Trang chủChính trịQuân sựPhân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó,...

Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố,


Tại phiên họp, giải trình một số nội dung của dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ tư cuối năm 2022 và sau đó được chỉnh lý, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 2-2023, sau đó tiếp tục được hoàn thiện trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào tháng 4-2023 vừa qua.

Dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện có 7 chương với 57 điều.

Quy định khung để bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động phòng thủ dân sự

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, một số ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh rộng, cần rà soát để tránh chồng chéo, mâu thuẫn với các luật chuyên ngành và chỉ quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc để bảo đảm tính khả thi; đề nghị xây dựng luật này theo hướng dẫn chiếu những quy định của các luật khác để tránh trùng lặp hoặc xung đột; bổ sung các quy định còn thiếu trong các luật khác. 

Nói rõ về vấn đề này, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết: Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự có liên quan đến hoạt động, chính sách, biện pháp… phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đã quy định tại nhiều luật chuyên ngành có liên quan nên dự thảo luật cần xác định phạm vi điều chỉnh trên cơ sở quy định những nguyên tắc, xác định những vấn đề chung nhất, bao quát, ổn định nhất để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động phòng thủ dân sự.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý phạm vi điều chỉnh; đồng thời, rà soát, quy định rõ thêm các nội dung khác liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự như: Cấp độ phòng thủ dân sự (Điều 7); Xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự (Điều 11); Xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự (Điều 12); Biện pháp ứng phó trong từng cấp độ phòng thủ dân sự, hoạt động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh (Điều 23, 24, 25, 26, 27); Biện pháp khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phòng thủ dân sự (Điều 28).

Để tạo cơ sở cho việc triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp với từng cấp độ, dự thảo luật quy định: Cấp độ phòng thủ dân sự; căn cứ xác định các cấp độ phòng thủ dân sự; các biện pháp được áp dụng trong từng cấp độ phòng thủ dân sự và thẩm quyền được áp dụng của các cấp chính quyền…

Phân định 3 cấp độ phòng thủ dân sự để ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa

Đáng chú ý, trong quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo luật quy định thành 3 cấp độ phòng thủ dân sự; tuy nhiên lại có 5 cấp độ rủi ro thiên tai, nên đề nghị nghiên cứu, xem xét việc phân loại cấp độ về phòng thủ dân sự và cấp độ rủi ro thiên tai, bảo đảm thống nhất, phù hợp với các luật khác.

Làm rõ về băn khoăn trên, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới đã nêu rõ: Việc phân định cấp độ phòng thủ dân sự để điều chỉnh thống nhất chung hoạt động của các cấp chính quyền, lực lượng tham gia phòng thủ dân sự và người dân trong ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa.

Hiện nay, quy định về cấp độ đối với các loại sự cố được quy định khác nhau ở các luật chuyên ngành có liên quan, gắn với đặc điểm, đặc thù của từng loại hình sự cố. Luật Phòng, chống thiên tai quy định cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng; Luật Bảo vệ môi trường phân chia sự cố theo cấp hành chính (sự cố cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia); Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm chia theo nhóm bệnh truyền nhiễm (Nhóm A, Nhóm B và Nhóm C); Luật Năng lượng nguyên tử phân thành 5 nhóm tình huống để làm cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó…

“Do đó, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự chỉ quy định các cấp độ chung nhất, tùy theo loại sự cố, thảm họa của luật chuyên ngành để áp dụng các biện pháp ứng phó phù hợp”, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nói.

Theo đó, căn cứ vào thông tin về rủi ro thiên tai, nhóm bệnh truyền nhiễm, hay các rủi ro khác do cơ quan chuyên môn công bố, các cấp chính quyền đánh giá, đối chiếu với khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền và lực lượng phòng thủ dân sự tại địa phương để xác định và ban bố cấp độ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý; từ đó áp dụng các biện pháp ứng phó, khắc phục phù hợp.

Như vậy, việc chính quyền địa phương ban bố cấp độ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý không chồng chéo với quy định hiện hành về công bố rủi ro thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm hoặc các rủi ro khác.

Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải được thực hiện từ trước khi xảy ra sự cố, thảm họa

Ngoài ra, cũng trong quá trình thảo luận, một số ý kiến đại biểu còn đề nghị cần quy định cụ thể việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải bảo đảm theo từng cấp độ; quy định việc mua sắm trong những trường hợp cấp bách để vừa bảo đảm quy định của pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra; đề nghị cân nhắc quy định này vì dẫn đến chồng chéo giữa các bộ, ngành khi ban hành quy định liên quan về trang bị phòng thủ dân sự.

Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nêu rõ: Việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải được thực hiện từ trước khi xảy ra sự cố, thảm họa, bảo đảm nguyên tắc phòng ngừa từ sớm, từ xa. Do đó, không thể chờ đến khi công bố sự cố, thảm họa cấp độ nào mới mua sắm, trang bị.

Trong trường hợp cấp thiết, cần bổ sung, mua sắm mới trang thiết bị phòng thủ dân sự có thể thực hiện theo quy trình thủ tục chỉ định thầu (đã được quy định tại dự thảo Luật đấu thầu).

Theo đó, tại khoản 2 Điều 14 về trang bị phòng thủ dân sự quy định Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự; hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự.

Đồng thời, việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải thực hiện theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp. Do đó, sẽ hạn chế việc quy định chồng chéo giữa các bộ, ngành trong mua sắm, dự trữ trang thiết bị phòng thủ dân sự.

THẢO NGUYÊN





Nguồn

Cùng chủ đề

Yêu cầu các đơn vị y tế sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu nạn nhân mưa bão

Chiều 5-9, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Trung bộ cùng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ. Theo đó, để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 và tình hình mưa lũ, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các...

Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030

Mục tiêu nhằm cụ thể hóa nội dung Quyết định số 1343/QĐ-TTg ngày 14/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo làm cơ sở cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đặt trong tổng thể Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Chiến lược...

Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự với tỷ lệ tán thành cao

Sáng 20-6, với đa số đại biểu tán thành (94,94% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng thủ dân sự. Luật Phòng thủ dân sự quy định...

Quốc hội đồng ý lập quỹ Phòng thủ dân sự

Sáng 20/6, Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự, trong đó Quỹ Phòng thủ dân sự sẽ được lập trước khi có thảm họa, sự cố. Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết trên cơ sở ý kiến đại biểu thảo luận hội trường hôm 24/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng hai phương án xin ý kiến đại...

Quốc hội hôm nay (20/6) biểu quyết thông qua 3 Luật, 1 Nghị quyết

Quốc hội hôm nay (20/6) dự kiến biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã chứng tỏ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ việc giành độc lập, phát triển và trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đóng góp tích cực, hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ), vì hòa bình, ổn định và phát triển trong...

Phát huy truyền thống anh hùng, sự nghiệp vẻ vang, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, bảo vệ vững chắc...

Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân-tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam có...

Quân đội ta nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng Quân đội, xây dựng đất...

Tinh thần tự lực, tự cường là một trong những giá trị cốt lõi, xuyên suốt trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, cũng là truyền thống quý báu của Đảng và Quân đội ta. Trong bối cảnh đất nước ta còn nghèo, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, vũ khí trang bị dành cho Quân đội còn rất thiếu thốn, nên sự viện trợ của các nước anh em, bè bạn quốc tế...

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam: Đưa đất nước vững bước tiến...

Kể từ khi Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời đến nay, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội đã được khẳng định xuyên suốt trong 80 năm qua. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong giai đoạn cách mạng mới, Tổng Bí thư, Bí...

Vai trò công tác Đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt...

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới, Đảng ta khẳng định: “Công tác chính trị là mạch sống của Quân đội ta, bất cứ lúc nào cũng không được giảm yếu. Từ trước đến nay, công tác chính trị đã phát huy được tác dụng to lớn của nó và có một truyền thống vẻ vang trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của Quân đội nhân dân”(1); đồng thời, luôn nhất quán phương châm: “Chính...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

 Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương duyệt đội danh dự tại Lễ kỷ niệm. ...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với Cuba, Mông Cổ

(ĐCSVN) - Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã hội kiến Thượng tướng Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba, và ngài Byambatsogt Sandag, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mông Cổ. Đại tướng Phan Văn Giang cảm ơn Thượng tướng...

Cùng chuyên mục

Trung đoàn 151 tăng cường phối hợp với các địa phương

(ĐCSVN) - Chuẩn đô đốc Trần Xuân Văn khẳng định sự quan tâm, đùm bọc của chính quyền và nhân dân các địa phương đối với các đơn vị thuộc Trung đoàn 151 là động lực to lớn để cán bộ, chiến sĩ Vùng 1 Hải quân phấn đấu, rèn luyện, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. ...

Tàu không số trong ký ức anh hùng Hồ Đắc Thạnh: 3 lần chi viện quê hương

2 tháng sau tàu mới mang phiên hiệu 41 tiếp tục nhiệm vụ vận chuyển...

Lực lượng vũ trang tỉnh An Giang chiến “Chiến đấu anh hùng

(ĐCSVN) - Trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, lực lượng vũ trang tỉnh An Giang đã khen tặng 8 chữ vàng “Chiến đấu anh hùng - Xây dựng sáng tạo”. Lực lượng vũ trang tỉnh An Giang xây dựng và trưởng thành Là một bộ phận của...

Mới nhất

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số...

Chiều ngày 20/12, tại Hà Giang, Cụm thi đua số 1 (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.Ngày 20/12, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp Ban Dân tộc và UBND huyện An Lão tổ chức Lớp tập huấn...

Đoàn tàu lửa hạng sang của Đường sắt Việt Nam chở khách du lịch xuyên Việt đến Huế

Sau khi đoàn tàu lửa hạng sang dừng lại tại ga Huế, du khách đi tour xe Vespa tham quan Đại Nội Huế, làng nghề đúc đồng, Hổ Quyền, lăng Minh Mạng, làng hoa giấy Thanh Tiên và trải nghiệm ẩm thực Huế. ...

Nhìn những ngày xưa cũ

Tháng cuối năm, trời trở lạnh. Mùa đông làm nhịp sống thành phố bớt chút ồn ào, nhiều phần tĩnh mặc. Những cơn gió...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Ông Nguyễn Hoàng Anh, khu vực...

Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam

Tham dự Kỳ họp UBHH về phía Việt Nam có đồng chí Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Phạm Quang Hiệu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản; đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt...

Mới nhất

Nhìn những ngày xưa cũ