Trang chủChính trịNgoại giaoPhát biểu của TBT, CTN tại phiên thảo luận chung cấp cao...

Phát biểu của TBT, CTN tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ


Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN


Thưa Ngài Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc,

Thưa Ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc,

Thưa Quý vị đại biểu,

Trước hết, tôi xin chúc mừng Ngài Philemon Yang được bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và tin rằng Hội nghị của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp.

Tôi cũng đánh giá cao những đóng góp và nỗ lực quan trọng của Ngài Dennis Francis, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78, và Ngài Antonio Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong nhiệm vụ điều phối các hoạt động của Liên hiệp quốc nhằm ngăn chặn chiến tranh, gìn giữ hòa bình, thúc đẩy hợp tác phát triển toàn cầu thời gian qua.

Thưa Ngài Chủ tịch và các quý vị,

Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại. Hoà bình, hợp tác, phát triển tuy là xu thế lớn, song đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới, nghiêm trọng hơn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sâu sắc, mở rộng về phạm vi không gian, gia tăng cường độ và tính đối đầu; mâu thuẫn, xung đột chính trị tăng nhanh, môi trường an ninh ngày càng căng thẳng, không gian sinh tồn, phát triển bị thu hẹp,đe doạ, nguy cơ xung đột, hình thành các điểm nóng, kích thích chạy đua vũ trang, nguy cơ căng thẳng, đối đầu, va chạm trực diện ngày càng gia tăng. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cường quyền, dân tộc vị kỷ đang thách thức luật pháp quốc tế, làm xói mòn các thể chế đa phương và lòng tin vào hợp tác toàn cầu. Vòng xoáy xung đột và bạo lực leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới, gây đau thương cho hàng triệu người dân vô tội. Nguy cơ về cuộc chiến tranh hạt nhân giới hạn, thậm chí cuộc chiến thế giới thứ ba là chưa thể loại trừ.

Các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gay gắt, biến đổi khí hậu, hiện tượng khí hậu cực đoan, thiên tai, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, già hoá dân số… đẩy lùi các nỗ lực phát triển của nhân loại. Các nước nghèo bị bỏ lại phía sau với khoảng cách phát triển ngày càng xa. Siêu bão Yagi mà Việt Nam và một số nước trong khu vực vừa phải hứng chịu với những hậu quả tàn khốc và tang thương, một lần nữa là sự cảnh báo về mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với sự phát triển nhanh, bền vững của tất cả chúng ta. Lương thực trên thế giới đủ nuôi 1,5 lần dân số toàn cầu, nhưng nạn đói vẫn tiếp tục đe dọa hơn 780 triệu người và 2,4 tỉ người không được đảm bảo an ninh lương thực. Chi tiêu quốc phòng liên tục tăng trong gần một thập kỷ qua, đạt mức kỉ lục hơn 2,4 nghìn tỷ USD năm 2023, trong khi không thể huy động 100 tỷ USD cho các hành động khí hậu. Chúng ta chỉ còn 1/3 chặng đường triển khai, nhưng hơn 80% chỉ tiêu của các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) có nguy cơ không thể đạt được đúng thời hạn.

Kinh tế thế giới tăng trưởng khó khăn, xu hướng “phân tách”, phân mảnh và gây sức ép, trừng phạt kinh tế đe doạ sự phát triển nhanh, bền vững. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra cơ hội phát triển bứt phá song cũng đặt ra những thách thức gắn liền với an ninh, an toàn của xã hội và người dân.

Đây là những khó khăn, thách thức chưa từng có đối với hoà bình, hợp tác, phát triển bền vững và phẩm giá con người của các thế hệ hiện tại và mai sau. Tình hình hiện nay càng đòi hỏi sự chung tay, cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ giữa mọi quốc gia, phát huy cao độ vai trò của các thể chế quốc tế, trước hết là Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, nhằm đạt mục tiêu cao nhất đó là chấm dứt chiến tranh, xoá bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột, kiến tạo hoà bình, xây dựng thế giới tốt đẹp và đem đến hạnh phúc cho nhân loại.

Phát biểu của TBT, CTN tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ - Ảnh 1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN


Trên tinh thần đó, Tôi mong muốn chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững hơn cho mọi người dân:

Thứ nhất, hoà bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo tương lai thịnh vượng, cần thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc ở tất cả các quốc gia, trước hết là các nước lớn. Mỗi quốc gia cần hành xử có trách nhiệm, tuân thủ cam kết của chính mình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc; trong đó có các nguyên tắc cơ bản về giải quyết hoà bình các tranh chấp, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau; tôn trọng thể chế chính trị mỗi nước đã lựa chọn và được Nhân dân ủng hộ; đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế tùy theo khả năng của mình. Không ngừng củng cố đoàn kết, sự chân thành, lòng tin giữa các quốc gia, đề cao đối thoại, loại bỏ đối đầu; quyết liệt phản đối các hành vi cô lập và cấm vận đơn phương đi ngược lại với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Thứ hai, đảm bảo sự phát triển bình đẳng của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi con người trong điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau. Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát triển phù hợp với nhu cầu của mỗi quốc gia. Ưu tiên nguồn lực cho những “vùng trũng” trong triển khai các Mục tiêu Phát triển bền vững. Chú trọng hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, chậm phát triển, đặc biệt về nguồn vốn ưu đãi, chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo thuận lợi về đầu tư, thương mại, giảm gánh nặng nợ cho các nước nghèo.

Thứ ba, sớm thiết lập những khuôn khổ quản trị toàn cầu thông minh với tầm nhìn dài hạn về khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, đảm bảo thúc đẩy sự phát triển tiến bộ, thụ hưởng những thành tựu tích cực; đồng thời chủ động ngăn chặn, đẩy lùi những hiểm hoạ đối với hoà bình, phát triển bền vững và nhân loại. Trong bối cảnh đó, tôi hoan nghênh các văn kiện của Liên hợp quốc thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, nhất là Văn kiện số toàn cầu. Đây sẽ là nền tảng quan trọng thúc đẩy xây dựng quản trị toàn cầu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực này.

Thứ tư, có tư duy mới kiến tạo tương lai mang tính chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, tập trung vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi quản trị toàn cầu. Trong đó, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là những công cụ quan trọng giúp các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển tăng cường sức chống chịu, năng lực tự cường nhằm kịp thời ứng phó, chủ động phòng ngừa trước các cú sốc, khủng hoảng và thảm họa trong tương lai. Tập trung cải tổ các cơ chế đa phương, nhất là hệ thống Liên hợp quốc và các thể chế tài chính – tiền tệ quốc tế đảm bảo tốt hơn tính đại diện, công bằng, minh bạch; tăng cường năng lực, hiệu quả, sự sẵn sàng cho tương lai và theo kịp một thế giới đang thay đổi.

Thứ năm, đặt con người ở vị trí trung tâm chủ thể để hiện thực hoá các tầm nhìn. Lấy người dân là trung tâm, mục tiêu, động lực của mọi chính sách và hành động ở tất cả các cấp độ. Đầu tư và phát triển toàn diện thế hệ trẻ về tri thức, văn hoá trên cơ sở các giá trị chung và tinh thần trách nhiệm, cống hiến. Việt Nam hoan nghênh việc Đại hội đồng đã chính thức trao thêm quyền tham gia thực chất hơn cho Nhà nước Palestine từ Khóa 79 này; khẳng định đoàn kết với Nhà nước và Nhân dân Cuba, kêu gọi Hoa Kỳ gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận đơn phương chống lại Cuba và đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố. Đây là những hành động cụ thể, thiết thực vì sự phát triển bình đẳng, hạnh phúc của các quốc gia, cần thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thưa Ngài Chủ tịch và các quý vị,

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi – “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”, đã từng nhấn mạnh “Đoàn kết – đoàn kết – đại đoàn kết. Thành công – thành công – đại thành công”. Chỉ khi đoàn kết, hợp tác, tin cậy, chung sức, đồng lòng, chúng ta mới có thể xây dựng thành công thế giới hoà bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện tại và mai sau, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong thế giới đang mạnh mẽ chuyển mình ngày nay, mỗi quốc gia đều đóng một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại. Việt Nam đang ra sức phấn đấu, bức tốc để có thể hiện thực hóa một tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững, không chỉ cho người dân Việt Nam, mà còn cho tất cả mọi quốc gia trên thế giới. Đó là tầm nhìn, là mục tiêu và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế hôm nay và mai sau.

Xin trân trọng cảm ơn. 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/phat-bieu-cua-tbt-ctn-tai-phien-thao-luan-chung-cap-cao-dai-hoi-dong-lhq.html

Cùng chủ đề

Tự hào Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ngày 20/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, UBTƯ MTTQ Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12-1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự lễ kỷ niệm. ...

Chủ tịch nước kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại “Quân đoàn chủ lực”

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Quân đoàn 12 duy trì nghiêm nề nếp, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đoàn "tinh, gọn, mạnh", luôn luôn là quân đoàn chủ lực, cơ động chiến lược số 1. Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường đến thăm, động viên và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Quân đoàn 12 (Bộ Quốc phòng), nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân...

Đổi mới mạnh mẽ tư duy bảo vệ an ninh quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ tư duy bảo vệ an ninh quốc gia, từ đó đổi mới mạnh mẽ công tác nắm tình hình, tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước và triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh trật tự. ...

Cô giáo vùng cao ngày lên lớp, tối may quần áo tặng học trò

(Dân trí) - Hơn 20 năm gắn bó với công tác giáo dục ở huyện miền núi Quảng Trị, cô Trần Thị Châu không chỉ làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, mỗi tối cô còn cặm cụi may quần, áo tặng học sinh của mình. Cô Trần Thị Châu (SN 1975), là giáo viên Điểm trường Kỳ Tăng, Trường Mầm non A Xing, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), có hơn 20 năm gắn bó với học sinh đồng...

Chủ tịch nước: Tiếp tục mục tiêu xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị tiếp tục điều chỉnh tổ chức, nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng quân đội "tinh, gọn, mạnh"; phấn đấu đến năm 2030 xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: "Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ninh Bình sớm cán đích nông thôn mới 2025

Tại hội nghị ngày 20/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Ninh Bình đã báo cáo kết quả thẩm định các xã xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao đợt 2. Các thành viên Hội đồng thẩm định đã tiến hành bỏ phiếu và 100% đại biểu có mặt đồng ý xét công nhận 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đợt 2 năm...

5 loại thực phẩm vừa ngon vừa tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Cá béo tốt cho người bị bệnh tiểu đường Cá béo, đặc biệt là các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, được xem là "siêu thực phẩm" cho người bệnh tiểu đường nhờ hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào. Omega-3, đặc biệt là EPA và DHA, mang lại những lợi ích tuyệt vời sau: - Cải thiện độ nhạy insulin: Omega-3 giúp tăng cường khả năng đáp ứng của tế bào với...

cán bộ Mặt trận không quản khó khăn, bám sát cơ sở

Kinhtedothi-Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp TP luôn nỗ lực bám sát cơ sở, không quản ngại vất vả, cùng vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những chính sách, quyết định của chính quyền các cấp TP... Sáng nay, 23/12, diễn ra Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội lần...

Gần 50% các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam bị tấn công mạng trong năm 2024

NCA đã tiến hành khảo sát trên gần 5.000 đơn vị, tổ chức tại Việt Nam. Kết quả cho thấy: 85,11% đơn vị trang bị phần mềm diệt virus bảo vệ cho các máy tính, máy chủ; 75,68% đơn vị đã đầu tư giải pháp tường lửa và 64,13% đã có giải pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu. Đây đều là những giải pháp cơ bản và cần thiết theo hướng dẫn của các cơ quan chức...

tuyệt đối không để thiếu nước sản xuất vụ Xuân 2025

Vụ Xuân hàng năm được xem là vụ sản xuất lúa lớn nhất trong năm của không chỉ Hà Nội mà toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng là vụ mùa có nhu cầu cao về nguồn nước cấp phục vụ làm đất, đổ ải, gieo cấy. Để bảo đảm hiệu quả sản xuất vụ Xuân 2025, Bộ NN&PTNT đã có Thông báo số 9193/TB-BNN-TCTL về lịch lấy nước phục vụ gieo cấy vụ...

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Cùng chuyên mục

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Khu vực đồng EUR (Eurozone) được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.

Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới sau Philippines và Trung Quốc.

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Ngày 22/12, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Ngày 22/12, trong cuộc gặp song phương tại Moscow, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Bratislava.

USD được “bơm nhiên liệu”

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.

Mới nhất

Bộ trưởng Công Thương: Địa phương cần sẵn sàng tiếp nhận Cục Quản lý thị trường

"Các đơn vị cần xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu. Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết...

VietinBank Khánh Hòa thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa (VietinBank Khánh Hòa) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia gói mua sắm: Thuê ngoài dịch vụ lao động tại VietinBank Khánh Hòa. Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: - Chủ đầu...

10 cách mặc áo khoác sáng màu giúp phụ nữ trên 40 tuổi nổi bật với vẻ ngoài trẻ trung

Áo khoác sáng màu chính là món thời trang đáng sắm cho tủ đồ của phụ nữ ngoài 40 tuổi. ...

Thanh tra Chính phủ “điểm tên” 18 dự án có hạn chế, vi phạm tại TP Hải Phòng

(NLĐO)- Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều dự án tại TP Hải Phòng chậm tiến độ, phải gia hạn thời hạn sử dụng đất do chậm...

Lễ Hội Quan Họ: Di Sản Phi Vật Thể Được UNESCO Công Nhận Và Hành Trình Phát Huy

Lễ hội Quan họ Bắc Ninh không chỉ là dịp hội ngộ của những câu ca ngọt ngào, đậm tình xứ Kinh Bắc mà còn là nơi tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc, được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ ngày được quốc tế công nhận...

Mới nhất