Nóng gan là gì, có nguy hiểm không?
Nóng gan (hay còn gọi là suy giảm chức năng gan cấp tính), là bệnh lý rất dễ tái phát nên không phải điều trị 1 lần là khỏi dứt điểm. Hiện tượng nóng gan tái phát, ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến thành suy giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.
Dấu hiệu cơ thể cảnh báo bị nóng gan
Mẩn đỏ, ngứa và mề đay
Trên da xuất hiện những mảng mẩn đỏ hoặc hồng lan rộng, gây ngứa ngáy râm ran. Triệu chứng bệnh nóng gan này xuất hiện khoảng vài tiếng và giảm dần khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại.
Vàng da
Nóng gan, chức năng gan suy giảm khiến sắc tố mật Bilirubin tích tụ trong máu và làm da chuyển sang màu vàng.
Phân và nước tiểu thay đổi
Người bệnh nóng gan thường có nước tiểu màu vàng đậm, phân có màu bạc hơn.
Hơi thở có mùi
Gan tổn thương sẽ sản sinh nhiều Ammonia – chất làm hơi thở có mùi hôi.
Ngoài ra nóng gan còn gây ra các hiện tượng như: Khô môi, môi đỏ, chảy máu chân răng bất thường, mất ngủ về đêm,…
4 thói quen gây nóng gan, rất nhiều người mắc phải
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng gan bị nóng, trong đó phải kể đến:
Chế độ ăn không khoa học
Sử dụng ít chất xơ, vitamin hoặc dùng nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm quá ngọt,… sẽ gây tích tụ nhiều độc tố tại gan.
Do thức khuya
Thức khuya, làm việc quá sức, thường xuyên chịu áp lực công việc sẽ gây suy giảm chức năng gan cấp tính.
Lạm dụng thuốc
Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thành phần gây hại cho gan cũng sẽ dẫn đến tình trạng nóng gan, suy giảm chức năng gan kéo dài.
Dùng chất kích thích
Dùng rượu bia, thuốc lá thường xuyên khiến gan không đủ khả năng đào thải độc tố, chất độc tích tụ.
Nguyên nhân gây nóng gan khác như làm việc trong môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng bức,…
Người nóng gan nên ăn gì để nhanh khỏi?
Người bệnh nóng gan cũng cần uống đủ nước để điều hòa thân nhiệt, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể qua mồ hôi và nước tiểu; đồng thời giúp chống lại quá trình oxy hóa các tế bào.
Ngoài nước lọc, người bệnh còn có thể dùng nước bí đao, nước gạo lứt, trà xanh, trà thảo dược,… cũng có công dụng không nhỏ tốt cho gan.
Nên ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam quýt, các loại hạt, dầu oliu sữa chua,… Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, các chất chống oxy hóa,… giúp phục hồi và bảo vệ các tế bào gan bị viêm/ tổn thương.
Người bị nóng gan nên kiêng gì?
Người bệnh nóng gan nên kiêng các thực phẩm chiên xào, thức ăn có hàm lượng muối cao, đồ ăn nhanh, đồ hộp, thịt đỏ, bia rượu, măng tươi,… Những thực phẩm này có các thành phần có thể chuyển hóa thành chất gây hại cho gan như cyanide (có trong măng) hay nitrit (có trong đồ ăn mặn),… sẽ gây áp lực nhiều đến gan, khiến gan mệt mỏi và tăng nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh.
3 cách phòng ngừa bệnh nóng gan trong ngày nắng nóng
Để phòng ngừa nguy cơ bệnh nóng gan nói riêng và các bệnh về gan nói chung, bạn nên:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Duy trì cân nặng khỏe mạnh; chế độ ăn giàu chất xơ; tập thể dục đều đặn; hạn chế thấp nhất bia rượu; dùng thuốc theo chỉ định và đúng liều lượng.
Tầm soát bệnh gan định kỳ
Xét nghiệm sàng lọc các bệnh về gan thường là xét nghiệm máu. Việc kiểm tra này nên thực hiện định kỳ hằng năm, đặc biệt ở những người có bệnh đái tháo đường, viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ, có các biến chứng của xơ nang,…
Tiêm phòng
Vaccin viêm gan, ví dụ như viêm gan B, không chỉ giúp ngăn chặn tình trạng viêm gan mà còn góp phần giúp gan chống lại nhiều nguy cơ các bệnh gan khác như nóng gan.