Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều...

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?


Sau khi xuất khẩu lao động về anh Lê Hoàng Lâm chọn con đường khởi nghiệp bằng mô hình sinh sản lươn giống nhân tạo. 

Đó là hành trình không dễ dàng, vì chưa có nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc nuôi lươn, nếu không có sự nỗ lực, quyết tâm tìm tòi học hỏi và sự ủng hộ của người thân của anh nông dân thật thà ở ấp 10, xã Vị Trung đã đem lại thành công bước đầu với sự đam mê của mình.

Kể lại quá trình khởi nghiệp, ông Lâm cho biết, sau thời gian tìm hiểu các mô hình làm kinh tế hiệu quả, ông nhận thấy lươn là loài thủy sản rất được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng cao. 

Nên đầu năm 2020, ông quyết định chọn mô hình sinh sản lươn giống để khởi nghiệp, bước đầu là nuôi lươn sử dụng thức ăn công nghiệp (không bùn). 

Tuy nhiên, không nắm chắc được kỹ thuật để áp dụng vào thực tế. Thiếu kinh nghiệm, kế đến là con giống không đạt chất lượng do thu mua từ nhiều nguồn đánh bắt ngoài tự nhiên của người dân, hay lươn giống tự nhiên thuần dưỡng không đảm bảo nên sau khi thả nuôi, tỷ lệ hao hụt quá cao.

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?- Ảnh 1.

Anh Lê Hoàng Lâm, nông dân xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang bên những bể nuôi lươn sinh sản. Anh đang chia sẻ cách chăm sóc lươn đẻ trong các bể nuôi, trong bể nuôi lươn đẻ anh trồng lúa tốt um.

Không nản chí và sự đam mê, trong số lươn ấy ông chọn được 500 con lươn bố mẹ để sản xuất lươn giống. 

Khi đó ông cũng chưa có kinh nghiệm hay kỹ thuật gì cả nên ông cũng dành thời gian tìm tòi, học hỏi thêm về kỹ thuật từ cán bộ Khuyến nông xã, trên internet, báo, đài, mô hình sinh sản lươn giống. 

Lần nuôi này, bước đầu ông thành công nhưng hiệu quả chưa cao, nên ông càng quyết tâm hơn để vượt qua khó khăn, tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, mô hình sinh sản lươn giống của ông bước đầu có tín hiệu khả quan. Tỷ lệ trứng nở khá cao.

Hiện tại, diện tích nuôi lươn sinh sản nhà ông là 17 bể, trong đó có 3 bể vừa mở rộng, mỗi bể từ 20 – 50 m2. 

Ông Lâm cho biết thêm, với gần 5.000 con lươn bố mẹ đang sinh sản, những năm gần đây mỗi đợt sinh sản nhà ông sản xuất bán ra thị trường ít nhất từ 50.000 con đến hơn 200.000 con lươn giống, một năm lươn sinh sản 3-4 đợt, giá lươn bột 600 đồng/con; giá trên lồng (1000 con/kg) 1.800 đồng/con. 

Tổng thu mỗi đợt từ 90.000.000 – 360.000.000 đồng, sau khi trừ các chi phí mỗi đợt sinh sản lợi nhuận mang về từ 45.000.000 – 180.000.000 đồng.

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?- Ảnh 2.

Ông Phạm Hiếu Bỉnh (áo sơ mi, Tổ trưởng TKNCĐ) đang trao đổi với hộ nuôi lươn sinh sản ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Ông Lâm chia sẻ thêm, muốn sinh sản lươn giống thành công thì nguồn lươn bố mẹ nên mua từ các hộ nuôi ở các nơi khác nhau để tránh hiện tượng cận huyết và lươn khi mua về phải đạt từ 10 tháng nuôi trở lên và có trọng lượng từ 30g đến 100g là tốt nhất. Mật độ thả là 8 – 10 con/m2, không bố trí quá dày vì khi sinh sản lươn quậy ổ sẽ làm sụp đất trong bể.

Ông còn cởi mở tiếp lời, thời gian tới Ông sẽ tiếp tục mở rộng thêm vài bể lươn sinh sản hết phần đất nhà Ông để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Vì hiện tại nguồn lươn giống Ông không đủ cung cấp ra bên ngoài khi có đơn đặt hàng.

Ông Pham Hiếu Bỉnh (Tổ trưởng Tổ Khuyến nông cộng đồng) cho biết “Mô hình lươn giống của ông Lâm là một trong những bước đi đột phá. 

Dù nhiều lần gặp khó khăn nhưng ông Lâm vẫn kiên trì học hỏi, đúc kết kinh nghiệm để đạt được thành công như hôm nay. Ông sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho người dân khi có nhu cầu nuôi lươn để tăng thêm thu nhập, góp phần giảm nghèo, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa phương”.

Hình ảnh khác của mô hình nuôi lươn ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?- Ảnh 3.

Anh Lê Hoàng Lâm và Ông Phạm Hiếu Bỉnh bên khu ấp trứng lươn.

Nuôi lươn sinh sản ở Hậu Giang kiểu gì mà có nhiều người đang tới xem, trồng cả lúa tốt um?- Ảnh 4.

Ông Phạm Hiếu Bỉnh (Tổ trưởng TKNCĐ) xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang bên bể nuôi lươn sinh sản mới nhân rộng.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-luon-sinh-san-o-hau-giang-kieu-gi-ma-co-nhieu-nguoi-dang-toi-xem-trong-ca-lua-tot-um-20240714202227221.htm

Cùng chủ đề

Con ếch, con lươn đồng là 2 con ưa nước, nông dân Cần Thơ nuôi thành công trên cạn, bán trúng

Bà con ấp Thới Hiệp B, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) tấm tắc khen vợ chồng chị Đinh Thị Kỳ “thuận vợ thuận chồng”, chí thú làm ăn nên kinh tế gia đình ngày càng khởi sắc. Với mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi lươn đồng,...

Chợ “chồm hổm” – khu chợ độc đáo ở miền Tây

Khu chợ độc đáo bởi được sắp xếp ngay hàng thẳng lối, người bán thường ngồi xổm hoặc kê ghế nhỏ, bày biện hàng hóa trong khoảng 2 - 4m2. Do đó, nơi này còn được gọi bằng cái tên dân dã là chợ chồm hổm. Chợ “chồm hổm” tọa lạc tại Phường 3, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, với diện tích khoảng 700m2 chuyên bán nông sản đồng hoặc nhà trồng được không phải mua qua trung gian nên giá...

Nuôi rắn ri voi, loài động vật dễ nổi giận, ông nông dân Hậu Giang bán 400.000 đồng/kg

Loài rắn ri voi có giá trị kinh tế cao với khả năng thích nghi tốt, dễ nuôi, ít dịch bệnh và mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho người nuôi. Điển hình như mô hình rắn ri voi của của ông Hồ Ngọc Bình, ấp 8 xã Long Trị A,...

Nuôi cá đồng trong ruộng lúa ở Hậu Giang, chả phải cho ăn, bắt bán hút hàng, thu nhập gấp đôi

Trong nhiều năm gần đây, mô hình kết hợp nuôi cá trên ruộng lúa và trồng màu trên bờ đê đang dần chứng tỏ được hiệu quả kinh tế vượt trội, mang lại lợi ích cho cả sản xuất nông nghiệp và môi trường ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu...

Liều đào mương trồng bông súng Đà Lạt mùa nước nổi, một ông nông dân Hậu Giang trúng lớn

Bông súng thường mọc nơi ao hồ hoặc vùng trũng thấp vào mùa nước nổi, được người dân sử dụng làm thực phẩm nhằm phong phú thêm bữa ăn cho gia đình.Để tận dụng diện tích mặt nước mương vườn trồng cây ăn trái nhiều hộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát hiện đàn cá heo bị mắc cạn, người dân cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu tìm cách giải cứu đưa về biển

Đàn cá heo hơn 10 con, trọng lượng trên dưới 10 tấn được ngư dân ở cửa biển Cái Cùng, tỉnh Bạc Liêu phát hiện bị mắc cạn nên tìm cách giải cứu. ...

Lần đầu tiên ra mắt mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong - một sáng kiến chiến lược của sự hợp tác từ hai khối công-tư đã được ra mắt trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp vùng ĐBSCL năm 2024 do tỉnh Đồng Tháp tổ chức. ...

Đặc sắc Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh 2024

Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể. ...

Làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây đang được đầu tư như thế nào?

Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít (làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây) đang được tỉnh Vĩnh Long nỗ lực đầu tư để trở thành biểu tượng mới trong chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế...

Bão MANYI đã mạnh lên thành siêu bão, ngày 18/11 dự kiến sẽ vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng ngày 18/11, bão MANYI sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. ...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể đạt trên 60 tỷ USD. Trong con số này, ấn tượng nhất là xuất khẩu trái cây đã đạt trên 6 tỷ USD, tăng trên 30%. Đây là minh chứng Việt Nam đã...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Lại xuất hiện một cơn bão mạnh cấp siêu bão gần biển Đông, bão MANYI

Bão MANYI có thể là cơn bão tiếp theo vào biển Đông trong những ngày tới với cường độ có thể lên đến cấp 15, giật trên cấp 17. ...

Đi vớt rác, dân Quảng Ngãi vô tình vớt được con động vật có tên trong sách Đỏ, nộp ngành chức năng

Con động vật có tên trong sách Đỏ mà anh Phan Tồn, ở huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình vớt được là một con đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm) chưa trưởng thành, nặng khoảng 5 kg, chiều rộng mai 27 cm, dài 31...

Cùng chuyên mục

Phát hiện đàn cá heo bị mắc cạn, người dân cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu tìm cách giải cứu đưa về biển

Đàn cá heo hơn 10 con, trọng lượng trên dưới 10 tấn được ngư dân ở cửa biển Cái Cùng, tỉnh Bạc Liêu phát hiện bị mắc cạn nên tìm cách giải cứu. ...

Lần đầu tiên ra mắt mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong - một sáng kiến chiến lược của sự hợp tác từ hai khối công-tư đã được ra mắt trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp vùng ĐBSCL năm 2024 do tỉnh Đồng Tháp tổ chức. ...

Đặc sắc Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh 2024

Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể. ...

Làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây đang được đầu tư như thế nào?

Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít (làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây) đang được tỉnh Vĩnh Long nỗ lực đầu tư để trở thành biểu tượng mới trong chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế...

Bão MANYI đã mạnh lên thành siêu bão, ngày 18/11 dự kiến sẽ vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng ngày 18/11, bão MANYI sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. ...

Mới nhất

Trường đại học Y Dược có thêm 5 chương trình nhận chứng nhận kiểm định chất lượng

GĐXH - Trường đại học Y Dược ( Đại học Quốc gia Hà Nội ) vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng 5 chương trình đào tạo. Đây là...

H’Hen Niê gây sốt với khoảnh khắc bung váy, hóa “đóa hoa hồng”

(Dân trí) - Clip H'Hen Niê bung váy, hóa "đóa hoa hồng" trên sân khấu thời trang nhận được 270.000 lượt xem và nhiều bình luận khen ngợi. Mới đây, Hoa hậu H'Hen Niê gây chú ý khi chia sẻ clip trình diễn tại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam, tổ chức tối 15/11 ở Hà Nội.Trong video,...

Tìm lời giải cho các định hướng kinh tế đặc thù, bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐCSVN) - Với chủ đề “Kinh tế xanh – Động lực mới cho phát triển”, ngày 16/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long – Lần II năm 2024 khai mạc Phiên toàn thể. Diễn đàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức. Tham dự Diễn đàn...

Thanh Lam, Bức Tường, Tạ Quang Thắng hát rock tại trường đua F1

(NLĐO)- Các ca khúc đi cùng năm tháng Cung đàn mùa xuân, Hà Nội niềm tin và hy vọng, Hành khúc ngày và đêm… sẽ vang lên...

Đầu tuần miền Bắc đón không khí lạnh, có nơi nhiệt độ dưới 15 độ C

(ĐCSVN) - Vào đêm mai (17/11), không khí lạnh sẽ tràn xuống khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.   ...

Mới nhất