Trang chủKinh tếNông nghiệpNước tràn đồng vùng đầu nguồn miền Tây, dân Sóc Trăng đẩy...

Nước tràn đồng vùng đầu nguồn miền Tây, dân Sóc Trăng đẩy côn bắt cá lóc đồng, mắm lóc đồng ngon

Dường như, đối với cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa nước nổi là một mùa đặc biệt, nó không phải là xuân, hạ, thu, đông, cũng không phải là mùa khô hay mùa mưa. Đặt chữ “về” trong khi nhắc mùa nước nổi, nó như một sự ngóng đợi của cư dân nơi dành cho người bạn từ phương xa.

Cuối tuần, nghe tiếng má như reo trong điện thoại, nói năm nay nước nổi về sớm và dâng cao hơn năm ngoái, rồi hỏi tôi có ăn mắm cá lóc thêm không, mẻ cá năm ngoái năm nay ăn được rồi, dù bà còn băn khoăn “không biết cá có về nhiều để làm mắm cho bọn bây không, chứ năm ngoái ít lắm!”.

Mùa nước nổi trong ký ức ngày còn nhỏ bỗng chốc ùa về

Nhớ khoảng tháng 7 Âm lịch, người quê đã rục rịch đón chờ những cơn mưa giăng mắc. Người ta sửa sang lại những lưới, lờ, ghe xuồng…chờ cá về theo con nước, ngóng mặt nước tràn qua đồng hàng ngày để đoán nước sẽ lớn hay nhỏ. 

Đi đâu cũng nghe chuyện mùa nước hồi xửa hồi xưa, rồi hồi năm ngoái, những câu chuyện mà năm nào cũng kể nhưng năm nào nghe cũng vui như lần đầu được nghe. Nước lớn, người ta khấp khởi hy vọng sẽ bắt được nhiều cá chứ không thấy mấy ai lo lắng vì nước lớn hay lũ lụt.

PGS.TS. Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nói rằng cụm từ “mùa nước nổi” của người ĐBSCL là một khái niệm dân gian, đã có từ lúc vùng đất này được hình thành. 

Thực chất, hiện tượng nước dâng lên ở nơi đây, trong khoa học được gọi là lũ. Ở Campuchia cũng có hiện tượng giống nước nổi với ĐBSCL, tuy nhiên nước bạn vẫn gọi là lũ. 

Nước tràn đồng vùng đầu nguồn miền Tây, liệu cá lóc có về nhiều để làm mắm gửi cho con không - Ảnh 1.

Nước tràn đồng, người dân đẩy côn bắt cá tôm trong mùa nước nổi ở Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu

Và hiện nay trong các văn bản, bản tin dự báo thời tiết ở Việt Nam cũng dùng từ lũ hay mùa lũ thay vì mùa nước nổi. Tuy nhiên, “đặc trưng của lũ ở ĐBSCL khác với vùng núi, có thể đối với miền Bắc, miền Trung lũ lụt là thiên tai”, ông Tuấn nói.

Theo lời ông Tuấn, nếu so với lũ ở miền Trung, nước lên rất nhanh và chảy xiết, dòng chảy của nước cũng rất ngắn, nước không thoát được hình thành nên hiện tượng lũ quét. Người dân không kịp ứng phó, lũ đến đâu tàn phá mùa màng, của cải đến đó.

Còn ở ĐBSCL, trước nay hạ nguồn sông Mêkông có ba “túi nước”, đó là hồ Tonle Sap, khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. 

Hàng năm khi lũ thượng nguồn về, ba túi nước này điều hòa nước cho nơi đây – mùa lũ thì “cất nước” làm lũ hiền hòa, rồi từ từ nhả nước ra bổ sung cho dòng sông Tiền, sông Hậu giúp đẩy nước mặn. Cứ như vậy, nước lên từ từ, chảy qua sông, tràn qua đồng ruộng.

“Nước lên đến đâu, người dân sống chung với tự nhiên của lũ đến đó, do đó mặc dù cũng gây thiệt hại nhưng không nhiều so với nguồn lợi mà nó mang lại nên người dân nơi đây rất trông đợi”, vị chuyên gia này giải thích thêm.

Còn Giáo sư Chung Hoàng Chương, nhà nghiên cứu về sông Mêkông, thì nói rằng, mùa nước nổi không chỉ là một hiện tượng tự nhiên mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân phương Nam. 

Nông dân nơi đây vừa làm ruộng, vừa làm vườn, vừa có thể làm cá. Với tính thích ứng cao với thời tiết nên họ thường xem mùa nước nổi là một dịp để thay đổi phương thức mưu sinh và kiếm sống.

Nước về, những cánh đồng lại chứa đầy phù sa và mang lại sức sống mới cho những cây súng, cỏ năng, hẹ nước, những bông điên điển cũng rộ vàng ven sông, dọc kênh rạch. Đây cũng là mùa của những đàn chim bay về làm tổ, sinh sôi, nảy nở trên những cánh đồng, rặng tre, trong những khu rừng tràm, rừng đước. 

Với vùng như Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, con nước thường đến muộn và thu nhập từ nguồn lợi thủy sản cũng không cao bằng vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười.

Ngày ấy, chúng tôi, lũ trẻ con nghịch ngợm, mùa nào chơi theo mùa đấy. Chúng tôi thích thú với cánh đồng ngập tràn trong nước, vì không thấy bờ nên nhìn cứ như biển cả mênh mông, thứ mà lũ trẻ con đồng bằng ao ước được nhìn thấy. 

Biển ấy không xanh biếc mà mang màu đen của phù sa, của đất mẹ. Tự làm cần câu, lấy những tấm lưới cũ rồi chúng tôi ngụp lặn trên cánh đồng, lung năng, lung súng để bắt về những con cá. Bữa cơm chiều hôm ấy, lũ trẻ cũng được đóng góp với các loài cá đặc trưng của vùng hạ nguồn như cá sặc, cá rô, cá chốt, thi thoảng được vài con cá lóc cửng háu ăn.

Mấy năm gần đây, người dân càng ít bận rộn, vì mực nước ở đầu nguồn thấp, nước lên đồng rất ít và muộn, nguồn thủy sản giảm sút lớn. 

Nhiều gia đình đã không còn mưu sinh nhờ vào mùa nước nổi nữa, trừ những gia đình sống chủ yếu nhờ đồng ruộng. Chính quyền địa phương nhiều nơi cũng đã đưa ra nhiều mô hình giúp người dân thích nghi với hoàn cảnh mới, khi mùa nước “không nổi và thất thường”.

Ngót 55 năm sinh sống ở phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, ông Dương Văn Lâm cho biết: “Hồi xưa tới mùa nước nổi, ở đây có mười nhà thì hết mười nhà mưu sinh thêm với nghề cắm câu, giăng lưới, đặt lờ, đẩy côn. Hơn năm năm trở lại đây cùng lắm còn 1, 2 nhà nhưng cũng chỉ là kiếm vài ba con cá cho đầy bữa ăn, chứ giờ không ai sống bằng nghề này nữa đâu”.

Tại huyện Mỹ Tú, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, nhiều mô hình sinh kế trong mùa nước nổi được thực hiện và đem lại hiệu quả cho nhiều hộ như mô hình cá đăng quầng, mô hình cá mắm, mô hình cá lúa, trồng năng thay lúa…

Ông Lâm là một trong số những nông dân thích ứng được với sự thay đổi của mùa nước nổi bằng mô hình cá lúa. Dùng 4.000 mét vuông sản xuất lúa, từ tháng 5 Âm lịch ông bắt đầu thả cá, với thời gian nuôi khoảng sáu tháng sẽ cho thu hoạch. 

Mô hình cá lúa chủ yếu là tận dụng thức ăn trực tiếp trên ruộng lúa, đồng thời còn giúp đất trồng được cải tạo, ước trong vụ nuôi năm nay trừ các khoản chi phí gia đình thu nhập thêm vài chục triệu đồng.

Năm nay, vùng đất phương Nam rộn ràng hẳn, mưa tương đối dồi dào hơn những năm trước, nước dâng cao(*). Má tôi nói chắc do năm Thìn. 

Dù mừng vì ruộng đồng được tưới tắm, giúp tháo chua, rửa phèn, tiêu diệt mầm bệnh, bồi đắp phù sa nhưng má vẫn lo lắng vì lượng cá tôm vẫn không được nhiều. Dù vậy với má “mùa này nhìn ra đồng vui ghê!”.

Dường như sự hiện hữu của nước nổi, suy cho cùng, có thể là một “không gian văn hóa” làm nên con người và vùng đất này. 

Có lẽ, má tôi cũng như những người dân quê tôi chưa hiểu lắm về biến đổi khí hậu, không biết những trận mưa lớn bất thường sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng như thế nào. Cứ thấy nước dâng càng cao thì má mừng, vì theo má năm nào mùa nước nổi lớn thì y như rằng vụ đông xuân năm sau sẽ trúng đậm.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoc-tran-dong-vung-dau-nguon-mien-tay-dan-soc-trang-day-con-bat-ca-loc-dong-mam-loc-dong-ngon-20241112100811795.htm

Cùng chủ đề

Lung linh đêm hội sông Trăng

Đêm hội sông Trăng ở Sóc Trăng có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh. ...

Hơn 350 gian hàng tham gia hội chợ xúc tiến thương mại Sóc Trăng

Tối 9/11, Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền năm 2024. Hoạt động nằm trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 6 và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng năm 2024. Vnews

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên Khmer đã tham gia biểu diễn hòa tấu nhạc ngũ âm, xác lập kỷ lục Việt Nam về " Chương trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng quy mô lớn nhất Việt Nam". Màn hòa nhạc ngũ âm của 200 nghệ nhân Khmer đã tạo nên một không gian văn hóa độc đáo, tái...

Giá lúa tăng 100 đồng/kg, giá gạo xuất khẩu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 12/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 100 đồng/kg; giá gạo giảm 100 - 200 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 100 đồng/kg; giá gạo giảm 100 - 200 đồng/kg. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo giảm mạnh. Cập...

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020

Chất lượng giáo dục phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiến bộ, thoát khỏi 'vùng trũng' và có sự bứt phá về kết quả thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huỳnh Thị Thanh Thủy Miss International 2024 là Hoa hậu Việt Nam duy nhất làm nên lịch sử

Sau khoảng thời gian 2 tuần "chinh chiến" tại Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy - đại diện Việt Nam đã xuất sắc đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi sắc đẹp này. ...

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga gây ngạc nhiên lớn tại triển lãm Trung Quốc vì loạt ốc vít

Tiêm kích tàng hình Su-57 Nga mới đây hạ cánh xuống Trung Quốc để tham dự triển lãm hàng không Chu Hải, tuy nhiên video cận cảnh khung thân máy bay với kết cấu bắt ốc vít thay vì đinh tán đã gây ra ngạc nhiên lớn cho giới quan sát. ...

Hai nữ sinh bị bạn cùng trường đâm từ việc “mách cô giáo”?

Vì mách cô giáo về vụ việc đánh nhau, 2 nữ sinh đã bị 2 nam sinh cùng trường THCS Nguyễn Huệ dùng vật nhọn đâm trọng thương. ...

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Top 20 trình diễn bikini, đối thủ của Thanh Thủy suýt vấp ngã

Dàn thí sinh trong Top 20 đã có màn trình diễn bikini nóng bỏng trên sân khấu chung kết Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) khiến cộng đồng yêu nhan sắc khó rời mắt. Tuy nhiên, người đẹp Honduras gặp sự cố đáng tiếc khi thể hiện phần thi...

Bài đọc nhiều

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

Cùng chuyên mục

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng...

Nhái đồng, con động vật hoang dã ngoài ngồi bờ ruộng, bật đèn pin soi bắt, làm chả nhái cả làng khen

Sau mỗi trận mưa rào, ba mặc chiếc áo tơi, đầu đội nón lá, giỏ mây giắt ngang hông, đeo đèn pin trước trán đi soi nhái đồng. Ba cặm cụi hàng đêm, lặn lội đồng sâu, có hôm trời tờ mờ sáng mới về đến nhà cùng giỏ nhái đầy. ...

Liên tiếp xảy ra mất trộm sâm Ngọc Linh, Kon Tum lắp đặt 2 trạm phát sóng giúp nông dân lắp camera bảo vệ

Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, cho biết đơn vị viễn thông đã hoàn thành lắp đặt 2 trạm phát sóng tại vùng sóng yếu, giúp người dân có thể thuận tiện liên lạc, bảo vệ vườn sâm. ...

Đứng lên từ “bão” Covid

Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. ...

Mới nhất

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. ...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Mới nhất