Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường...

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời


Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 1.

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, ông Vũ Duy Hải – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam, chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Vinacam cùng các nhà tài trợ dự lễ trao học bổng – Ảnh: HỒNG QUANG

Chiều 14-10, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh đoàn Điện Biên, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 95 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 6 tỉnh Tây Bắc.

Tham dự lễ trao học bổng có ông Vừ A Bằng – tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; ông Đặng Hải Triều – phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên; ông Cù Huy Hoàn – phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên.

Đơn vị tài trợ có ông Vũ Duy Hải – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam, chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Vinacam và các thành viên Tập đoàn Vinacam; ông Nguyễn Hồng Sơn – giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Nam Bắc; ông Dương Minh Hạnh – giám đốc Vietinbank chi nhánh Thủ Thiêm; bà Nguyễn Thị Hải Yến – phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh Thủ Thiêm và các thành viên Vietinbank Chi nhánh Thủ Thiêm; ông Nguyễn Đình Tuấn – phó giám đốc BIDV Chi nhánh Phú Tài và các thành viên BIDV Chi nhánh Phú Tài; bà Lê Thị Hoàng Yến – kế toán trưởng Công ty TNHH một thành viên Đạm Ninh Bình và các thành viên.

Về phía báo Tuổi Trẻ có nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ.

Lãnh đạo các tỉnh thành gồm ông Đặng Thành Huy – tỉnh ủy viên, bí thư Tỉnh Đoàn tỉnh Điện biên; bà Bùi Thị Thu Phương – ủy viên Ban Thường vụ Phó Ban Thanh thiếu nhi trường học tỉnh đoàn Sơn La , phó chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Đoàn Sơn La. Cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, thầy cô các trường đại học – cao đẳng khu vực Tây Bắc. 

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 2.

Lãnh đạo tỉnh Điện Biên cùng các nhà tài trợ dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường ngày 14-10 – Ảnh: HỒNG QUANG

Hai suất học bổng đặc biệt và hai câu chuyện làm nước mắt tuôn rơi 

video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2024/10/14/clip-nhan-vat-17288901911861658282779_thumb5.jpg" data-contentid="" data-namespace="tuoitre" data-originalid="" videoid="770184181299392512" ims-video-id="169129">

Câu chuyện của hai tân sinh viên Lò Thị Duy và Lò Thị Thảo May – Thực hiện: VŨ TUẤN – NGUYÊN BẢO – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – TÔN VŨ

Khán phòng tràn ngập nước mắt khi xem phóng sự về hoàn cảnh của hai tân sinh viên Lò Thị Duy (sinh viên Trường Đại học Y dược Thái Bình) và Lò Thị Thảo May (sinh viên Trường cao đẳng Y tế Sơn La). Hai nữ tân sinh viên dáng người mảnh mai, đôi tay gầy gò đan chặt nhau khi ngồi trên khu vực giao lưu. 

Câu chuyện thứ nhất: Báo Tuổi Trẻ đưa tân sinh viên đi làm công nhân trở lại ĐH Y Thái Bình 

Lò Thị Duy, quê ở xã Nậm Chua, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đỗ trường Đại học Y Dược Thái Bình. Cô học trò nghèo vùng biên giới tưởng chừng như đã chạm tới ước mơ nhưng phải gác lại.

Bác của Duy, ông Quàng Văn Do đã đi vay nóng được 15 triệu đồng cho Duy đóng học phí. Số tiền không đủ, đến trường được vài hôm Duy quyết định trả lại tiền cho bác đi làm công nhân để kiếm tiền sang năm đi học tiếp.

Khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đang thực hiện chương trình “Tiếp sức đến trường” gặp Duy, cô tân sinh viên đang khoác áo công nhân ở một khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Duy mong muốn nếu có đủ tiền đóng học phí cô quyết tâm đi học. 

Báo Tuổi Trẻ đã liên hệ với Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Thật may cho cô sinh viên nghèo hiếu học, nhà trường vẫn đợi ngày sinh viên quay lại trường. Duy sẽ được hưởng các chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chỗ ở để tiếp tục vươn tới ước mơ của mình.

Ngồi khép nép trên khu vực giao lưu trong lễ nhận học bổng hôm nay, Duy bật khóc khi nhắc đến sự giúp đỡ của người bác với mình.

Nói về ước mơ sau này, Duy cho hay sẽ cố gắng học tập tốt để trở thành bác sĩ giỏi, đem kiến thức, chuyên môn chữa bệnh cho mọi người và người mẹ thường xuyên ốm đau.

Một điều bất ngờ khiến Duy xúc động khóc nấc khi ban tổ chức đã mời người bác ruột đã giúp đỡ cô xuất hiện tại buổi lễ.

Nhìn thấy người bác, Duy đã ôm chầm lấy bác trên sân khấu. Người bác không kìm được nước mắt cũng lau nước mắt liên tục. Người bác của Duy gửi lời cảm ơn đến Tuổi Trẻ, các nhà tài trợ, hảo tâm đã cho cháu của ông cơ hội để viết tiếp ước mơ.

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 3.

Ông Quàng Văn Do, bác của Lò Thị Duy xuất hiện tại lễ trao học bổng và động viên cháu – Ảnh: HỒNG QUANG

Câu chuyện thứ hai: Cha mẹ bỏ rơi, mẹ nuôi nghèo khó, quyết đi học đổi đời

Lò Thị Thảo May có hoàn cảnh đặc biệt thương tâm khi từ bé bị bố mẹ bỏ rơi, được mẹ nuôi nhận về, còn bố nuôi bị mất vì ung thư. 3 anh trai nuôi bị vướng lao lý. Ruộng nương bị bán hết, còn mẹ nuôi hai lần mổ ung thư, đến nay không còn sức lao động. Bản thân May cũng bị tật nguyền khi một người bên phải khó hoạt động.

Nhưng Lò Thị Thảo May đã cố gắng học tập và đậu vào Trường cao đẳng Y tế Sơn La. 

May nghẹn ngào cho biết mẹ nuôi là nguồn động lực lớn nhất để bạn học tập, và động viên mẹ chỉ có học May mới thay đổi được cuộc đời. Bản thân May không được linh hoạt nên ước muốn lớn nhất là có sức khỏe tốt hơn để có thể giúp đỡ mẹ, sau này nuôi được mẹ.

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 4.

Lò Thị Duy – tân sinh viên Trường Đại học Y dược Thái Bình và Lò Thị Thảo May – tân sinh viên Trường cao đẳng Y tế Sơn La – Ảnh: HỒNG QUANG

Tiếp sức đến trường đã tặng cho Duy và May phần quà bất ngờ là suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng cho 4 năm học.

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 5.

Hai sinh viên được trao 2 suất học bổng đặc biệt – Ảnh: HỒNG QUANG

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 6.

Tân sinh viên xúc động khi xem video về tấm gương vượt khó – Ảnh: ĐỨC BÌNH

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 7.

Các nhà tài trợ không giấu được sự xúc động trước hoàn cảnh của tân sinh viên – Ảnh: HỒNG QUANG

Nuôi cháu không cha mất mẹ, nghe cháu nhận học bổng bà khóc

Hai dì cháu Khoàng Thị Chớn và Khoàng Linh Chi đi xe máy hơn 100 cây số dưới trời mưa đến lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường.

Khoàng Linh Chi quê ở thị xã Mường Lay (Điện Biên). Cô không có bố, chưa kịp cai sữa thì mất mẹ. Bà và dì cũng là những người mẹ thứ hai. Dì Chớn kể, ngày cháu nhận giấy báo đỗ đại học, hai bà cháu ôm nhau khóc. Nhà nghèo, không đủ tiền cho cháu đi học, dì Chớn đã mang sổ đỏ của gia đình đi vay ngân hàng để có tiền cho Chi đóng học phí.

“Hôm qua nhận được tin cháu sẽ được nhận học bổng, mẹ tôi khóc vì vui. Cả đêm bà không ngủ. Sáng nay, gần 6h tôi nói mãi bà mới chợp mắt một lúc. Cháu được nhận học bổng, vui quá! Gia đình chúng tôi đỡ khó khăn để cháu tiếp tục đến trường” – bà Khoàng Thị Chớn cho hay.

Chàng trai người Mông mặc trang phục dân tộc về Điện Biên

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 9.

Tân sinh viên Mùa A Nênh (tứ 2 từ phải sang) cùng các bạn đến nhận học bổng – Ảnh: HỒNG QUANG

Mặc trang phục truyền thống dân tộc Mông sặc sỡ, từ 4h sáng, tân sinh viên Mùa A Nênh (Phù Yên, Sơn La) cùng 4 người bạn học tại trường Cao đẳng Sơn La (TP Sơn La) bắt xe từ trường lên thành phố Điện Biên Phủ nhận học bổng.

“Biết tin mình được nhận học bổng Tiếp sức đến trường, tôi xúc động. Học bổng là nguồn động lực giúp tôi cố gắng. Tôi biết ơn báo Tuổi Trẻ, các nhà tài trợ rất nhiều vì đã trao tình yêu thương cho người nghèo như tôi”, Nênh bộc bạch.

Nênh sinh ra, lớn lên tại bản Suối Thịnh (xã Suối Bau, huyện Phù Yên) nằm cheo leo trên triền núi cao. Nguồn thu nhập chính của gia đình quanh năm phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn cha mẹ trồng trên nương.

Cuộc sống càng vất vả hơn khi ông nội ở cùng nhà bị tai biến, tay bị liệt. Còn em trai của Nênh sức khỏe yếu phải nghỉ học một năm để điều trị bệnh.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng khát khao đến với giảng đường đại học luôn thường trực trong tâm trí Nênh. Bằng ý chí và nghị lực, chàng trai trẻ người Mông đã thi đỗ vào trường Cao đẳng Sơn La.

Nói về ước mơ sau này, Nênh mong sẽ trở thành một ca sĩ, mang tiếng hát, văn hóa của dân tộc Mông giới thiệu với bạn bè khắp mọi miền tổ quốc.

Tân sinh viên bày tỏ sự vui mừng, háo hức khi đến dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường – Thực hiện: DANH TRỌNG – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN

Lần đầu Châu đi xa 6 tiếng trong niềm hạnh phúc

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 10.

Cà Thị Quỳnh Châu (sinh năm 2006, sinh viên Cao đẳng Y Sơn La) cùng 1 người bạn đi xe máy 6 tiếng tới TP Điên Biên nhận học bổng – Ảnh: HỒNG QUANG

Cà Thị Quỳnh Châu (sinh năm 2006, sinh viên Cao đẳng Y Sơn La) cùng một người bạn đi xe máy tới thành phố Điện Biên Phủ tham dự chương trình và nhận học bổng Tiếp sức đến trường.

Gia đình khó khăn, bố bị gout nặng, Châu nói khoản học bổng này là điều vô cùng ý nghĩa đối với cô.

“Suốt quãng đường tới đây, tôi từng lo sợ bởi lần đầu đi xa như vậy. Nhưng hạnh phúc lớn nhất của tôi là có học bổng trang trải chi phí học hành và dành một phần mua thuốc cho bố”, Châu nói, và cho biết thêm cô đã mất hơn 6 tiếng để đi từ Sơn La tới thành phố Điện Biên Phủ.

Kể về người bố đang gặp bệnh tình hiểm nghèo, cô gái sinh năm 2006 nói cô nỗ lực học, và sớm trở thành một bác sĩ cứu người. “Tôi nhất định sẽ vượt qua, để rồi sau này nhìn người bệnh, tôi luôn coi đó là cha mình đang chịu nỗi đau”, Châu nói.

Video giới thiệu học bổng Tiếp sức đến trường – Thực hiện: NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN – TRINH TRÀ

Chiều 14-10, trời Điện Biên đổ cơn mưa lớn, song không làm giảm đi sự háo hức, vui mừng của những tân sinh viên đến nhận học bổng. 

Gần 100 sinh viên đến từ 6 tỉnh Tây Bắc, mỗi người một vùng quê nhưng khi gặp nhau các banj như những người bạn thân thiết, tíu tít trò chuyện, làm quen. 

Có lẽ các tân sinh viên dù không cùng lớn lên, không cùng trường nhưng họ có chung hoàn cảnh khó khăn, khát khao vươn lên trong cuộc sống.

Cả khán phòng trầm lắng lại khi xem đoạn phóng sự giới thiệu về học bổng Tiếp sức đến trường và hoàn cảnh của một số tân sinh viên nghèo được nhận học bổng. 

Những đôi mắt của các cô cậu sinh viên ngồi trong khán phòng đều ngấn lệ. Dường như các em nhìn thấy hoàn cảnh của chính mình cũng khó khăn như những người bạn trong đoạn phim chiếu trên màn hình.

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 11.

Tân sinh viên xúc động xem video giới thiệu chương trình học bổng Tiếp sức đến trường 2024 – Ảnh: HỒNG QUANG

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ: Chúng tôi muốn góp thêm người tốt vào xã hội, bớt đi người mất phương hướng

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 12.

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phát biểu trong chương trình – Ảnh: HỒNG QUANG

Nhà báo Nguyễn Hoàng Nguyên cho biết hôm nay chọn Điện Biên để tiếp sức cho các tân sinh viên 6 tỉnh Tây Bắc vì năm nay là cột mốc chói lọi kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Được đi thăm các khu di tích lịch sử đã cho các bạn thật nhiều cảm xúc. 

Nói về lý do học bổng Tiếp sức đến trường tồn tại và phát triển nhhiều năm qua, ông Nguyên cho biết qua chương trình học bổng này có rất nhiều câu chuyện đẹp được phát hiện ra. 

Tiếp sức đến trường đã cho bạn đọc của Tuổi Trẻ và người dân cả nước thấy được nhiều hình ảnh của các bạn mới lớn nhưng đầy nghị lực. Các bạn có thể có các hoàn cảnh như mồ côi cha, mồ côi mẹ hay mồ côi cả cha mẹ, có những sinh viên còn ít tuổi nhưng là trụ cột của gia đình… Các bạn đã nỗ lực và phấn đấu không ngừng nghỉ, miệt mài tìm con chữ để thay đổi cuộc đời. 

“Những câu chuyện đẹp này khi kể cho bạn đọc đã gây xúc động và hiệu ứng lớn trong xã hội trong 21 năm qua”, ông Nguyên nói. 

Cũng theo nhà báo Hoàng Nguyên, từ chính những câu chuyện đẹp này lại có những tấm lòng đẹp xuất hiện. Những tấm lòng không quản ngaị ngày đêm âm thầm vận động xin học bổng cho các em.

Nhắn nhủ sinh viên, ông Nguyên nói dù vào đại học – có kết quả bước đầu – nhưng cuộc đời có rất nhiều cám dỗ, nếu tân sinh viên không tiếp tục rèn luyện, và tỉnh táo, ta sẽ đánh mất ước mơ của mình. Báo Tuổi Trẻ trao học bổng không mong các bạn trả lại bằng học bổng, mà trao cơ hội để xã hội có thêm người có ích, sống tốt và bớt đi những người mất phương hướng, vô dụng. Mong các bạn sống xứng đáng với sự giúp đỡ của xã hội, ông nhắn nhủ.

Ông Vũ Duy Hải – chủ tịch quản trị Tập đoàn Vinacam, chủ tịch quản lý Quỹ khuyến học Vinacam – mạnh thường quân học bổng: Khoản vay không cần trả bằng tiền, hãy trả bằng tri thức của chính mình 

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 13.

Ông Vũ Duy Hải – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam, chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Vinacam – Ảnh: HỒNG QUANG

Ông Vũ Duy Hải cho hay, từ năm 2010, Tập đoàn Vinacam đã tài trợ chương trình “Tiếp sức đến trường” tại Điện Biên, đến nay đã 14 năm. Chủ tịch Quỹ Khuyến học Vinacam bày tỏ vui mừng khi nhận thấy đời sống kinh tế của người dân Tây Bắc ngày càng được nâng cao.

Ông Hải gợi nhắc những công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Hơn 10.000 người nằm xuống, nghĩa trang chỉ quy tập được 2.000 liệt sĩ nhưng rất nhiều liệt sĩ không xác định được tên tuổi. Mỗi mét đồi A1 có máu của bao liệt sĩ. 

“Đã có rất nhiều anh hùng đã ngã xuống, máu xương vào đất mẹ và linh hồn hòa vào linh khí của đất nước. Chúng tôi nhận thấy các em ở đây đã tri ân được sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ” – ông Hải chia sẻ.

Chủ tịch Tập đoàn quản trị tập đoàn Vinacam cho hay, có rất nhiều người đã chắt chiu từng đồng để góp vào quỹ khuyến học. Chuyện những mạnh thường quân thầm lặng góp tiền mà không để lại tên tuổi, địa chỉ. Chuyện một người mẹ đã mất di nguyện lại cho con cháu để tiền phúng điếu và tiền tiết kiệm của mẹ cho quỹ khuyến học.

Ông Hải cho rằng cứ ba bạn nhận học bổng tại đây lại có một bạn nhận tiền tiết kiệm của người mẹ ấy. Theo ông Hải, việc nhận học bổng không phải là phần thưởng cho không, mà là một khoản vay đặc biệt. 

“Đây là khoản cho các bạn vay, nhưng không mong các bạn trả lại bằng tiền mà trả lại bằng tri thức của các bạn giúp cho đất nước. Các bạn là những người đi vay và hãy trả lại bằng tri thức mà các bạn tích lũy được cho xã hội” – ông Vũ Duy Hải nói.

Ông Vừ A Bằng – tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên: Cám ơn những tấm lòng đã đến với Điện Biên

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 14.

Ông Vừ A Bằng – tỉnh ủy viên, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên – Ảnh: HỒNG QUANG

Phát biểu tại lễ trao học bổng, ông Vừ A Bằng kể lại câu chuyện năm 2010 báo Tuổi Trẻ tổ chức trao học bổng cho các sinh viên nghèo vượt khó tại Điện Biên. Trong đó, có một trường hợp nữ sinh đặc biệt tên Mai mồ côi cha mẹ. Đớn đau hơn khi từ bé Mai bị tai nạn khiến cánh tay phải bị nghiền nát, chỉ còn 1 cánh tay trái. Nhưng Mai vẫn vượt khó, luôn là học sinh giỏi và thi đỗ vào giảng đường đại học.

Ông Bằng kể mỗi ngày dù nắng hay mưa, Mai vẫn đạp xe 5km để đến trường tìm con chữ. Không những vậy, Mai còn có thể đan khăn len, áo len bằng đôi chân của mình…

Theo ông Bằng, chính suất học bổng Tiếp sức đến trường đã hỗ trợ, đồng hành cùng Mai từ khi nhập học đến khi ra trường. Và giờ đây cô bé ấy đã trở thành giảng viên dạy ở trường dành cho trẻ khuyết tật.

Ông Bằng mong các tân sinh viên được nhận học bổng hôm nay cũng sẽ cố gắng nỗ lực, trở thành người có ích cho xã hội như cô bé Mai trong câu chuyện ông kể.

“Các tân sinh viên hãy ghi nhận, biết ơn tình cảm của các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm, báo Tuổi Trẻ đã vượt nhiều cây số để đến Điện Biên trao học bổng cho các em. Từ đó cho các em thầy rằng các em không cô đơn trên con đường học tập”. 

Do đặc thù, tỉnh Điện Biên có hoàn cảnh rất khó khăn khi phát triển kinh tế – xã hội, tỉ lệ hộ nghèo năm 2024 vẫn cao. Ông cảm ơn các tỉnh thành đã chia sẻ khó khăn với Điện Biên.

Tỉnh xác định giáo dục – đào tạo là lĩnh vực then chốt, được quan tâm hàng đầu. Báo Tuổi Trẻ đã đồng hành cùng tỉnh Điện Biên hơn 10 năm qua trong việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông.

Tỉnh đoàn Điện Biên đi tìm tân sinh viên khó khăn, hỗ trợ các em hết lòng 

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 15.

Anh Đặng Thành Huy, bí thư tỉnh đoàn Điện Biên – Ảnh: HỒNG QUANG

Ông Đặng Thành Huy, tỉnh ủy viên, bí thư Tỉnh đoàn tỉnh Điện Biên, chia sẻ năm 2024, Tỉnh đoàn Điện Biên rất vui mừng khi được phối hợp với báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ tổ chức chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 6 tỉnh Tây Bắc.

“Học bổng Tiếp sức đến trường là hoạt động rất ý nghĩa, thiết thực dành tặng tân sinh viên Tây Bắc vốn rất khó khăn. Việc trao tặng học bổng là hoạt động nhân văn, hỗ trợ các em sinh viên cả về vật chất lẫn tinh thầnh” – ông Huy nói. 

Cũng theo ông Huy, thời gian qua, tỉnh đoàn Điện Biên cũng đã phối hợp với ngành giáo dục tỉnh rà soát, lên danh sách các sinh viên thực sự có hoàn cảnh khó khăn thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng để cho các em nhận học bổng, giúp đỡ các em hết lòng.

Ông Vũ Duy Hải – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam, chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Vinacam nói về việc tài trợ cho các tân sinh viên khó khăn – Thực hiện: NGUYỄN QUANG – NHÃ CHÂN MAI – HUYỀN

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 16.

Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam trao tặng 6 laptop dành cho các tân sinh viên đặc biệt khó khăn, còn thiếu thiết bị học tập – Ảnh: HỒNG QUANG

Hình ảnh tân SV 6 tỉnh Tây Bắc nhận học bổng và quà của chương trình:

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 17.

Ảnh: HỒNG QUANG

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 18.

Ảnh: HỒNG QUANG

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 19.

Ảnh: HỒNG QUANG

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 20.

Ảnh: HỒNG QUANG

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 21.

Ảnh: HỒNG QUANG

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 22.

Ảnh: HỒNG QUANG

Trong năm 2024, Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam đã tài trợ 2,5 tỉ đồng tiền mặt và 50 laptop trị giá 600 triệu đồng cho chương trình “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ.

Ngoài ra, Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam còn vận động cán bộ nhân viên và đối tác, khách hàng thông qua báo Tuổi Trẻ ủng hộ gần 1 tỉ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 ở phía Bắc.

Chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2024 của báo Tuổi Trẻ dành cho hơn 1.100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của cả nước với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng.

Cũng trong năm 2024 này, ngoài 95 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 6 tỉnh Tây Bắc, chương trình “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ dành cho tân sinh viên còn được tổ chức trao theo các khu vực: Miền Trung, Tây nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; các tỉnh, thành phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, Phú Yên; Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng NamĐà Nẵng, Tiền GiangBến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, Ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ…

Ngoài ra, Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 balo trị giá khoảng 250 triệu đồng.

Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng; Thông qua ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Bà Nguyễn Thị Hải Yến – đại diện nhà tài trợ Vietinbank chi nhánh Thủ Thiêm trao đổi trước lễ trao học bổng – Thực hiện: NGUYỄN QUANG – NHÃ CHÂN – MAI HUYỀN

95 suất học bổng được trao tặng tân sinh viên 6 tỉnh Tây Bắc

Tổng kinh phí chương trình lễ trao học bổng ngày 14-10 hơn 1,4 tỉ đồng (chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ đi lại, ăn ở và quà tặng từ chương trình) do Quỹ Khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam tài trợ.

95 suất học bổng, mỗi suất trị giá 15 triệu đồng tiền mặt, trong đó có 2 suất đặc biệt trị giá 50 triệu đồng được trao cho các tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh Điện Biên, Sơn La,Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu.

* TTO cập nhật

Nước mắt rơi trong lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường SV Tây Bắc: Muốn góp thêm người tốt cho đời - Ảnh 23.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nuoc-mat-roi-trong-le-trao-hoc-bong-tiep-suc-den-truong-sv-tay-bac-muon-gop-them-nguoi-tot-cho-doi-20241014131221394.htm

Cùng chủ đề

New Zealand cấp học bổng chính phủ bậc đại học riêng cho Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng Chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây là sáng kiến giáo dục mới do Chính phủ New Zealand phối hợp cùng...

17 năm qua, gia đình một giáo sư tài trợ hơn 75 tỉ cho ngành giáo dục Thanh Hóa

Trong 17 năm qua, quỹ học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly đã tài trợ cho tỉnh Thanh Hóa để xây dựng trường học, hỗ trợ thiết bị giáo dục, trao học bổng, trao thưởng với tổng số tiền hơn 75 tỉ đồng. ...

Học bổng Tiếp sức đến trường cho sinh viên Bến Tre – Tiền Giang: Cây cầu chắp cánh ước mơ

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre Trần Thanh Lâm đã nói như vậy tại lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường 2024 cho 60 tân sinh viên hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang sáng 10-11 tại Bến Tre. ...

Trường đại học Công nghệ Sài Gòn tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024

Ngày 9.11.2024, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho 862 tân kỹ sư, tân cử nhân. Đây là kết quả của một quá trình dài nỗ lực không ngừng nghỉ,...

Thủ khoa đại học áp lực khi thấy nhiều bạn học vừa giỏi vừa hiểu biết

(Dân trí) - Tân sinh viên Ngô Gia Phong, thủ khoa đầu vào Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) theo phương thức điểm đánh giá năng lực, thừa nhận bị áp lực khi thấy nhiều bạn vừa giỏi, vừa hiểu biết. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 diễn ra vào sáng 4/10, Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) vinh danh 2 thủ khoa đầu vào của trường. Với số điểm 29,05/30 trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.Hơn 14 năm trước,...

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. Chiều 12-11, với 424/426 đại biểu Quốc hội có mặt tán...

Người dân gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8, người dân đã gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng. Lượng tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng đã tăng liên tiếp trong suốt 2 năm nay. ...

Ký cam sành chỉ bằng ly trà đá, siêu thị tăng tiêu thụ

Tại nhiều tuyến đường, chợ ở TP.HCM, lượng cam sành được bày bán với giá rẻ hiện còn khá nhiều, thậm chí có nơi tiểu thương đổ đống bán với giá chỉ 3.000 đồng/kg. Nguyên nhân cam sành rớt giá thời gian qua được...

Làm sao có thể thoát ra khi lướt mạng trở thành ‘cuộc sống thứ hai’ của nhiều người?

Thói quen lướt mạng dần trở thành phản xạ tự nhiên, đến nỗi không có nó, tôi thấy mình như mất phương hướng giữa cuộc sống đời thực. Như phản ánh, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Bùi Hoài Sơn -...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Làm sao có thể thoát ra khi lướt mạng trở thành ‘cuộc sống thứ hai’ của nhiều người?

Thói quen lướt mạng dần trở thành phản xạ tự nhiên, đến nỗi không có nó, tôi thấy mình như mất phương hướng giữa cuộc sống đời thực. Như phản ánh, trong phiên thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Bùi Hoài Sơn -...

Thanh Thủy và hành trình từ Hoa hậu Việt Nam tới Hoa hậu Quốc tế

Tối 12/11, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã vượt qua 70 thí sinh để giành vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, trở thành người đẹp Việt đầu tiên chiến thắng tại cuộc thi này. Đây là lần đầu tiên cô giành ngôi vị cao nhất tại cuộc thi hoa hậu tầm cỡ. Hai năm trước, cô nhận vương miện Hoa hậu Việt Nam 2022 - cuộc thi nhan sắc lớn nhất, uy tín nhất Việt...

Hấp dẫn giải bóng rổ sinh viên toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng

Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2024 khu vực miền Trung đã chính thức khởi tranh tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo sinh viên từ khắp nơi đến thi đấu và cổ vũ, tạo nên bầu không khí sôi động. Giải...

Đâm nát siêu xe giá gần 5 tỷ khi đang livestream, nam streamer bị cấm sóng trọn đời

Anh chàng streamer này có lẽ chẳng còn cơ hội để hối hận nữa. ...

Học vấn của người đẹp Việt Nam vừa đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Hành trình của Huỳnh Thị Thanh Thuỷ tại Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế 2024).Vượt qua hơn 70 người đẹp đến từ khắp nơi trên thế giới, đại diện của Việt Nam là Huỳnh Thị Thanh Thủy giành vương miện Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024 trong đêm chung kết 12/11 tại Nhật Bản. Kết quả này được khán giả ủng hộ vì xuyên suốt cuộc thi, Thanh Thủy luôn nằm trong số những thí...

Mới nhất

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu...

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. ...

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Mới nhất