Trang chủChính trịNgoại giaoPhát hiện "củ cà rốt" hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh...

Phát hiện “củ cà rốt” hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những “cây gậy” nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.

Căng thẳng EU-Trung Quốc đang gia tăng. (Nguồn: Emodnet)
Căng thẳng EU-Trung Quốc đang gia tăng. (Nguồn: Emodnet)

EU đã tăng gấp 5 lần thuế nhập khẩu đối với ô tô điện của Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7, mức thuế bổ sung từ 17,4% đến 38,1% sẽ được áp dụng cùng với mức thuế 10% hiện có của EU. Điều đó nghĩa là xe điện do Trung Quốc sản xuất nhập khẩu vào EU phải đối mặt với tổng mức thuế lên tới gần 50%.

Về cách đáp trả của Trung Quốc, dường như, mọi thứ đã khác với cuộc chiến thương mại lớn với Mỹ, với những hình phạt nặng nề cho cả hai bên.

Lần này, mục tiêu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trông giống những gì quốc gia này đã triển khai chống lại Australia vài năm trước.

Hãng tin Bloomberg đã chỉ ra một số mục tiêu có khả năng xảy ra và những khu vực ở châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Rượu mạnh từ Pháp

Sản phẩm đầu tiên lọt vào tầm ngắm của Trung Quốc là rượu mạnh của châu Âu. Bắc Kinh đã công bố một cuộc điều tra chống bán phá giá vào tháng 1/2024. Bộ Thương mại nước này cũng có thể công bố mức thuế sơ bộ bất cứ lúc nào – giống như đã làm trong một cuộc điều tra tương tự đối với rượu vang Australia.

Thực phẩm và nông sản thường là mục tiêu của các rào cản thương mại. Trước đây, Bắc Kinh đã nhắm đến những mặt hàng không thiết yếu hoặc có thể tìm nguồn từ nơi khác nhưng Trung Quốc là thị trường lớn cho nhà xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là thiệt hại đối với người tiêu dùng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là thấp nhưng tác động đối với nhà sản xuất có thể cao.

Rượu mạnh phù hợp với mục tiêu này. Người tiêu dùng Trung Quốc luôn có thể tìm thấy các lựa chọn thay thế, nhưng tác động đối với Pháp – một trong những nước ủng hộ lớn nhất cuộc điều tra về xe điện của châu Âu – sẽ rất đáng kể.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là thị trường xuất khẩu rượu mạnh lớn thứ hai của Pháp vào năm 2023.

Thịt lợn: Nỗi đau ở Tây Ban Nha

Ngày 17/6, Bắc Kinh công bố một cuộc điều tra về cáo buộc bán phá giá thịt lợn ở châu Âu. Nếu điều đó dẫn đến thuế quan, tác động sẽ tập trung vào các nhà cung cấp hàng đầu như Tây Ban Nha – nơi Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai đối với các nhà xuất khẩu vào năm ngoái – cũng như Đan Mạch và Hà Lan.

Với cuộc điều tra này, tác động lên Trung Quốc có thể rất hạn chế. Bắc Kinh có thể nhận phần lớn thịt từ nguồn cung trong nước và có thể mua hàng từ các quốc gia như Brazil và Mỹ nếu cần.

Trong các tranh chấp trước đây, đất nước châu Á đã cố gắng làm cho các lệnh trừng phạt thương mại của mình có vẻ như tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

“Có vẻ như quốc gia này đang đi theo con đường tương tự”, Bloomberg nhận định.

Ăn miếng trả miếng, dùng ‘vũ khí kinh tế’, EU-Trung Quốc cố san bằng sân chơi, sắp khai hỏa thương chiến? (Nguồn: AFP/Getty)
Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU nhận định rằng, ô tô nhập khẩu có động cơ lớn có thể là một mục tiêu để Bắc Kinh trả đũa.(Nguồn: AFP/Getty)

Rượu Địa Trung Hải

Tháng 5/2024, một bài đăng trên phương tiện truyền thông nhà nước đề cập, rượu vang là một sản phẩm có thể bị nhắm tới, cùng với các sản phẩm từ sữa và máy bay.

Pháp là nước xuất khẩu rượu vang lớn nhất châu Âu sang Trung Quốc, do đó, nước này có thể chịu thiệt hại. Tiếp theo là các quốc gia Địa Trung Hải.

Sẽ dễ dàng tìm được nhà cung cấp khác nếu Bắc Kinh áp thuế hoặc chặn hàng nhập khẩu từ châu Âu. Rượu vang Australia đã quay trở lại thị trường, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ thuế quan vào tháng 3/2024.

Thị trường rượu vang toàn cầu hiện đang trong tình trạng dư thừa, vì vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không hề lo lắng trong vấn đề này.

Xe ô tô: Đức “chịu trận”

Tháng trước, Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU đã ám chỉ rằng, ô tô nhập khẩu có động cơ lớn có thể là một mục tiêu để Bắc Kinh trả đũa.

Nếu thuế quan chỉ áp dụng đối với các nhà xuất khẩu xe ô tô châu Âu, Đức và Slovakia là hai quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Trung Quốc đã hạ thuế nhập khẩu ô tô chở khách xuống 15% vào năm 2018, như một phần trong nỗ lực ban đầu nhằm làm dịu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Bắc Kinh cũng đã thể hiện sự sẵn sàng sử dụng thuế ô tô như một công cụ trong các cuộc chiến thương mại trước đây. Quốc gia này đã tăng tỷ thuế nhập khẩu ô tô Mỹ lên 40% dưới thời Cựu Tổng thống Donald Trump, trước khi cắt giảm lại.

Hầu hết hàng nhập khẩu từ châu Âu của Trung Quốc có thể đến từ các nhà sản xuất hàng xa xỉ như Porsche, Mercedes-Benz Group AG hoặc BMW AG. Người tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ khó tìm kiếm mặt hàng này ở quốc gia khác nhưng theo một số chuyên gia, xe điện Trung Quốc có thể là một lựa chọn hay.

Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa được đưa vào danh sách các mục tiêu có thể bị đánh thuế. Đây là một lĩnh vực mà Trung Quốc không quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ châu Âu.

New Zealand cung cấp khoảng một nửa lượng sữa nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi 1/3 lượng sữa nhập khác đến từ (EU).

Đan Mạch, Hà Lan, Đức và Pháp đều sẽ bị ảnh hưởng nếu Bắc Kinh “tung đòn” nhắm vào mặt hàng này.

Lĩnh vực hàng không

Lĩnh vực hàng không đã được đề cập đến như một mục tiêu mà Trung Quốc có thể nhắm đến.

Nếu nhắm vào Airbus có trụ sở tại Pháp, Trung Quốc sẽ chỉ còn lại Boeing. Việc phụ thuộc nhiều hơn vào một công ty Mỹ có lẽ không phải là điều Bắc Kinh mong muốn, đặc biệt là với viễn cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.

Hơn nữa, Boeing đã gặp phải một loạt các vấn đề về an toàn, trong khi Airbus lắp ráp một số máy bay tại Trung Quốc.

Trên thực tế, các hãng hàng không Trung Quốc được cho là đang đàm phán để mua hơn 100 máy bay thân rộng từ Airbus. Điều đó có thể chứng tỏ, lĩnh vực hàng không có thể là “củ cà rốt” hữu ích trong bất kỳ cuộc đàm phán nào về thuế ô tô điện – cùng với tất cả các “cây gậy” của Bắc Kinh.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cang-thang-trung-quoc-eu-phat-hien-cu-ca-rot-huu-ich-trong-dam-phan-bac-kinh-co-nhung-cay-gay-nao-275694.html

Cùng chủ đề

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Ông Trump dọa “cấp vũ khí mới” cho cuộc chiến thương mại dang dở, nhưng Bắc Kinh nay đã khác rồi?

Chiến thắng quyết định của ông Donald Trump trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, báo hiệu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ tiếp tục leo thang?

Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD, Đức tiếp tục trì trệ, lạm phát tại Czech tăng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Trung Quốc bất ngờ phát hành nợ bằng đồng USD, địa điểm khá bất thường, vì sao Bắc Kinh lựa chọn như vậy?

Trung Quốc đang chào bán trái phiếu định giá bằng đồng USD tại Saudi Arabia, đánh dấu lần phát hành nợ bằng đồng bạc xanh đầu tiên của quốc gia này kể từ năm 2021.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá heo hơi đi ngang, dự báo sản lượng thịt heo và xuất khẩu toàn cầu năm 2025

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên toàn quốc. Trong đó, khu vực miền Bắc có giá heo hơi cao nhất cả nước với một số tỉnh ghi nhận mức 64.000 đồng/kg. Dự kiến ​​sản lượng và mức tiêu thụ thịt heo toàn cầu năm 2025 sẽ giảm dưới 1%.

Houthi tấn công Israel, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa không phận với máy bay chở Tổng thống Isaac Herzog

Mới đây, phong trào Houthi ở Yemen đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các thành phố của Israel.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Góp phần xây dựng tương lai phát triển ASEAN vững mạnh cũng chính là góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng của hơn 100 triệu người dân Việt Nam.

Nga vẫn “rắn” về quan điểm đối thoại với Ukraine, hai ông Biden-Trump hội đàm ‘ân cần’, Trung Quốc nêu 4 lằn ranh đỏ...

Nga nhắc lại điều kiện đối thoại với Ukraine, Trung Quốc nhắc tới 4 lằn ranh đỏ Mỹ không được vượt qua, khôi phục truyền thống, Tổng thống Joe Biden tiếp ông Donald Trump tại Nhà Trắng, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Bài đọc nhiều

Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới

Ngày 15/11, đoàn Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải.

Giá vàng “suy yếu dần”, thị trường lùi bước trước chính sách của ông Trump, chuyên gia dự đoán đường đi tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Giá vàng thế giới bị đẩy xuống dưới vùng hỗ trợ trung hạn, xu hướng tăng đã bị phá vỡ và có thể mất một thời gian để các yếu tố kinh tế vĩ mô khơi dậy lại đợt tăng mới. Giá vàng trong nước "bật dậy" sau nhiều phiên rớt thảm, tuy nhiên mức chênh lệch mua và bán có thể khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ?

Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024: Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu toàn quốc

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024 tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và “động lực” EUDR?

EU là thị trường tiêu thụ hơn 40% sản lượng cà phê Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, quy định sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vào thị trường này bắt buộc không được trồng trên đất phá rừng hoặc làm suy thoái rừng đang tạo thách thức nhưng cũng là động lực mới cho chiến lược phát triển ngành hàng cà phê một cách bền vững.

Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu

Cuốn sách Chiến trường bán dẫn: Cạnh tranh chiến lược và tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc thế kỷ 21 được tác giả Phạm Sỹ Thành và Nguyễn Tuệ Anh nghiên cứu khá kỹ lưỡng nhằm vén màn bí mật về cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc nhằm kiểm soát một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của thế giới: Bán dẫn.

Cùng chuyên mục

Giá heo hơi đi ngang, dự báo sản lượng thịt heo và xuất khẩu toàn cầu năm 2025

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên toàn quốc. Trong đó, khu vực miền Bắc có giá heo hơi cao nhất cả nước với một số tỉnh ghi nhận mức 64.000 đồng/kg. Dự kiến ​​sản lượng và mức tiêu thụ thịt heo toàn cầu năm 2025 sẽ giảm dưới 1%.

Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Góp phần xây dựng tương lai phát triển ASEAN vững mạnh cũng chính là góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng của hơn 100 triệu người dân Việt Nam.

Tuyên bố chung Việt Nam-Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

  Ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngài Luiz Inácio Lula da Silva, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brasil, đã có cuộc gặp tại Rio de Janeiro vào ngày 17 tháng 11 năm 2024, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva bày tỏ vui mừng được tiếp đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro, sau...

Giá cà phê robusta thêm 401 USD/tấn, trong nước đã tăng mạnh trở lại, để cà phê Việt giữ “mức giá mơ ước”?

Giá cà phê nhân trong nước bình quân bán ra ở mức khoảng 110.000 đồng/kg là mức "mơ ước" trong nhiều năm qua. Nhưng một mức giá vừa phải xung quanh 100.000 đồng/kg là hài hòa lợi ích các bên để cà phê Việt Nam ổn định thị trường và phát triển bền vững, theo Vicofa.

Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Hiện Quảng Ninh có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 217,41 triệu USD.

Mới nhất

Sắp diễn ra Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV

Theo dự kiến, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong tháng 11/2024. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh...Công trình “Xây...

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán...

18 triệu người sốc trước clip chàng trai đi theo cầu thang bí ẩn giữa rừng và cái kết đầy ám ảnh

Nhiều người xem cho biết họ cảm thấy sợ hãi cùng chàng trai khi xem đoạn clip. ...

Nâng cao công tác an toàn hóa chất – Nền tảng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp hiện đại

Theo thống kê từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có hơn 2 triệu lao động trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi các vụ tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Những vụ rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất không chỉ gây thiệt hại về tài...

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm...

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện,...

Mới nhất