tiêu dùng trong tháng Khuyến mại Hà Nội

Tháng Khuyến mại Hà Nội là cầu nối đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và người tiêu dùng được tiếp cận, mua sắm những sản phẩm, dịch vụ với giá cả ưu đãi nhất trong năm. Các hoạt động khuyến mại nổi bật trong khuôn khổ chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024...

Mới nhất